Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Với 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học sách Cánh diều có đáp án và lời giải chi tiết đầy đủ các mức độ sẽ giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm để biết cách làm các dạng bài tập Hóa 10.
Trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều Bài 15 (có đáp án): Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học
Câu 1. Biến thiên enthalpy của phản ứng nào sau đây có giá trị âm?
A. Phản ứng tỏa nhiệt.
B. Phản ứng thu nhiệt.
C. Phản ứng oxi hóa – khử.
D. Phản ứng phân hủy.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Biến thiên enthalpy càng âm, phản ứng tỏa ra càng nhiều nhiệt.
B. Biến thiên enthalpy càng dương, phản ứng thu vào càng nhiều nhiệt.
C. Với phản ứng tỏa nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
D. Với phản ứng thu nhiệt, năng lượng của hệ chất phản ứng cao hơn năng lượng của hệ sản phẩm.
Câu 3. Cho phản ứng sau: H2(g) + Cl2(k) → 2HCl = -184,6 kJ. Phản ứng trên là
A. phản ứng thu nhiệt.
B. phản ứng tỏa nhiệt.
C. phản ứng thế.
D. phản ứng phân hủy.
Câu 4. Cho các phản ứng sau:
(1) C(s) + O2(g) → CO2(g) = -393,5 kJ
(2) 2Al(s) + O2(g) → Al2O3(s) = -1675,7 kJ
(3) CH4(g) + 2O2(g) → CO2(g) + 2H2O(l) = -890,36 kJ
(4) C2H2(g) + O2(g) → 2CO2(g) + H2O (l) = -1299,58 kJ
Trong các phản ứng trên, phản ứng nào tỏa nhiều nhiệt nhất?
A. (1).
B. (2).
C. (3).
D. (4).
Câu 5. Người ta sử dụng chất nào trong đèn xì hàn, cắt kim loại?
A. CH4.
B. C2H2.
C. C2H4.
D. C2H6.
Câu 6. Vì sao khi nung vôi, người ta phải xếp đá vôi lẫn với than trong lò?
A. Vì phản ứng nung vôi là phản ứng tỏa nhiệt.
B. Vì phải ứng nung vôi là phản ứng thu nhiệt, cần nhiệt từ quá trình đốt cháy than.
C. Để rút ngắn thời gian nung vôi.
D. Vì than hấp thu bớt lượng nhiệt tỏa ra của phản ứng nung vôi.
Câu 7. Phản ứng nào sau đây cần phải khơi mào?
A. Phản ứng tạo gỉ sắt.
B. Phản ứng tạo gỉ đồng.
C. Phản ứng nổ.
D. Phản ứng trung hòa acid – base.
Câu 8. Cho các phát biểu sau:
(1) Hầu hết các phản ứng thu nhiệt và tỏa nhiệt đều cần thiết khơi mào (đun hoặc đốt nóng …).
(2) Khi đốt cháy tờ giấy hay đốt lò than, ta cần thực hiện giai đoạn khơi mào như đun hoặc đốt nóng.
(3) Một số phản ứng thu nhiệt diễn ra bằng cách lấy nhiệt từ môi trường bên ngoài, nên làm cho nhiệt độ của môi trường xung quanh giảm đi.
(4) Sau giai đoạn khơi mào, phản ứng tỏa nhiệt cần phải tiếp tục đun hoặc đốt nóng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 9. Cho phản ứng: CH4(g) + H2O(l) → CO2(g) + 3H2(g) = 250 kJ.
Ở điều kiện chuẩn, để thu được 2 gam H2, phản ứng này cần hấp thu nhiệt lượng bằng bao nhiêu?
A. 250 kJ.
B. 83,33 kJ.
C. 125 kJ.
D. 50 kJ.
Câu 10. Các phản ứng tỏa nhiệt thường diễn ra
A. thuận lợi hơn các phản ứng thu nhiệt.
B. khó khăn hơn các phản ứng thu nhiệt.
C. thuận lợi hơn khi càng tỏa nhiều nhiệt.
D. thuận lợi hơn khi càng tỏa ít nhiệt.
Câu 11. Cho phản ứng sau: CaCO3(s) → CaO(s) + CO2(g) có = 178,29 kJ. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Để tạo thành 1 mol CaO thì phản ứng giải phóng một lượng nhiệt là 178,29 kJ.
B. Phản ứng là phản ứng tỏa nhiệt.
C. Phản ứng diễn ra thuận lợi.
D. Phản ứng diễn ra không thuận lợi.
Câu 12. Cho các phản ứng sau:
(1) 2Na(s) + O2(g) → Na2O(s) = -417,98 kJ
(2) H2(g) + I2(r) → HI(g) = 26,48 kJ
Nhận định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng (2) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (1).
B. Phản ứng (1) diễn ra thuận lợi hơn rất nhiều phản ứng (2).
C. Phản ứng (1) và (2) mức độ diễn ra thuận lợi như nhau.
D. Không xác định được phản ứng nào diễn ra thuận lợi hơn.
Câu 13. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng sau:
NaHCO3(s) → Na2CO3(s) + CO2(g) + H2O(l)
Biết: (NaHCO3) = -950,8 kJ mol-1; (Na2CO3) = -1130,7 kJ mol-1;
(CO2) = -393,5 kJ mol-1; (H2O) = -285,8 kJ mol-1.
A. -102,8 kJ.
B. 102,8 kJ.
C. 91,6 kJ.
D. -91,6 kJ.
Câu 14. Tính biến thiên enthalpy của phản ứng đốt cháy hoàn toàn 1 mol ethane (C2H6).
C2H6(g) + O2(g) → 2CO2(g) + 3H2O(l)
Biết: (C2H6) = -84,0 kJ mol-1; (CO2) = -393,5 kJ mol-1;
(H2O) = -285,8 kJ mol-1.
A. 256,8 kJ.
B. -256,8 kJ.
C. -1560,4 kJ.
D. 1560,4 kJ.
Câu 15. Dựa vào năng lượng liên kết, tính của phản ứng sau:
F2(g) + H2O(g) → 2HF(g) + O2(g)
Biết năng lượng liên kết: EF-F = 159 kJ mol-1; EO-H = 464 kJ mol-1; EH-F = 565 kJ mol-1;
kJ mol-1.
A. -114kJ.
B. 114kJ.
C. 180 kJ.
D. -180kJ.
Xem thêm bài tập trắc nghiệm Hóa học 10 Cánh diều có đáp án hay khác:
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 18: Hydrogen halide và hydrohalic acid
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 10 Cánh diều
- Giải Chuyên đề Hóa học 10 Cánh diều
- Giải SBT Hóa học 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều