Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất) | Giáo án Tin 7
Tài liệu Giáo án Tin học lớp 7 Chân trời sáng tạo mới, chuẩn nhất theo mẫu Kế hoạch bài dạy (KHBD) chuẩn của Bộ GD&ĐT giúp Thầy/Cô dễ dàng soạn giáo án môn Tin 7 theo chương trình sách mới.
Giáo án Tin học 7 Chân trời sáng tạo (năm 2024 mới nhất)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Kế hoạch bài dạy (KHBD) hay Giáo án Tin 7 Chân trời sáng tạo (cả năm) bản word chuẩn kiến thức, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
- B1: gửi phí vào tk:
1053587071
- NGUYEN VAN DOAN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Chủ đề 1: Máy tính và cộng đồng
Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
Thời gian thực hiện: (3 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu
- Biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- Biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
- Thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
- Nêu được ví dụ về thao tác không đúng cách sẽ gây ra lỗi cho máy tính.
2. Năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
+ Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.
- Năng lực tin học:
+ Kể được chức năng của các thiết bị vào – ra trong thu nhận, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
+ Biết thực hiện đúng các thao tác với các thiết bị thông dụng của máy tính.
3. Phẩm chất
- Trách nhiệm: Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV Tin học 7.
- Máy tính xách tay, điện thoại thông minh, máy tính bảng (nếu có).
- Máy tính có kết nối với máy chiếu.
- Tranh ảnh liên quan đến bài học.
2. Đối với học sinh
- SGK, vở ghi Tin học 7.
- Đọc và tìm hiểu trước Bài 1. Thiết bị vào và thiết bị ra.
III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG
- Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.
- Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập.
- Tiết 3: phần Thực hành và phần Vận dụng.
IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS biết được các thiết bị của máy tính và chức năng của từng loại để hỗ trợ hoạt động thông tin của con người.
b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, phát biểu, thảo luận để nêu chức năng của từng thiết bị ở Hình 1 trong SGK.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về chức năng của những thiết bị trong Hình 1.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV nhắc lại kiến thức bài cũ: Ở lớp 6, HS đã được biết mô hình hoạt động xử lí thông tin của con người gồm 3 bước cơ bản: tiếp nhận thông tin vào; xử lí, lưu trữ; đưa thông tin ra. HS cũng đã biết máy tính được chế tạo để hỗ trợ xử lí thông tin của con người với các thành phần cơ bản gồm: thiết bị vào; thiết bị xử lí, lưu trữ; thiết bị ra.
- GV gợi ý, yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Em hãy cho biết chức năng của các thiết bị ở Hình 1.
- GV giới thiệu sơ lược về bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), được xem như bộ não của máy tính, là bộ phận thực hiện xử lí thông tin trong máy tính.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát Hình 1, làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:
+ Chức năng của các thiết bị ở Hình 1 trong SGK là:
Chuột, bàn phím: tiếp nhận thông tin vào.
Màn hình, loa: đưa thông tin ra.
CPU, ổ đĩa cứng: xử lí, lưu trữ thông tin.
- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu kĩ hơn các thiết bị trong Hình 1 đâu là thiết bị vào, đâu là thiết bị ra, hay đâu là thiết bị vừa có chức năng vào – ra, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 1: Thiết bị vào và thiết bị ra.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Thiết bị vào và thiết bị ra
a. Mục tiêu:
- HS biết và nhận ra được các thiết bị vào – ra có nhiều loại, hình dạng khác nhau.
