Dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II)
Giải Hóa 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất - Chân trời sáng tạo
Thảo luận 4 trang 113 Hóa học 12: Dự đoán hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím.
Thí nghiệm: Xác định hàm lượng muối Fe(II) bằng dung dịch thuốc tím
Dụng cụ: bộ giá đỡ, bình định mức 100 mL, pipette 10 mL, burette 25 mL, bình tam giác, cốc thuỷ tinh, cân điện tử, thìa thuỷ tinh, quả bóp cao su.
Hoá chất: FeSO4.7H2O rắn, dung dịch KMnO4 0,02 M, dung dịch H2SO4 2 M, nước cất.
Tiến hành:
Bước 1: Cân khoảng 1,5 gam muối FeSO4.7H2O. Cho toàn bộ lượng muối vừa cân vào cốc thuỷ tinh, thêm khoảng 10 mL dung dịch H2SO4, khoảng 40 mL nước cất, khuấy đều cho muối tan hết. Sau đó chuyển dung dịch vào bình định mức 100 mL, dùng nước cất tráng sạch cốc cho tiếp vào bình và định mức đến vạch, lắc đều dung dịch.
Bước 2: Tráng sạch burette bằng nước cất, sau đó tráng lại bằng dung dịch KMnO4. Lắp burette vào giá đỡ, xoay vạch đọc thể tích về phía dễ quan sát. Cho dung dịch KMnO4 vào cốc thuỷ tinh, sau đó rót vào burette (đã khoá) và đưa mức dung dịch về vạch 0.
Bước 3: Dùng pipette lấy 10 ml dung dịch FeSO4 cho vào bình tam giác. Sau đó thêm vào bình khoảng 5 mL dung dịch H2SO4.
Bước 4: Mở khoá burete để nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 vào bình tam giác đựng dung dịch muối. Liên tục lắc đều bình tam giác. Khi toàn bộ dung dịch ở bình tam giác có màu hồng nhạt ổn định trong khoảng 20 giây thì dừng lại.
Bước 5: Đọc thể tích dung dịch KMnO4 đã sử dụng trên burete.
Bước 6: Lặp lại phép chuẩn độ thêm 2 lần. Lấy giá trị trung bình của 3 lần chuẩn độ.
Lời giải:
Hiện tượng xảy ra:
- Nhỏ từ từ từng giọt dung dịch KMnO4 (có màu tím) vào bình tam giác đựng dung dịch muối FeSO4 thấy màu tím bị mất.
- Khi toàn bộ dung dịch ở bình tam giác có màu hồng nhạt ổn định trong khoảng 20 giây thì dừng lại chứng tỏ FeSO4 đã phản ứng hết, KMnO4 dư (1-2 giọt).
Lời giải Hóa 12 Bài 19: Đại cương về kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất hay khác:
Luyện tập trang 112 Hóa học 12: Lấy một số ví dụ về ứng dụng của sắt trong thực tế.....
Luyện tập trang 112 Hóa học 12: Hãy viết cấu hình electron của các ion: Cu2+, Fe3+, Cr3+, Mn2+...
Xem thêm lời giải bài tập Hóa học lớp 12 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Giải sgk Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải Chuyên đề học tập Hóa 12 Chân trời sáng tạo
- Giải SBT Hóa học 12 Chân trời sáng tạo
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST