Giáo án Vật Lí 9 Công thức tính điện trở mới nhất
Giáo án Vật Lí 9 Công thức tính điện trở mới nhất
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay của vật liệu căn cứ vào bảng điện trở suất.
- Vận dụng công thức để tính được một đại lượng khi biết đại lượng còn lại.
2.Kĩ năng:
- Kĩ năng mắc mạch điện và sử dụng dụng cụ đo điện trở của dây dẫn.
- Sử dụng bảng điện trở suất của một số chất.
3. Thái độ: -Trung thực, có tinh thần hợp tác trong nhóm.
4. Định hướng phát triển năng lực:
+ Năng lực chung: Năng lực sáng tạo, năng lực tự quản lí, năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác, năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống, năng lực quan sát.
+ Năng lực chuyên biệt bộ môn: Năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực tính toán
II. CHUẨN BỊ:
1. HS: Đọc trước bài mới
2. GV: Hệ thống bài tập về công thức tính điện trở
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.
2. Kiểm tra
3. Bài mới.
Họat động của giáo viên | Họat động của học sinh | Nội dung |
---|---|---|
HOẠT ĐỘNG 1: Khởi động (5’)
Mục tiêu: HS biết được các nội dung cơ bản của bài học cần đạt được, tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
GV cho học sinh quan sát hai mẫu dây. Một loại lõi nhôm, lõi đồng, tại sao dây đồng lại dắt hơn dây nhôm về giá thành? Có phải chỉ chất liệu không? Sự dẫn điện của hai chất liệu này như nảo? Để trả lời câu hỏi này chúng ta sẽ tìm hiểu trong bài học hôm nay | ||
HOẠT ĐỘNG 2: Hình thành kiến thức
Mục tiêu: - Bố trí và tiến hành TN kiểm tra chứng tỏ rằng điện trở của các dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện và làm từ vật liệu khác nhau thì khác nhau. - So sánh được mức độ dẫn điện của các chất hay của vật liệu căn cứ vào bảng điện trở suất. Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
HĐ1. Tìm hiểu về điển trở suất. | ||
- Y/C HS đọc thông tin mục 1và trở lời câu hỏi:
+ Điện trở suất của một vật liệu là gì? + Điện trở suất kí hiệu như thế nào? + Đơn vị điện trở suất? - Gọi HS khác nhận xét - GV kết luận lên bảng - GV treo bảng điện trở suất ở 200 của một số chất - Gọi HS tra bảng để xác định điện trở suất của một số chất và giảI thích ý nghĩa con số. - Y/C cá nhân HS hoàn thành C2 - Gọi HS nhận xét - GV kết luận |
- Đọc thông tin mục 1 và trả lời các câu hỏi Gv nêu
- Ghi vở - Quan sát - Tra bảng - Trả lời C2 - Ghi vở |
I. Điện trở suất công thức tính điện trở.
1. Điện trở suất. - Điện trở suất của một vật liệu ( hay 1 chất) có trị số bằng điện trở của một đoạn dây dẫn hình trụ được làm bằng vật liệu đó có chiều dài 1m và có tiết diện là 1m2 - Điện trở suất có kí hiệu là ρ - Đọc là: rô - Đơn vị là: Ωm. C2:Điện trở của dây contantan có chiều dài 1m và S = 1mm2 là 0,5 Ω. |
HĐ2: Xây dựng công thức tính điện trở. | ||
- Y/c HS đọc C3
- Y/C HS thực hiện theo các bước hoàn thành bảng 2 - Rút ra công thức tính R= ? - Y/C HS ghi công thức R và giảI thích ý nghĩa kí hiệu và đơn vị cua từng đại lượng trong công thức vào vở. GV thông báo biện pháp tích hợp môi trường: Điện trở của dây dẫn là nguyên nhân làm toả nhiệt trên dây. nhiệt lương toả ra trên dây là nhiệt lương vô ích. Mỗi dây dẫn làm bằng một vật liệu xác định nếu sử dụng không đúng cường độ dây dẫn sẽ nóng chảy gây ra hoả hoạn… Biện pháp: Cần sử dụng dây dẫn có điện trở suất nhỏ…… |
- Đọc C3 và hoàn thành bảng 2
- HS rút ra công thức - HS ghi công thức và giảI thích các kí hiệu - Ghi công thức và giảI thích ý nghĩa con số |
2. Công thức điện trở
C3: 3. Kết luận: Trong đó: ρ điện trở suất l Chiều dài dây dẫn s tiết diện dây dẫn |
HOẠT ĐỘNG 3: Hoạt động luyện tập (10')
Mục tiêu: Luyện tập củng cố nội dung bài học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