- HS biết được chức năng của mỗi loại thiết bị vào – ra trong thu thập, lưu trữ, xử lí và truyền thông tin.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.5 - 6, quan sát Hình 2, thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK – tr.5, quan sát Hình 2 và trả lời câu hỏi: + Các thiết bị của máy tính được phân loại thành những khối chức năng nào? + Thiết bị vào, thiết bị ra được sử dụng để làm gì? - GV yêu cầu HS đọc câu 1, 2 – SGK tr.6, 7, thảo luận theo cặp đôi và ghép tên các thiết bị với chức năng của chúng: Câu 1: Ghép thiết bị vào ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải. - Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi: + Tại sao cần có nhiều loại thiết bị vào khác nhau? Bàn phím (hay chuột, micro, máy quét, …) tiếp nhận thông tin dạng nào? Câu 2: Ghép thiết bị ra ở cột bên trái với chức năng tương ứng ở cột bên phải. - Sau khi HS ghép xong, GV đưa ra câu hỏi: + Tại sao cần có nhiều loại thiết bị ra khác nhau? Màn hình (hay loa, máy in, …) đưa thông tin ra ở dạng nào? - GV lưu ý với HS: Một số thiết bị vào – ra như máy in, máy quét có thể thực hiện chức năng xử lí, trao đổi thông tin với máy tính. + Chức năng của thiết bị vào là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị vào và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể tiếp nhận. + Chức năng của thiết bị ra là gì? Hãy nêu một số loại thiết bị ra và dạng thông tin tương ứng mỗi loại có thể đưa ra. - GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.7 và trả lời câu hỏi: + Thiết bị nào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dãy bit? Thiết bị nào thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp? + Tại sao ổ đĩa cứng không được coi là thiết bị vào – ra? - GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi: Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK tr.5-7, quan sát Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày về: + Dạng thông tin của các thiết bị vào – ra. + Các loại thiết bị vào – ra và chức năng của từng loại - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. |
1. Thiết bị vào và thiết bị ra * Hoạt động 1: Đọc và quan sát - Các thiết bị của máy tính được phân loại thành 4 khối chức năng chính: thiết bị vào, bộ xử lí trung tâm (CPU – Central Processing Unit), bộ nhớ, thiết bị ra. - Thiết bị vào được dùng để tiếp nhận thông tin vào như bàn phím, chuột, micro, máy quét, … - Thiết bị ra được sử dụng để đưa thông tin ra như màn hình, máy in, loa, máy chiếu, … * Hoạt động 2: Làm Câu 1: 1 – e, 2 – c, 3 – a, 4 – b, 5 – d. Câu 2: 1 – c, 2 – d, 3 – a, 4 – b. - Cần có nhiều loại thiết bị vào – ra để tiếp cận thông tin ở những dạng khác nhau vào máy tính và đưa thông tin từ máy tính ra ở những dạng khác nhau. • Micro tiếp nhận thông tin ở dạng âm thanh. • Máy quét tiếp nhận thông tin ở dạng hình ảnh. + Thiết bị ra: • Màn hình đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ (văn bản, con số). • Loa: đưa thông tin ra ở dạng âm thanh. • Máy in: đưa thông tin ra ở dạng hình ảnh, chữ. + Thiết bị vào: • Bàn phím tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản). • Chuột tiếp nhận thông tin ở dạng chữ (văn bản, con số). • Máy chiếu: đưa thông tin ra ở dạng chữ, hình ảnh.
* Hoạt động 3: Đọc và quan sát - Thiết bị vào thực hiện chuyển dạng thông tin thường gặp thành dữ liệu số (dãy các bit) và đưa vào trong máy tính. Không được coi là thiết bị vào – ra là vì chúng không thực hiện chức năng chuyển đổi dạng thông tin. * Hoạt động 4: Ghi nhớ - Có nhiều loại thiết bị vào như bàn phím, chuột, màn hình cảm ứng, micro, máy quét, … tiếp nhận thông tin vào ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh, tiếp xúc, chuyển động. - Thiết bị ra thực hiện chuyển đổi dữ liệu ở dạng dãy bit trong máy tính thành thông tin ở dạng thường gặp. - Ổ đĩa cứng, thẻ nhớ, đĩa DVD, … - Có nhiều loại thiết bị như màn hình, loa, máy in, máy chiếu, … để đưa thông tin ra ở những dạng khác nhau như văn bản, âm thanh, hình ảnh. |
Hoạt động 2: Sự đa dạng của thiết bị vào – ra
a. Mục tiêu:
- HS biết được các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng, phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của con người.
- HS biết thêm một số loại thiết bị vào – ra ngoài các loại thiết bị đã tìm hiểu ở mục 1.
- HS biết được một số thiết bị số có thể thực hiện lưu trữ, xử lí thông tin, trao đổi thông tin với máy tính.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK – tr.7, 8, quan sát Hình 3-8 và trả lời câu hỏi.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 3 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm đọc 1 mục a, b, c và thực hiện nhiệm vụ: + Nhóm 1: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2a – SGK tr.7 và chỉ ra vị trí camera, vùng cảm ứng chuột, bàn phím, thân máy, màn hình trên máy tính xách tay (vật thật). Em có nhận xét gì về kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay so với các thiết bị vào – ra của máy tính để bàn? + Nhóm 2: Nhóm em hãy đọc thông tin mục 2b – SGK tr.8 và chỉ ra vị trí của màn hình cảm ứng, bàn phím ảo, micro, loa, camera trên điện thoại thông minh (hoặc máy tính bảng). Theo em, ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế những thiết bị nào? + Nhóm 3: Em hãy đọc thông tin mục 2c – SGK tr.8 và cho biết: Máy ảnh số, máy ghi hình kĩ thuật số, loa thông minh có thể thực hiện những chức năng gì? Khi nào chúng trở thành thiết bị vào, thiết bị ra của máy tính? - GV yêu cầu HS đọc thông tin tại mục Ghi nhớ và trả lời câu hỏi: + Em có nhận xét gì về thiết kế của thiết bị vào – ra? + Tại sao các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK – tr.6,7, quan sát Hình 3-8, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. - GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trình bày: Tính đa dạng từ thiết kế đến chức năng của một số thiết bị vào – ra. - GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận - GV chuyển sang nội dung mới. |
2. Sự đa dạng của thiết bị vào – ra * Hoạt động 1: Đọc và quan sát a) Máy tính xách tay: - Màn hình gắn với thân máy, có thể mở ra, gập lại. → Thiết bị ra: màn hình, loa. - Nhận xét: Kích thước, hình dạng các thiết bị vào – ra của máy tính xách tay nhỏ gọn và được thiết kế thuận tiện hơn so với các thiết bị vào ra của máy tính để bàn. b) Máy tính bảng, điện thoại thông minh - Bàn phím và vùng cảm ứng chuột được gắn trên thân máy. - Camera được gắn vào cạnh trên màn hình. Ngoài ra, micro, loa được tích hợp ở cạnh hoặc ở dưới thân máy. → Thiết bị vào: bàn phím, vùng cảm ứng chuột, camera, micro. - Màn hình cảm ứng liền khối với thân máy. - Micro, loa, camera cũng được tích hợp ngay trên thân máy. - Ngoài ra, một số thiết bị còn có bút cảm ứng được sử dụng để thao tác trực tiếp trên màn hình cảm ứng (Hình 6). → Ta có thể sử dụng màn hình cảm ứng để thay thế bàn phím, chuột của máy tính để bàn. c) Một số thiết bị số: - Bàn phím ảo sẽ xuất hiện trên màn hình khi cần sử dụng (Hình 4) - Người dùng điều khiển bằng cách dùng ngón tay chạm trực tiếp vào màn hình cảm ứng (Hình 5). - Máy ảnh kĩ thuật số, máy ghi hình kĩ thuật số: cho phép thu thập, lưu trữ và thực hiện xử lí tệp ảnh, tệp video đơn giản. - Khi được kết nối với máy tính, chúng trở thành thiết bị vào và tra đổi dữ liệu với máy tính. * Hoạt động 2: Ghi nhớ - Hình dạng của thiết bị vào – ra rất đa dạng. - Kích thước, hình dạng của chúng được thiết kế để thuận tiện sử dụng. → Các thiết bị vào – ra được thiết kế đa dạng phù hợp với nhu cầu sử dụng khác nhau của người dùng. - Loa thông minh: tương tác với người dùng qua giọng nói như hỏi, đáp về thời tiết, giờ, kết nối với các thiết bị khác để trao đổi dữ liệu. - Khi được kết nối với máy tính, loa thông minh trở thành thiết bị ra. |
................................
................................
................................
Xem thêm giáo án lớp 7 Chân trời sáng tạo các môn học hay khác:
- Giáo án Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng POWERPOINT Toán 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Ngữ văn 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Tiếng Anh 7 Friends Plus
- Giáo án KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Bài giảng POWERPOINT KHTN 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Lịch Sử 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Địa Lí 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án GDCD 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Công nghệ 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án HĐTN 7 Chân trời sáng tạo
- Giáo án Âm nhạc 7 Chân trời sáng tạo
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)