Giáo án Hóa học 7 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Hóa 7

Tài liệu Giáo án Hóa học 7 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Khoa học tự nhiên 7 theo chương trình sách mới.

Giáo án Hóa học 7 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)

Xem thử

Chỉ từ 400k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án KNTT 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

Xem thử

BÀI 1: PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ NĂNG HỌC TẬP MÔN KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Thời gian thực hiện: 5 tiết

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Trình bày và vận dụng được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên:

- Phương pháp tìm hiểu tự nhiên.

- Thực hiện các kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo.

- Làm được báo cáo, thuyết trình.

- Sử dụng được một số dụng cụ đo (trong môn KHTN7).

2. Năng lực

2.1. Năng lực chung

- Năng lực tự chủ và tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu các phương pháp và kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Làm việc nhóm hiệu quả và đảm bảo các thành viên trong nhóm đều tích cực tham gia thảo luận các câu hỏi, nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập.

2.2. Năng lực khoa học tự nhiên

- Năng lực nhận biết Khoa học tự nhiên: Trình bày được một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên: Sử dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên và các kĩ năng tiến trình (quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo) để tìm hiểu các hiện tượng tự nhiên trong học tập môn Khoa học tự nhiên …

- Vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Làm được báo cáo, thuyết trình; Sử dụng được một số dụng cụ đo (dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số dùng cổng quang điện).

3. Phẩm chất

- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

- Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

- Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Giáo viên

- Chuẩn bị các video, hình ảnh liên quan đến bài học.

- Thiết kể các phiếu học tập.

- Mô hình máy dao động kí, đồng hồ đo thời gian hiện số, cổng quang điện.

2. Học sinh

- Đọc nghiên cứu và tìm hiểu trước bài ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu

a) Mục tiêu

- Tạo hứng thú học tập, kích thích trí tò mò, ham tìm hiểu của học sinh.

- Giúp học sinh xác định được mục tiêu học tập.

b) Nội dung

- HS xác định được mục tiêu bài học thông qua câu hỏi mở đầu:

Các sự vật và hiện tượng trong thế giới tự nhiên tất đa dạng và phong phú. Chẳng hạn, chúng ta có thể thấy lá cây xấu hổ khép lại khi có vật chạm vào, dòng sông đục ngầu phù sa khi mùa lũ đi qua, các đàn chim di cư bay theo đội hình chữ V, ... Từ đó, xuất hiện câu hỏi vì sao, nguyên nhân nào gây ra hiện tượng này. Học tập môn Khoa học tự nhiên giúp chúng ta nhận thức, tìm hiểu thế giới tự nhiên và vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào trong cuộc sống. Để tìm hiểu thế giới tự nhiên ta cần vận dụng phương pháp nào, cần thực hiện các kĩ năng gì và cần sử dụng những dụng cụ đo nào?

c) Sản phẩm

- HS xác định được mục tiêu bài học: Tìm hiểu về một số phương pháp và kĩ năng trong học tập môn Khoa học tự nhiên.

d) Tổ chức thực hiện

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu nội dung câu hỏi mở đầu (hoặc có thể gọi 1 HS đọc to trước lớp).

- HS quan sát, lắng nghe.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- Giáo viên giải thích và dẫn dắt HS vào nội dung bài mới.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Học sinh ghi tựa bài vào vở.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Giáo viên nêu mục tiêu bài học.

- Học sinh xác định được mục tiêu bài học.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới

2.1: Tìm hiểu về phương pháp tìm hiểu tự nhiên

a) Mục tiêu

- Nắm được các bước trong tiến trình tìm hiểu tự nhiên (hay phương pháp tìm hiểu tự nhiên).

- Vận dụng phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong thực tế.

b) Nội dung

- GV hướng dẫn học sinh phân tích sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên, phân tích ví dụ trong SGK.

- HS làm việc theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Em hãy mô tả một hiện tượng trong tự nhiên đã quan sát được. Từ đó đặt câu hỏi cần tìm hiểu về hiện tượng đó.

Câu 2: Để trả lời cho câu hỏi trên, giả thuyết của em là gì?

Câu 3: Kế hoạch kiểm tra giả thuyết của em cần thực hiện những công việc nào?

Câu 4: Thực hiện kế hoạch của em và rút ra kết quả.

Câu 5: Rút ra kết luận cho nghiên cứu của em.

c) Sản phẩm

- HS nắm được kiến thức, các bước để tiến trình tìm hiểu tự nhiên.

- Câu trả lời của HS ở phiếu học tập số 1:

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Câu 1: Từ việc quan sát sự phát triển của cây bên ngoài không gian (nơi có đầy đủ ánh sáng) và sự phát triển của cây trong nhà (nơi thiếu ánh sáng), có thể đặt câu hỏi: Liệu ánh sáng mặt trời có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của cây non?

Câu 2: Đưa ra dự đoán: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

Câu 3: Kiểm tra giả thuyết

- Mẫu vật: 10 hạt đỗ giống nhau.

- Dụng cụ thí nghiệm: 10 chậu chứa cùng một lượng đất như nhau.

- Cách thức bố trí và tiến hành thí nghiệm:

+ Ngâm nước 10 hạt đỗ khoảng 10 giờ.

+ Đặt vào mỗi chậu chứa đất ẩm 1 hạt đỗ.

+ Đặt 5 chậu ở nơi không có ánh nắng mặt trời (có thể dùng hộp đen để úp lên mỗi chậu), 5 chậu ở nơi có ánh nắng mặt trời.

+ Hàng ngày, tưới nước giữ ẩm đất và theo dõi sự nảy mầm, sinh trưởng của cây con trong mỗi chậu.

Câu 4: Kết quả:

+ Cả 10 hạt đỗ đều nảy mầm.

+ Các cây đặt ở nơi không có ánh nắng mặt trời có hình dạng bất thường: thân dài, không cứng cáp, không mọc thẳng; lá mỏng, có màu vàng nhạt.

+ Các cây đặt ở nơi có ánh sáng mặt trời có hình dạng bình thường: thân cứng cáp, mọc thẳng; lá dày hơn, có màu xanh lá đặc trưng.

Câu 5: Kết luận: Cây non ở nơi có đủ ánh sáng mặt trời phát triển tốt hơn ở nơi thiếu ánh sáng mặt trời.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Từ việc quan sát sơ đồ các bước phương pháp tìm hiểu tự nhiên trong SGK, GV hướng dẫn HS tìm hiểu các bước trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên qua việc phân tích các tình huống giới thiệu trong SGK.

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (2 bàn 1 nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 1.

- HS nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 1.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Lần lượt các nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại theo dõi, phản biện.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV chuẩn hoá nội dung kiến thức.

I. Phương pháp tìm hiểu tự nhiên

Phương pháp tìm hiểu tự nhiên là cách thức tìm hiểu các sự vật và hiện tượng trong tự nhiên và đời sống, được thực hiện qua các bước:

(1) Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

(2) Hình thành giải thuyết.

(3) Lập kế hoạch kiểm tra giả thuyết.

(4) Thực hiện kế hoạch.

(5) Kết luận.

 

2.2. Tìm hiểu kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên: Kĩ năng quan sát, kĩ năng phân loại.

a) Mục tiêu

- Thực hiện được các kĩ năng quan sát, kĩ năng phân loại.

b) Nội dung

 - HS thảo luận nhóm, hoàn thành phiếu học tập số 2, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Hãy quan sát Hình 1.1 - SGK và mô tả hiện tượng xảy ra, từ đó đặt ra câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá.

Câu 2: Quan sát Hình 1.2 - SGK, phân loại động vật có đặc điểm giống nhau rồi xếp chúng vào từng nhóm.

Câu 3: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

c) Sản phẩm

- Các câu trả lời của học sinh.

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2

Câu 1: Bằng mắt ta thấy có những giọt nước từ trên trời rơi xuống, ta gọi đó là hiện tượng mưa rơi. Câu hỏi cần tìm hiểu, khám phá: Vì sao có hiện tượng mưa rơi trong tự nhiên?

Câu 2: Các động vật có ở trong hình: Chim bồ nông, con sư tử, con voi, con thỏ, con tê giác, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng, con cá sấu, con vịt, con hà mã. Có nhiều cách để phân loại các động vật như dựa vào môi trường sống (trên cạn, dưới nước, nửa cạn nửa nước), dựa vào số chân (4 chân, 2 chân), dựa vào khả năng bay (biết bay, không biết bay), dựa vào khả năng bơi lội (biết bơi, không biết bơi),…

Ví dụ:

+ Nhóm động vật sống trên cạn: con tê giác, con sư tử, con voi, con thỏ, con hươu cao cổ, con ngựa vằn, con lợn rừng …

+ Nhóm động vật có thể sống dưới nước: con vịt, con hà mã, con cá sấu …

+ Nhóm động vật biết bay: con bồ nông …

Câu 3: Kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại thường được sử dụng ở bước 1: Quan sát và đặt câu hỏi nghiên cứu.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một số kĩ năng trong tìm hiểu tự nhiên; thuyết trình để HS nắm được thế nào là kĩ năng quan sát và kĩ năng phân loại.

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (2 bàn 1 nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 2.

- HS nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 2.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại theo dõi, phản biện.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV chuẩn hoá nội dung kiến thức.

II. Kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên

Để học tập tốt môn Khoa học tự nhiên, chúng ta cần thực hiện và rèn luyện một số kĩ năng: quan sát, phân loại, liên kết, đo, dự báo, viết báo cáo, thuyết trình.

