Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Với 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 12: Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10.

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Quảng cáo

Câu 1. Liên kết hydrogen là

A. liên kết được hình thành bởi lực hút tĩnh điện giữa các ion trái dấu.

B. liên kết được hình thành bởi một hay nhiều cặp electron chung giữa hai nguyên tử.

C. liên kết mà cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

D. liên kết yếu được hình thành giữa nguyên tử H (đã liên kết với một nguyên tử có độ âm điện lớn) với một nguyên tử khác (có độ âm điện lớn) còn cặp electron riêng.

Câu 2. Những liên kết có lực liên kết yếu như

A. liên kết hydrogen và tương tác van der Waals.

B. liên kết ion và liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết ion và liên kết hydrogen.

D. liên kết hydrogen và liên kết cộng hóa trị.

Quảng cáo


Câu 3. Liên kết hydrogen không được hình thành giữa hai phân tử nào sau đây?

A. 2 phân tử H2O.

B. 2 phân tử HF.

C. 1 phân tử H2O và 1 phân tử CH4.

D. 1 phân tử H2O và 1 phân tử NH3.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Liên kết hydrogen có bản chất tĩnh điện.

B. Ở nhiệt độ thấp, hydrogen fluoride (HF) tồn tại ở thể rắn dưới dạng polimer (HF)n nhờ liên kết hydrogen.

C. HF có tính acid mạnh hơn nhiều so với HCl.

D. Độ dài liên kết là khoảng cách giữa hai hạt nhân của hai nguyên tử tham gia liên kết.

Câu 5. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals làm

A. tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

B. giảm nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

C. tăng nhiệt độ nóng chảy và giảm nhiệt độ sôi của các chất.

D. giảm nhiệt độ nóng chảy và tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Quảng cáo

Câu 6. Một loại liên kết rất yếu, hình thành do lực hút tĩnh điện giữa các cực trái dấu của phân tử, gọi là

A. liên kết cộng hóa trị.

B. liên kết ion.

C. tương tác van der Waals.

D. liên kết cho – nhận.

Câu 7. Phân tử nào sau đây không có cực?

A. HCl.

B. H2S.

C. HF.

D. CO2.

Câu 8. Trong dãy HX, các acid HCl, HBr, HI là axit mạnh nhưng HF là axit yếu. Đó là do

A. trong phân tử HF có tương tác van der Waals.

B. trong phân tử HF có liên kết hydrogen.

C. khối lượng phân tử HF nhỏ hơn nhiều so với các acid khác.

D. năng lượng liên kết của H-F lớn hơn nhiều các liên kết H-X khác.

Quảng cáo

Câu 9. Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của chất phụ thuộc chính vào yếu tố nào?

A. Hai yếu tố: khối lượng phân tử và liên kết giữa các phân tử.

B. Hai yếu tố: số lượng nguyên tử trong phân tử và liên kết giữa các phân tử.

C. Chỉ phụ thuộc vào khối lượng phân tử.

D. Chỉ phụ thuộc vào liên kết giữa các phân tử.

Câu 10. Số lượng liên kết giữa các phân tử càng nhiều, lực liên kết càng mạnh thì

A. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.

B. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng ổn định.

C. nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của chất đó càng cao.

D. nhiệt độ nóng chảy của chất đó càng cao và nhiệt độ sôi của chất đó càng thấp.

Câu 11. Tại áp suất 1 bar, nước có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi tương ứng là 0oC và (xấp xỉ) 100oC, cao hơn so với nhiều chất có khối lượng phân tử lớn hơn nước. Tính chất này là do

A. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết ion.

B. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cộng hóa trị.

C. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết hydrogen.

D. các phân tử nước liên kết khá chặt chẽ với nhau bởi các liên kết cho – nhận.

Câu 12. Cho các phát biểu sau:

(a) Quá trình chưng cất rượu, C2H5OH bay trước H2O mặc dù khối lượng phân tử C2H5OH lớn hơn khác nhiều khối lượng phân tử H2O.

(b) Khối lượng phân tử càng lớn thì nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi càng thấp.

(c) Nhờ liên kết hydrogen, các phân tử nước có thể tập hợp với nhau, ngay cả ở thể hơi, thành một cụm phân tử.

(d) Tương tác van der Waals làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi các chất, nhưng ở mức độ ảnh hưởng mạnh hơn so với liên kết hydrogen.

Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là

A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 1.

Câu 13. Ảnh hưởng nào của liên kết hydrogen đến tính chất của các chất không đúng?

A. Làm tăng nhiệt độ nóng chảy của các chất.

B. Làm giảm độ điện li, tính axit của các chất.

C. Làm giảm độ tan của các chất.

D. Làm tăng nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 14. So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy của các chất F2, Cl2, Br2, I2.

A. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Cl2 > Br2 > I2.

B. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Cl2 < Br2 < I2.

C. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 > Br2 > I2 > Cl2.

D. Nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy: F2 < Br2 < I2 < Cl2.

Câu 15. Cho sơ đồ liên kết giữa hai phân tử acid CH3COOH:

Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 12 (có đáp án): Liên kết hydrogen và tương tác Van Der Waals

Trong sơ đồ trên, đường nét đứt đại diện cho

A. liên kết cộng hóa trị có cực.

B. liên kết ion.

C. liên kết cho – nhận.

D. liên kết hydrogen.

Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều có đáp án hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên