Giáo án Vật Lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện mới nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng
- Chỉ ra sự chuyển hóa các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động
2. Kĩ năng:
- Xác định được công suất điện của đoạn mạch bằng vôn kế và ampe kế.
3. Thái độ:
- Ham học hỏi, yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ.
*GV: Tranh các dụng cụ điện.
- 1 công tơ điện.
- Các dụng cụ điện: Máy khoan, bàn là, mỏ hàn điện, quạt điện.
- Bảng 1 chuẩn bị ra bảng phụ
* HS: 1 công tơ điện
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2. Kiểm tra bài cũ
- GV: Gọi 1 HS lên bảng chữa BT 12.1 va 12.2 (SBT)
3. Bài mới:
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Cho Hs quan sát:
Dòng điện qua bếp điện làm bếp điện nóng lên (cung cấp nhiệt lượng) Dòng điện qua quạt điện làm cánh quạt điện quay (thực hiện công) Dòng điện có năng lượng vì nó có thể thực hiện công và cung cấp nhiệt lượng. Năng lượng của dòng điện được gọi là điện năng. Cụ thể qua bài học hôm nay chúng ta tìm hiểu |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Nêu được một số dấu hiệu chứng tỏ dòng điện có năng lượng - Chỉ ra sự chuyển hóa các dạng năng lượng khi đèn điện, bếp điện, bàn là, nam châm điện, động cơ điện hoạt động Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1: Tìm hiểu năng lượng của dòng điện | ||
GV: Dặt vấn đề: Khi nào một vật có mang năng lượng? Dòng điện có mang năng lượng không?
- GV: Cho các dụng cụ điện hoạt động. Yêu cầu HS quan sát. - GV: Các đồ dùng này hoạt động đã biến đổi thành năng lượng nào? - Cá hoạt động này hoạt động được là nhờ đâu? - GV: Yêu cầu cá nhân HS trả lời câu C1 - GV: Kết luận năng lượng của dòng điện gọi là điện năng. GV: Các em hãy lấy thêm 1 số VD khác trong thực tế. ⇒ Chuyển ý: Tìm hiểu xem điện năng có thể chuyển hóa thành các dạng năng lượng nào? |
HS : - Chú ý - Nắm thông tin. - HS: Quan sát. - HS: Trả lời. - HS: Trả lời. HS : Lấy thêm ví dụ. |
I. Điện năng
1. Dòng điện có mang năng lượng C1: + Dòng điện thực hiện công cơ học trong hoạt động của máy khoan, máy bơm nước. + Dòng điện cung cấp nhiệt điện trong hoạt động của mỏ hàn, nồi cơm điện và bàn là. + Năng lượng của dòng điện gọi là nhiệt năng. |
2: Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác | ||
- GV: Phát phiếu học tập ghi nội dung câu hỏi 2 cho các nhóm. Yêu cầu HS hoạt động nhóm. - GV: Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả. - GV: Hướng dẫn HS thảo luận C2. - GV: Kết luân. - GV: Tổ chức thảo luận lớp trả lời C3. - GV: Kết luân. - GV: Nêu công thức tính hiệu suất của động cơ nhiệt? - GV: Thông báo hiệu suất sử dụng điện năng. |
- HS: Hoạt động nhóm hoàn thành bảng 1. - HS: Cá nhân HS trả lời C3. - HS: Trả lời. |
2. Sự chuyển hoá điện năng thành các dạng năng lượng khác
C2: bảng 1 C3: Đối với bóng đèn dây tóc và đèn LED thì phần năng lương có ích là năng lượng a/s, phần năng lương vô ích là nhiệt năng - Đối với nồi cơm điện và bàn là thì phần năng lượng có ích là nhiệt năng, phần năng lương vô ích là năng lượng a/s (nếu có) - Đối với quạt điện và máy bơm nước thì phần năng lượng có ích là cơ năng, phần năng lượng vô ích là nhiệt năng. 3. Kết luận - Điện năng là năng lượng của dòng điện. Điện năng có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác, trong đó có phần năng lượng có ích và có phần năng lượng vô ích. - Hiệu suất sử dụng điện năng: |
3: Công của dòng điện | ||
- GV: Thông báo về công của dòng điện - GV: Gọi HS trả lời câu C4 - GV: Hướng dẫn HS thảo luận câu C5 - GV: Kết luận công thức tính điện năng. - GV: Giới thiệu đơn vị đo công của dòng điện kW.h hướng dẫn HS cách đổi từ kW.h ra J. - GV: Trong thực tế để đo công của dòng điện ta dùng dụng cụ nào? - GV: Hướng dẫn HS trả lời câu C6. |
HS : Trả lời C4, C5. - HS: Trả lời. Chú ý lắng nghe Thảo luận trả lời C4 |
II. Công của dòng điện