1. Kĩ năng quan sát

Quan sát khoa học là quan sát sự vật, hiện tượng hay quá trình diễn ra trong tự nhiên để đặt ra câu hỏi cần tìm hiều hay khám phá, từ đó có được câu trả lời.

2. Kĩ năng phân loại

Sau khi đã thu thập mẫu vật, dữ liệu để nghiên cứu, các nhà khoa học lựa chọn các mẫu vật, dữ liệu có cùng đặc điểm chung giống nhau để sắp xếp thành các nhóm.

 

2.3. Tìm hiểu kĩ năng học tập môn Khoa học tự nhiên: Kĩ năng liên kết, kĩ năng đo, kĩ năng dự báo

a) Mục tiêu

- Thực hiện được các kĩ năng phân loại, liên kết, đo.

b) Nội dung

- Học sinh thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 3, từ đó lĩnh hội kiến thức.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Bảng dưới đây cho biết số liệu thu được khi tiến hành thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây. Em có thể sử dụng kĩ năng liên kết nào để xử lí số liệu và rút ra kết luận gì?

 

Số tế bào trên một mm2

Diện tích thân cây (cm2)

Số tế bào ở thân cây

Cây chưa trưởng thành

36

5

?

 

Cây trưởng thành

36

10

?

Kết luận

Câu 2: Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

Câu 3: Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước nào trong phương pháp tìm hiểu tự nhiên?

c) Sản phẩm

- Các câu trả lời của học sinh:

TRẢ LỜI PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3

Câu 1: Kĩ năng liên liên kết được sử dụng trong thí nghiệm đếm tế bào trên một diện tích thân cây: Sử dụng phép nhân để tính toán số lượng tế bào ở thân (sử dụng các công cụ toán học) từ đó sử dụng kiến thức về sự sinh trưởng của thực vật (sử dụng các kiến thức khoa học liên quan) để tìm ra mối liên hệ giữa sự sinh trưởng ở thực vật với số lượng tế bào.

 

Số tế bào trên một mm2

Diện tích thân cây (cm2)

Số tế bào ở thân cây

Cây chưa trưởng thành

36

5

18 000

 

Cây trưởng thành

36

10

36 000

Kết luận

Số tế bào ở thân cây trưởng thành lớn hơn số tế bào ở thân cây chưa trưởng thành. Cây càng lớn, lượng tế bào càng nhiểu.

Câu 2: Kĩ năng liên kết và kĩ năng đo thường được sử dụng ở:

+ Bước 3: Lập kế hoạch và kiểm tra giả thuyết;

+ Bước 4: Thực hiện kế hoạch.

Câu 3: Kĩ năng dự báo thường được sử dụng ở bước 2 – Hình thành giả thuyết.

d) Tổ chức thực hiện

Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung

*Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS tìm hiểu SGK, hoạt động cá nhân nêu các khái niệm: kĩ năng liên kết, kĩ năng đo, kĩ năng dự báo.

- GV chia HS trong lớp thành các nhóm (2 bàn 1 nhóm), yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành phiếu học tập số 3.

- HS nhận nhiệm vụ.

*Thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS trả lời các khái niệm sau đó thảo luận nhóm, hoàn thiện phiếu học tập số 3.

- GV theo dõi, đôn đốc và hỗ trợ học sinh.

*Báo cáo kết quả và thảo luận

- Đại diện 1 nhóm báo cáo kết quả thảo luận của nhóm mình.

- Các nhóm còn lại theo dõi, phản biện.

*Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- Học sinh nhận xét, bổ sung, đánh giá.

- Giáo viên nhận xét, đánh giá.

- GV chuẩn hoá nội dung kiến thức.

3. Kĩ năng liên kết

Từ những thông tin thu được, các nhà nghiên cứu tiếp tục liên kết các tri thức khoa học, liên kết các dữ liệu đã thu được.

Kĩ năng liên kết này được thực hiện thông qua việc sử dụng các kiến thức khoa học liên quan, sử dụng các công cụ toán học, các phần mềm máy tính, … để thu thập và xử lý dữ liệu nhằm tìm mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên.

4. Kĩ năng đo

Kĩ năng đo gồm: ước lượng giá trị cần đo; lựa chọn dụng cụ đo thích hợp; tiến hành đo; đọc đúng kết quả đo, ghi lại kết quả đo.

5. Kĩ năng dự báo

Dự báo là một nhận định về những gì được đánh giá có thể xảy ra trong tương lai dựa trên những căn cứ được biết trước đó, đặc biệt là liên quan đến một tình huống cụ thể.


................................

................................

................................

Xem thử

Xem thêm các bài soạn Giáo án Khoa học tự nhiên lớp 7 mới nhất, hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên