Giáo án Vật Lí 7 Bài 30: Tổng kết chương 3: Điện học mới nhất
Giáo án Vật Lí 7 Bài 30: Tổng kết chương 3: Điện học mới nhất
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 cả năm (mỗi bộ sách) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
+ Củng cố và nắm chắc các kiến thức cơ bản của chương điện học
2. Kĩ năng:
+ Vận dụng kiến thức đã học để giải quyết vấn đề liên quan
3. Thái độ:
+ Nghiêm túc trong học tập
4. Định hướng phát triển năng lực HS
a) Năng lực được hình thành chung:
Năng lực giải quyết vấn đề. Năng lực thực nghiệm. Năng lực dự đoán, suy luận lí thuyết, thiết kế và thực hiện theo phương án thí nghiệm kiểm chứng giả thuyết, dự đoán, phân tích, xử lí số liệu và khái quát rút ra kết luận khoa học. Năng lực đánh giá kết quả và giải quyết vân đề
b) Năng lực chuyên biệt môn vật lý:
- Năng lực kiến thức vật lí.
- Năng lực phương pháp thực nghiệm.
- Năng lực trao đổi thông tin.
- Năng lực cá nhân của HS.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Thầy:
- Trò:
III. TỔ CHỨC GIỜ HỌC:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra:
GV kiểm tra phần chuẩn bị bài ở nhà của HS.
3. Bài mới:
Giáo viên tổ chức các hoạt động |
Hoạt động của học sinh |
---|---|
HĐ1: Củng cố các kiến thức cơ bản thông qua phần tự kiểm tra của học sinh. (15’) 1. Đặt một câu với các từ: cọ xát, nhiễm điện. 2. Có những loại điện tích nào? Các điện tích loại nào thì hút nhau? Loại nào thì đẩy nhau? 3. Đặt câu với cụm từ: vật nhiễm điện dương, vật nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn, mất bớt êlectrôn. 4. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau đây: a. Dòng điện là dòng……………. . có hướng. b. Dòng điện trong kim loại là dòng………………. có hướng. 5. Các vật hay vật liệu nào sau đây là dẫn điện ở điều kiện bình thường: a. Mảnh tôn. b. Đoạn dây nhựa. c. Mảnh Pôliêtilen. d. Không khí. e. Đoạn dây đồng. f. Mảnh sứ. 6. Kể tên 5 tác dụng chính của dòng điện. 7. Hãy cho biết tên đơn vị của cường độ dòng điện và tên dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện. 8. Đơn vị của hiệu điện thế là gì? Đo hiệu điện thế bằng dụng cụ nào? 9. Đặt một câu với các cụm từ: hai cực của nguồn điện, hiệu điện thế. 10. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc nối tiếp, cường độ dòng điện và hiệu điện thế có đặc điểm gì? 11. Trong mạch điện gồm hai bóng đèn mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện có đặc điểm gì? 12. Hãy nêu các qui tắc an toàn khi sử dụng điện. HĐ2: Vận dụng tổng hợp các kiến thức. (20’) 1. Trong các cách sau đây, cách nào làm thước nhựa dẹt nhiễm điện? A. Đập nhẹ nhiều lần thước nhựa xuống mặt quyển vở. B. Áp sát thước nhựa vào thành một bình nước ấm. C. Chiếu ánh sáng đèn pin vào thước nhựa. D. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. 2. Trong mỗi hình 30. 1a, b, c, được cả hai vật A và B đều bị nhiễm điện và được treo bằng các sợi chỉ mảnh. Hãy ghi dấu điện tích (+ hay -) cho vật chưa ghi dấu. 3. Cọ xát mảnh nilông bằng một miếng len, cho rằng mảnh nilông bị nhiễm điện âm. Khi đó vật nào trong hai vật này nhận thêm êlectrôn, vật nào mất bớt êlectrôn? 4. Trong các sơ đồ mạch điện hình 30. 2, sơ đồ nào có mũi tên chỉ đúng chiều qui ước của dòng điện? 5. Trong bốn thí nghiệm được bố trí như trong hình 30. 3, thí nghiệm nào tương ứng với mạch điện kín và bóng đèn sáng? 6. Có 5 nguồn điện loại 1. 5V, 3V, 6V, 9V, 12V và hai bóng đèn giống nhau đều ghi 3V. Cần mắc nối tiếp hai bóng đèn này vào một trong năm nguồn điện trên. Dùng nguồn điện nào là phù hợp nhất? Vì sao? 7. Trong mạch điện có sơ đồ hình 30. 4, biết số chỉ của ampe kế A1 là 0. 12A. Số chỉ của ampe kế A2 là bao nhiêu? |