1. Công của dòng điện Công của dòng điện sản ra trong 1 đoạn mạch là số đo lượng điện năng mà đoạn mạch đó tiêu thụ để chuyển hoá thành các dạng năng lượng khác. 2. Công thức tính công của C4: Công suất P đặc trưng cho tốc độ thực hiện công và có trị số bằng công thực hiện được trong 1 đơn vị thời gian. P = A/t C5: Từ C4 suy ra: A = P.t Mặt khác: P = U.I do đó: A = U.I.t Trong đó: U đo bằng vôn (V) I đo bằng ampe (A) t đo bằng giây (s) A đo bằng jun (J) 1J = 1w.1s = 1V . 1A. 1s Đơn vị kW.h 1kW.h = 1000W.3600s = 3,6.106 J. 3. Đo công của dòng điện - Dùng công tơ điện để đo công của dòng điện. - Số đếm của công tơ điện tương ứng với lượng tăng thêm của số chỉ công tơ. C6: Mỗi số đến ( số chỉ của công tơ tăng thêm 1 đơn vị) tương ứng với lượng điện năng sử dụng là 1kwh. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Điện năng là: A. năng lượng điện trở B. năng lượng điện thế C. năng lượng dòng điện D. năng lượng hiệu điện thế Đáp án : C Câu 2 : Chọn phát biểu đúng về sự chuyển hóa năng lượng trong các dụng cụ dưới đây? A. Đèn LED: Quang năng biến đổi thành nhiệt năng. B. Nồi cơm điện: Nhiệt năng biến đổi thành điện năng. C. Quạt điện: Điện năng biến đổi thành cơ năng và nhiệt năng. D. Máy bơm nước: Cơ năng biến đổi thành điện năng và nhiệt năng. Đáp án : C Câu 3 : Hiệu suất sử dụng điện là: A. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng vô ích. B. Tỷ số giữa phần năng lượng có ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ. C. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và toàn bộ điện năng tiêu thụ. D. Tỷ số giữa phần năng lượng vô ích được chuyển hóa từ điện năng và phần năng lượng có ích. Đáp án : B Câu 4 : Mối liên hệ giữa công và công suất được thể hiện qua biểu thức: Đáp án : D Câu 5 : Một bóng đèn điện có ghi 220V - 100W được mắc vào hiệu điện thế 220V. Biết đèn này được sử dụng trung bình 4 giờ trong 1 ngày. Điện năng tiêu thụ của bóng đèn này trong 30 ngày là bao nhiêu? A. 12 kW.h B. 400kW.h C. 1440kW.h D. 43200kW.h Đáp án : Câu 6 : Một gia đình sử dụng đèn chiếu sáng với công suất tổng cộng là 150W, trung bình mỗi ngày trong 10 giờ; sử dụng tủ lạnh có công suất 100W, trung bình mỗi ngày trong 12 giờ và sử dụng các thiết bị điện thế khác có công suất tổng cộng là 500W, trung bình mỗi ngày trong 5 giờ. Tính điện năng mà gia đình này sử dụng trong 30 ngày. A. 75 kW.h B. 45 kW.h C. 120 kW.h D. 156 kW.h Đáp án : A |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- GV: Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành câu C7, C8. - GV hướng dẫn C7: Vì đèn sử dụng ở hiệu điện thế U = 220V bằng HĐT định mức do đó CS của đèn đạt được bằng CS định mức P = 75W = 0,075 kW áp dụng CT: A = Pt → A = 0,075.4 = 0,3 ( kwh) - GV: Tổ chức thảo luận lớp thống nhất kết quả. |
HS : Chú ý nắm thông tin. - HS: Làm câu C7, C8. |
III. Vận dụng C7: Bóng đèn sử dụng lượng điện năng là: A = 0,075.4 = 0,3 (kwh) Số đếm của công tơ khi đó là 0,3 số C8: Lượng điện năng mà bếp điện sử dụng là: A = 1,5 kW.h = 5,4 . 106J Công suất của bếp điện là:
Cường độ của dòng điện chạy qua bếp trong thời gian này là: |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
*Tìm hiểu thiết bị đo công của dòng điện hay điện năng tiêu thụ do nhà máy điện cung cấp đến từng cơ quan, xí nghiệp
Công của dòng điện hay điện năng tiêu thụ do nhà máy điện cung cấp đến từng cơ quan, xí nghiệp, hộ gia đình được đo bằng điện kế (hay còn gọi là điện năng kế, công tơ điện). Khi các dụng cụ và thiết bị tiêu thụ điện năng hoạt động, đĩa tròn của công tơ quay, số chỉ của điện kế tăng dần. Lượng tăng thêm của số chỉ này là số đếm của điện kế, cho biết điện năng tiêu thụ theo đơn vị kW.h. |
4. Hướng dẫn về nhà:
- Làm các bài tập 13/SBT.
- Đọc và chuẩn bị nội dung bài tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 16: Định luật Jun - Lenxo
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun - Lenxo
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 18: Thực hành : Kiểm nghiệm mối quan hệ Q - I 2 trong định luật Jun-Lenxo
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)