Giáo án Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Bài 5: Đoạn mạch song song mới nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở.
- Mô tả được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết đối với đoạn mạch song song.
2. Kĩ năng:
- Xác định được bằng thí nghiệm mối quan hệ giữa điện trở tương đương của đoạn mạch song song với các điện trở thành phần.
- Vận dụng được định luật ôm cho đoạn mạch gồm nhiều nhất ba điện trở thành phần
- Vận dụng kiến thức đã học để giải thích một số hiện tượng và bài tập đoạn mạch song song.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ:
1. GV: Mạch điện theo sơ đồ H4.2.
2. HS: 3 điện trở mẫu trong đó 1 điện trở có giá trị là điện trở tương đương của hai điện trở kia mắc song song, 1 ampe kế ( 0,1 - 1,5A), 1 vôn kế ( 0,1 - 6V), 1 công tắc, 1 nguồn điện, 7 đoạn dây nối.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1.Kiểm tra.
2.Bài mới.
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Gọi HS nhắc lại kiến thức cũ: trong đoạn mạch gồm hai đen mắc song song, hiệu điện thế và cường độ dòng điện của đoạn mạch có quan hệ thế nào với hiệu điện thế và cường độ dòng điện các mạch rẽ?
ĐVĐ: Đối với đoạn mạch nối tiếp, chúng ta đã biết Rtđ bằng tổng các điện trở thành phần. Với đoạn mạch song song điện trở tương đương của đoạn mạch có bằng tổng các điện trở thành phần? → Bài mới |
||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Viết được công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song gồm nhiều nhất ba điện trở. - Mô tả được cách bố trí thí nghiệm và tiến hành thí nghiệm kiểm tra lại các hệ thức suy ra từ lí thuyết đối với đoạn mạch song song. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
1. Hiểu được đoạn mạch gồm hai điện trở song song | ||
- Yêu cầu HS quan sát sơ đồ mạch điện H5.1 và cho biết điện trở R1 và R2 được mắc với nhau như thế nào? Nêu vai trò của vôn kế, ampe kế trong sơ đồ?
- GV thông báo các hệ thức về mqh giữa U, I trong đoạn mạch có hai đèn song song vẫn đúng cho trường hợp 2 điện trở R1 // R2 → Gọi 1 HS lên bảng viết hệ thức với 2 điện trở R1 // R2. - Từ kiến thức các em ghi nhớ được với đoạn mạch song song, hãy trả lời C2. - Hướng dẫn HS thảo luận C2. - HS có thể đưa ra nhiều cách c/m → GV nhận xét, bổ sung. - Từ biểu thức (3), hãy phát biểu thành lời mqh giữa cường độ dòng điện qua các mạch rẽ và điện trở thành phần. |
- HS quan sát sơ đồ mạch điện hình 5.1,trả lời C1
- Tham gia thảo luận đi đến kết quả đúng và ghi vở. - Đại diện HS trình bày trên bảng lời giải C2. - Ghi vở |
I. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế trong đoạn mạch song song. 1. Nhớ lại kiến thức ở lớp 7 - Trong đoạn mạch gồm 2 bóng đèn mắc song song thì: UAB = U1 = U2 (1) IAB = I1 + I2 (2) 2. Đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. C1. R1//R2. (A) nt (R1//R2)→ (A) đo cường độ dòng điện mạch chính. (V) đo HĐT giữa hai điểm A, B cũng chính là HĐT giữa 2 đầu R1, R2. - Câu C2: áp dụng định luật Ôm cho mỗi đoạn mạch nhánh ta có: Vì U1 = U2 → I1.R1 = I2. R2 Hay Vì R1//R2 nên U1 = U2 → (3) - Từ (3) ta có: Trong đoạn mạch song song cường độ dòng điện qua các mạch rẽ tỉ lệ nghịch với điện trở thành phần. |
2.Xây dựng công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch song song | ||
- Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C3.
- Gọi 1 HS lên trình bày, GV kiểm tra phần trình bày của 1 số HS. -GV có thể gợi ý cách C/m: + Viết hệ thức liên hệ giữa I, I1, I2. + Vận dụng công thức định luật Ôm thay I theo U, R - GV gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, nêu cách C/m. - GV: Chúng ta đã xây dựng được công thức tính Rtđ đối với đoạn mạch song song Hãy nêu cách tiến hành TN kiểm tra công thức (4). - Yêu cầu Hiểu được dụng cụ TN, các bước tiến hành TN: + Mắc mạch điện theo sơ đồ H5.1. + Đọc số chỉ của (A) IAB. + Thay R1, R2 bằng điện trở tương đương. Giữ UAB không đổi. + Đọc số chỉ của (A) I'AB. + So sánh IAB, I'AB Nêu kết luận. - Yêu cầu HS các nhóm tiến hành TN kiểm tra theo các bước đã nêu và thảo luận để đi đến KL. - GV thông báo: Người ta thường dùng các dụng cụ điện có cùng hiệu điện thế định mức và mắc chúng song song vào mạch điện. Khi đó chúng đều hoạt động bình thường và có thể sử dụng độc lập với nhau. |
- Cá nhân HS hoàn thành C3.