Câu 1 : Ba dây dẫn có cùng chiều dài, cùng tiết diện. Dây thứ nhất bằng đồng có điện trở R1, dây thứ hai bằng nhôm có điện trở R2, dây thứ ba bằng sắt có điện trở R3. Câu trả lời nào dưới đây là đúng khi so sánh điện trở của các dây dẫn? A. R3 > R2 > R1 B. R1 > R3 > R2 C. R2 > R1 > R3 D. R1 > R2 > R3 Đáp án : A Câu 2 : Lập luận nào sau đây là đúng? Điện trở của dây dẫn A. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. B. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp đôi. C. giảm đi một nửa khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây tăng lên gấp bốn. D. tăng lên gấp đôi khi chiều dài tăng lên gấp đôi và tiết diện dây giảm đi một nửa. Đáp án : C Câu 3 : Công thức tính điện trở của một dây dẫn hình trụ, đồng chất, tiết điện đều, có chiều dài , đường kính d và có điện trở suất là: Đáp án : B Câu 4 : Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế U. Biết điện trở suất của nicrom . Điện trở của dây dẫn có giá trị là: A. 55 Ω B. 110 Ω C. 220 Ω D. 50 Ω Đáp án : A Câu 5 : Cần làm một biến trở 20 bằng một dây constantan có tiết diện 1 mm2 và điện trở suất 0,5.10-6. Chiều dài của dây constantan là: A. 10m B. 20m C. 40m D. 60m Đáp án : C Câu 6 : Một dây dẫn bằng nicrom dài 15m, tiết diện 0,3 mm2 được mắc vào hai điểm có hiệu điện thế 220V. Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn có giá trị là: A. 2A B. 4A C. 6A D. 8A Đáp án : B |
||
HOẠT ĐỘNG 4: Hoạt động vận dụng (8’)
Mục tiêu: Vận dụng làm bài tập Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
HDHS hoàn thành C4
Để tính điện trở ta vận dụng công thức nào? Gọi học sinh khác nhận xét GV chốt lại |
- Hoàn thành C4
-Ghi vở Nhận xét Ghi vở |
II. Vận dụng:
C4: Tóm tắt: l=4m; d=1mm=10-3m. ρ = 1,7.10-8 Ωm R=? Bài giải: Diện tích tiết diện dây đồng là: Áp dụng cụng thức tính Điện trở của dây đồng là 0,087 Ω |
HOẠT ĐỘNG 5: Hoạt động tìm tòi và mở rộng (2’)
Mục tiêu: Tìm tòi và mở rộng kiến thức, khái quát lại toàn bộ nội dung kiến thức đã học Phương pháp dạy học: Dạy học nhóm; dạy học nêu và giải quyết vấn đề; phương pháp thuyết trình; sử dụng đồ dung trực quan Định hướng phát triển năng lực: Năng lực thực nghiệm, năng lực quan sát, năng lực sáng tạo, năng lực trao đổi. Phẩm chất tự tin, tự lập, giao tiếp. |
||
* Nghiên cứu về sự dẫn điện trong thực tế của nước biển và nước uống
Nước biển có điện trở suất khoảng 0,2Ω.m còn nước uống thông thường có điện trở suất trong khoảng từ 20Ω.m đến 2000Ω.m ⇒ Nước biển dẫn điện tốt hơn nước uống thông thường khoảng từ 100 đến 10000 lần |
4. Hướng dẫn về nhà:
Đọc phần có thể em chưa biết
Làm bài tập 9
* Rút kinh nghiệm:
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
..............................................................................................................................................
Xem thêm các bài soạn Giáo án Vật Lí lớp 9 theo hướng phát triển năng lực mới nhất, hay khác:
- Giáo án Vật Lí 9 Tiết 3: Bài tập
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 10: Biến trở - Điện trở dùng trong kĩ thuật
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 12: Công suất điện
- Giáo án Vật Lí 9 Bài 13: Điện năng - Công của dòng điện
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Loạt bài Giáo án Vật Lí lớp 9 mới, chuẩn nhất, theo hướng phát triển năng lực của chúng tôi được biên soạn bám sát mẫu Giáo án chuẩn môn Vật Lí 9 của Bộ GD & ĐT.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án điện tử lớp 9 (các môn học)
- Giáo án Toán 9
- Giáo án Ngữ văn 9
- Giáo án Tiếng Anh 9
- Giáo án Khoa học tự nhiên 9
- Giáo án Vật Lí 9
- Giáo án Hóa học 9
- Giáo án Sinh học 9
- Giáo án Địa Lí 9
- Giáo án Lịch Sử 9
- Giáo án GDCD 9
- Giáo án Tin học 9
- Giáo án Công nghệ 9
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi Ngữ Văn 9 (có đáp án)
- Đề thi Toán 9 (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 mới (có đáp án)
- Đề thi Tiếng Anh 9 (có đáp án)
- Đề thi Khoa học tự nhiên 9 (có đáp án)
- Đề thi Lịch Sử và Địa Lí 9 (có đáp án)
- Đề thi GDCD 9 (có đáp án)
- Đề thi Tin học 9 (có đáp án)
- Đề thi Công nghệ 9 (có đáp án)