I. Tự kiểm tra. 1. Có thể là các câu sau: - Thước nhựa bị nhiễm điện khi bị cọ xát bằng mảnh vải khô. - Có thể làm nhiễm điện nhiều vật bằng cọ xát. 2. Có hai loại điện tích là điện tích dương và điện tích âm. Điện tích khác loại (dương và âm) thì hút nhau, điện tích cùng loại (cùng dương hoặc cùng âm) thì đẩy nhau. 3. Vật nhiễm điện dương do mất bớt êlectrôn. Vật nhiễm điện âm do nhận thêm êlectrôn. 4. a. Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng. b. Dòng điện trong kim loại là dòng các êlectrôn tự do dịch chuyển có hướng. 5. Ở điều kiện bình thường, các vật liệu dẫn điện là: Mảnh tôn, đoạn dây đồng. Các vật liệu cách điện là: Đoạn dây nhựa, mảnh Pôliêtilen, không khí, mảnh sứ. 6. Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng, tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lí. 7. Đơn vị của cường độ dòng điện là ampe (A). Dụng cụ dùng để đo cường độ dòng điện gọi là ampe kế. 8. Đơn vị của hiệu điện thế là vôn (V) Đo hiệu điện thế bằng vôn kế. 9. Có thể là một trong các câu sau: - Giữa hai cực của nguồn điện có một hiệu điện thế. - Số vôn ghi trên vỏ mỗi nguồn điện là hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện đó khi để hở hoặc chưa mắc vào mạch điện. 10. - Cường độ dòng điện như nhau tại các vị trí khác nhau của mạch. - Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn. 11. - Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi bóng đèn và giữa hai điểm nối chung đều bằng nhau. - Cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện qua mỗi bóng đèn. 12. - Chỉ làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V. - Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện. - Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng. - Khi có người bị điện giật cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu. 1. Cọ xát mạnh thước nhựa bằng miếng vải khô. 2. 3. Mảnh nilông bị nhiễm điện âm, nhận thêm êlectrôn. Miếng len bị mất bớt êlectrôn (dịch chuyển từ miếng len sang mảnh nilông) nên thiếu êlectrôn (nhiễm điện dương). 4. Sơ đồ c. 5. Thí nghiệm c. 6. Dùng nguồn điện 6V là phù hơ nhất. 7. Số chỉ của ampe kế A2 là: 0. 23A. |
4.Củng cố và hướng dẫn học tập ở nhà. (6 phút)
* Củng cố:
- Các nhóm đặt câu hỏi thảo luận lẫn nhau
* Hướng dẫn học sinh học ở nhà:
- Xem lại toàn bộ nội dung kiến thức đã ôn tập
- Về ôn tập chương 3 và chuẩn bị bài tốt để kiểm tra học kì II
Xem thử Giáo án KHTN 7 KNTT Xem thử Giáo án KHTN 7 CTST Xem thử Giáo án KHTN 7 CD
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 7 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 1: Nhận biết ánh sáng - Nguồn sáng và vật sáng
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 2: Sự truyền ánh sáng
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng
- Giáo án Vật Lí 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng
Lời giải bài tập lớp 7 sách mới:
- Giải bài tập Lớp 7 Kết nối tri thức
- Giải bài tập Lớp 7 Chân trời sáng tạo
- Giải bài tập Lớp 7 Cánh diều
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 7 mới, chuẩn nhất của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Vật Lí 7 theo chuẩn Giáo án của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 7 (các môn học)
- Giáo án Toán 7
- Giáo án Ngữ văn 7
- Giáo án Tiếng Anh 7
- Giáo án Khoa học tự nhiên 7
- Giáo án Lịch Sử 7
- Giáo án Địa Lí 7
- Giáo án GDCD 7
- Giáo án Tin học 7
- Giáo án Công nghệ 7
- Giáo án HĐTN 7
- Giáo án Hoạt động trải nghiệm 7
- Giáo án Vật Lí 7
- Giáo án Sinh học 7
- Giáo án Hóa học 7
- Giáo án Âm nhạc 7
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 7 (có đáp án)
- Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7
- Đề thi Toán 7 (có đáp án)
- Đề cương ôn tập Toán 7
- Đề thi Tiếng Anh 7 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử & Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Địa Lí 7 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử 7 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 7 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 7 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 7 (có đáp án)