- Hs nêu phương án tiến hành TN kiểm tra. - HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm. - Đại diện 1 số nhóm nêu kết quả TN của nhóm mình. - HS Hiểu được kết luận: - HS lắng nghe thông báo về hiệu điện thế định mức của dụng cụ điện. |
II. Điện trở tương đương của đoạn mạch song song.
1. Công thức tính điện trở tương đương của đoạn mạch gồm hai điện trở mắc song song. C3: Vì R1 // R2 I = I1 + I2 2. Thí nghiệm kiểm tra Kết luận: Đối với đoạn mạch gồm hai điện trở song song thì nghịch đảo điện trở tương đương bằng tổng nghịch đảo của các điện trở thành phần. |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Cho đoạn mạch gồm điện trở R1 mắc nối tiếp với điện trở R2 mắc vào mạch điện. Gọi U, U1, U2 lần lượt là hiệu điện thế của toàn mạch, hiệu điện thế qua R1, R2. Biểu thức nào sau đây đúng? A. U = U1 = U2 B. U = U1 + U2 C. U ≠ U1 = U2 D. U1 ≠ U2 Đáp án : A Câu 2 : Phát biểu nào dưới đây không đúng đối với đoạn mạch gồm các điện trở mắc song song? A. Cường độ dòng điện trong mạch chính bằng tổng cường độ dòng điện trong các mạch rẽ. B. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. C. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch. D. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở mắc trong đoạn mạch tỉ lệ thuận với điện trở đó. Đáp án : B Câu 3 : Biểu thức nào sau đây xác định điện trở tương đương của đoạn mạch có hai điện trở R1, R2 mắc song song? Đáp án : A Câu 4 : Đặt một hiệu điện thế UAB vào hai đầu đoạn mạch gồm hai điện trở R1 và R2 mắc song song. Hiệu điện thế giữa hai đầu mỗi điện trở tương ứng là U1, U2. Hệ thức nào sau đây là đúng? A. RAB = R1 + R2 B. IAB = I1 = I2 C. D. UAB = 1 + U2 Đáp án : C Câu 5 : Hai điện trở R1 và R2 được mắc song song với nhau, trong đó R1 = 6 dòng điện mạch chính có cường độ I = 1,2A và dòng điện đi qua điện trở R2 có cường độ 2 = 0,4A. Tính R2. A. 10 Ω B. 12 Ω C. 15 Ω D. 13 Ω Đáp án : B Câu 6 : Một đoạn mạch gồm hai điện trở R1 = 6 Ω , R2 = 3 Ω mắc song song với nhau vào hai điểm có hiệu điện thế 6V. Điện trở tương đương và cường độ dòng điện qua mạch chính là: A. R = 9 Ω , I = 0,6A B. R = 9 Ω , I = 1A C. R = 2 Ω , I = 1A D. R = 2 Ω , I = 3A Đáp án : D Câu 7 : Cho hai điện trở, R1 = 15 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 2A và R1 = 10 chịu được dòng điện có cường độ tối đa 1A. Hiệu điện thế tối đa có thể đặt vào hai đầu đoạn mạch gồm R1 và R2 mắc song song là: A. 40V B. 10V C. 30V D. 25V |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Vận dụng
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm trả lời C4.
- Hướng dẫn HS trả lời C4 → ghi đáp án vào vở. - Yêu cầu cá nhân HS hoàn thành C5. - GV mở rộng: Trong đoạn mạch có 3 điện trở song song thì điện trở tương đương + Nếu có n điện trở giống nhau mắc song song thì Rtđ = R/n |
- HS thảo luận nhóm để trả lời C4:
- Ghi vở C4 - Thảo luận C5 - Trả lời Chú ý lắng nghe |
C4:
+ Vì quạt trần và đèn dây tóc có cùng HĐT định mức 220V → đèn và quạt được mắc song song vào nguồn 220V để chúng hoạt động bình thường. + Sơ đồ mạch điện: +Nếu đèn không hoạt động thì quạt vẫn hoạt động vì quạt vẫn được mắc vào HĐT đã cho. - Câu C5: + Vì R1 //R2 do đó điện trở tương đương R12 là: → R12 = 15 + Khi mắc thêm điện trở R3 thì điện trở tương đương RAC của đoạn mạch mới là: → RAC = 10 Điện trở RAC nhỏ hơn mỗi điện trở thành phần. |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Tại sao: Những đường dây điện trung thế, cao thế chạy ngoài trời thường không có vỏ bọc cách điện. Chim chóc khi bay thường hay đậu lên những đường dây điện này mà không bị điện giật chết
⇒ Khi chim đậu lên đường dây điện, cơ thể chim tạo thành một điện trở mắc song song với đoạn dây điện giữa hai chân chim. Do điện trở Rc của cơ thể chim lớn hơn rất nhiều so với điện trở Rđcủa đoạn dây dẫn giữa hai chân chim nên cường độ dòng điện qua cơ thể chim rất nhỏ và không gây tác hại đến chim. |
4. Hướng dẫn về nhà:
Học bài và làm bài tập 5.1, 5.2, 5.3, 5.4. SBT
Ôn lại kiến thức bài 2, 4, 5.
* Rút kinh nghiệm:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 6:Bài tập vận dụng định luật Ôm
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- Giáo án Vật Lí 9 Công thức tính điện trở
- Giáo án Vật Lí 9 Tiết 3: Bài tập
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)