Giải thích các hiện tượng sau: Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ

Giải Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose - Chân trời sáng tạo

Bài tập 3 trang 29 Hóa học 12: Giải thích các hiện tượng sau:

a) Xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Nhỏ vài giọt dung dịch iodine vào mặt cắt quả chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc làm sợi bông hoặc giấy bị hoá đen.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Gạo tẻ chứa khoảng 80% là amylopectin, còn trong gạo nếp lượng amylopectin khoảng 90%. Như vậy gạo nếp chứa nhiều amylopectin hơn nên xôi hoặc cơm nếp thì dẻo và dính hơn cơm tẻ.

b) Chuối xanh có chứa nhiều tinh bột, phân tử tinh bột hấp phụ iodine tạo ra hợp chất bọc có màu xanh tím.

c) Dung dịch sulfuric acid đặc có tính háo nước đã lấy nước có trong sợi bông (hoặc giấy) và làm chúng bị hoá than (chuyển màu đen).

(C6H10O5)n H2SO46nC + 5nH2O

Quảng cáo

Lời giải Hóa 12 Bài 5: Tinh bột và cellulose hay khác:

Quảng cáo
Quảng cáo

Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Chân trời sáng tạo khác
Tài liệu giáo viên