50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer có lời giải (nâng cao – phần 2)
Với 50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer (nâng cao – phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer (nâng cao – phần 2)
50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer có lời giải (nâng cao – phần 2)
Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polyethylene, sản phẩm cháy cho đi qua bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy xuất hiện 10 gam kết tủa. Khối lượng dung dịch trong bình thay đổi như thế nào?
A. Tăng 4,4 gam B. Tăng 6,2 gam
C. Giảm 3,8 gam D. Giảm 5,6 gam
Lời giải:
10 gam kết tủa ⇒ mCO2 = 4,4 gam và mH2O = 1,8 gam
⇒ Khối lượng bình: 4,4 + 1,8 – 10 = -3,8
⇒ Khối lượng giảm 3,8 gam
→ Đáp án C
Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một lượng polyethylene, sản phẩm cháy cho lần lượt đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc và bình 2 đựng dd Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình 1 tăng m g, bình 2 có 100 g kết tủa. Giá trị của m là
A. 9 gam B. 18 gam
C. 36 gam D. 54 gam
Lời giải:
nCO2 = 1 mol; Bình 1 chỉ giữ H2O ở lại mà polyethylene
⇒ nCO2 = nH2O ⇒ mH2O = 1. 18 = 18 gam
→ Đáp án B
Câu 28: poly (vinyl chloride) (PVC) được điều chế từ khí thiên nhiên (methane chiếm 95% khí thiên nhiên) theo sơ đồ chuyển hóa và hiệu suất mỗi giai đoạn như sau:
methane → (15%) acetylene → (95%) vinyl chloride → (90%) PVC
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần bao nhiêu m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc)?
A. 5589 m3 B. 5883 m3
C. 2941 m3 D. 5880 m3
Lời giải:
Muốn tổng hợp 1 tấn PVC thì cần số m3 khí thiên nhiên (đo ở đktc) là:
→ Đáp án B
Câu 29: Khi tiến hành đồng trùng hợp Buta -1,3- diene và acrilonitrin thu được một loại cao su buna-N chứa 8,69% nitơ. Tỉ lệ số mol Buta -1,3- diene và acrilonitrin trong cao su là
A. 1 : 2 B. 1 : 1
C. 2 : 1 D. 3 : 1
Lời giải:
Cách giải nhanh, ta xét 1 mắt xích cao su buna N có 1 nguyên tử N ⇒ M = (14:8,69). 100 = 161.
Ta có MButa -1,3- diene = 54; Macrilonitrin = 52 ⇒ nbuta – 1,3 – diene : nacrilonitrin = 2 : 1
→ Đáp án C
Câu 30: Nhiệt phân nhựa cây gutta peccha được một chất lỏng X chứa 88,23% C; 11,76% H (). Cứ 0,34 g X phản ứng với dd Br2 dư cho 1,94 g một chất lỏng nặng hơn nước và không tan trong nước. của X là
A. CH2=C=C(CH3)2.
B. HC≡C–CH(CH3)2.
C. CH2=C(CH3)–CH=CH2.
D. CH2=CH–CH=CH2.
Lời giải:
CxHy:
CTĐGN: (C5H8)n
MA = 2,43.28 = 68,04
→ 68n = 68 → n = 1
→ A: C5H8.
Lại có X phản ứng với H2 dư được isopentane và trùng hợp ra cao su.
→ Đáp án C
Câu 31: Muốn tổng hợp 120 kg poly (methyl metacrylat) thì khối lượng của axit và ancol tương ứng cần dùng lần lượt là bao nhiêu ? Biết hiệu suất ester hóa và trùng hợp lần lượt là 60% và 80%)
A. 215 kg và 80 kg B. 171 kg và 82 kg
C. 65 kg và 40 kg D. 170 kg và 82 kg
Lời giải:
Khối lượng methyl metacrylat: 120. (100/80) = 150 (kg)
C3H5COOH + CH3OH ⇆ C3H5COOCH3 + H2O
nCH2 = C(CH3) – COOCH3 -t, p, xt→ -(CH2-C(CH3)(COOCH3)-)-n
→ số mol ancol bằng số mol axit:
Khối lượng ancol CH3OH: 2500.32 = 80000(g) = 80(kg)
Khối lượng axit C3H5COOH: 2500.86 = 215000(g) = 215(kg)
PVC được điều chế từ khí thiên nhiên theo sơ đồ:
CH4 → C2H2 → CH2 = CHCl → PVC
→ Đáp án A
Câu 32: Nếu hiệu suất toàn bộ quá trình điều chế là 20% thì thể tích khí thiên nhiên (đktc) cần lấy điều chế ra 1 tấn PVC là (xem khí thiên nhiên chiếm 100% methane)
A. 12846 m3 B. 3584 m3
C. 8635 m3 D. 6426 m3
Lời giải:
Khối lượng C2H3Cl: 1(tấn)= 106(g)
→ Số mol C2H3Cl: (1/62,5). 106 = 0,016.106 mol
Theo sơ đồ tổng hợp(số mol CH4 gấp đôi số mol C2H3Cl)
→ số mol CH4: 2. 0,016.106 = 0,032.106 mol
→ VCH4 = 0,032.106.22,4 = 0,7168.106 lit = 716,8 m3
Vậy thể tích khí thiên nhiên là: V = 716,8. (100/20) = 3584 m3
→ Đáp án B
Câu 33: Cellulose trinitrate là chất dễ cháy và nổ mạnh được điều chế từ Cellulose và nitric acid. Tính thể tích dd nitric acid 99,67% (có khối lượng riêng 1,52g/ml) cần để sản xuất 59,4 kg Cellulose trinitrate. Hiệu suất đạt 90%.
A. 11,28 lit B. 7,86 lit
C. 36,5 lit D. 27,72 lit
Lời giải:
(C6H10O5)n + 3nHNO3 -H2SO4→ [C6H7O2(ONO2)3]n + 3nH2O
Kết quả không phụ thuộc chỉ số n, để đơn giản khi tính toán ta bỏ qua giá trị này.
Số mol HNO3 gấp 3 lần số mol Cellulosetrinitrate:
→ Số mol HNO3: 3. [(59,4.1000)/297] = 600 mol
→ khối lượng: 600.63 = 37800(g) = 37,8(kg)
Vì hiệu suất quá trình đạt: 90% → khối lượng axit: 37,8. (100/90) = 42 (kg)
Khối lượng dung dịch: 42. (100/99,67) = 42,139 (kg)
Thể tích dung dịch: 42,139/1,52 = 27,72 lit
→ Đáp án D
Câu 34: Khi đốt cháy một polymer sinh ra từ phản ứng đồng trùng hợp isoprene với acrilonitrin bằng lượng oxi vừa đủ thu được hỗn hợp khí chứa 58,33% CO2 về thể tích. Tỷ lệ mắt xích isoprene với acrilonitrin trong polymer trên là:
A. 2 : 1 B. 1 : 3
C. 3 : 2 D. 1 : 2
Lời giải:
→ 3a = b → a : b = 1 : 3
→ Đáp án B
Câu 35: Đem trùng ngưng x kg axit ε-aminocaproic thu được y kg polymer và 12,15 kg H2O với hiệu suất phản ứng 90%. Giá trị của x, y lần lượt là
A. 98,25 và 76,275 B. 65,5 và 50,85
C. 88,425 và 76,275 D. 68,65 và 88,425
Lời giải:
nH2N – [CH2]5 – COOH → (-NH – [CH2]5 – CO -)n + nH2O
→ naxit = 0,675 kmol
Vì H = 90% → naxit thực tế = (0,675.100):90 = 0,75 kmol
→ x = 0,75.131 = 98,25 kg.
Áp dụng định luật BTKL ta có:
y = 0,9x - mH2O = 98,25.0,9 - 12,15
→ y = 76,275 kg
→ Đáp án A
Câu 36: Thực hiện phản ứng trùng ngưng hỗn hợp 1,45kg hexametylenđiamin và 1,825kg axit ađipic tạo nylon-6,6. Sau phản ứng thu được polymer… và 0,18kg H2O. Hiệu suất phản ứng trùng ngưng là:
A. 75% B. 80%
C. 90% D. 40%
Lời giải:
nH2N[CH2]6NH2 = 1,45/116 = 0,0125 kmol;
nHCOOC[CH2]4COOH = 1,825/146 = 0,0125 kmol.
nH2O = 0,18/18 = 0,01 kmol
n(H2N – [CH2]6 – NH2) (0,005) + n(HOOC – [CH2]4COOH) (0,005) → (-H2N-[CH2]6-NH-OCC-[CH2]4COOH-)n (0,005 kmol) + 2H2O (0,01 kmol)
H% = (0,005/0,0125). 100% = 40%
→ Đáp án D
Câu 37: Cao su lưu hóa chứa khoảng 2%S. Biết cứ k mắt xích isoprene lại có một cầu nối -S-S- và S đã thay thế H trong nhóm -CH2- của cao su. Gía trị của k là:
A. 46 B. 48
C. 23 D. 24
Lời giải:
Cứ k mắt xích (C5H8) + 2S
C5kH8k + 2S → C5kH8k-2S2
→ Đáp án A
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn 2,8 gam PE (polyethylene) sau đó cho toàn bộ sản phẩm cháy vào 2,0 lít dung dịch Ca(OH)2 thấy khối lượng dung dịch tăng 2,4 gam. Nồng độ mol/l của dung dịch Ca(OH)2 là:
A. 0,05M B. 0,10M
C. 0,15M D. 0,075M
Lời giải:
(C2H4)n + 3nO2 → 2nCO2 + 2nH2O
⇒ nCO2 = nH2O = 0,2 mol
mdd tăng = mCO2 + mH2O - mCaCO3
⇒ nCaCO3 = 0,1 mol > nCO2
⇒ Có hiện tượng tạo HCO3- ⇒ nCa(HCO3)2 = 0,05 mol
⇒ nCa(OH)2 = 0,15 mol ⇒ CM Ca(OH)2 = 0,075 mol
→ Đáp án D
Câu 39: Cho các sơ đồ phản ứng sau (theo đúng tỉ lệ mol):
C7H18O2N2 (X) + NaOH → X1 + X2 + H2O
X1 + 2HCl → X3 + NaCl
X4 + HCl → X3
X4 → tơ nylon-6 + H2O
Phát biểu nào sau đây đúng
A. X2 làm quỳ tím hóa hồng
C. Phân tử khối của X lớn hơn so với X3.
B. Các chất X, X4 đều có tính lưỡng tính.
D. Nhiệt độ nóng chảy của X1 nhỏ hơn X4.
Lời giải:
Các phản ứng xảy ra:
nH2N[CH2]5COOH (X4) -to→ -(-HN-[CH2]5-CO-)-n (nylon – 6) + nH2O
H2N[CH2]5COOH (X4) + HCl → ClH3N[CH2]5COOH (X3)
H2N[CH2]5COONa (X1) + 2HCl → ClH3N[CH2]5COOH (X3)
H2N[CH2]5COONH3CH3 (X) + NaOH → H2N[CH2]5COONa (X1) + CH3NH2 (X2) + H2O
A. Sai, X2 là quỳ tím hóa xanh.
B. Đúng, X và X4 đều có tính lưỡng tính.
C. Sai, Phân tử khối của X là 162 trong khi phân tử khối của X3 là 167,5.
D. Sai, Nhiệt độ nóng chảy của X1 lớn hơn X4.
→ Đáp án B
Câu 40: Một loại tinh bột có khối lượng phân tử khoảng 200000 đến 1000000 amu. Vậy số mắt xích trong phân tử tinh bột khoảng:
A. 2314 đến 6137 B. 600 đến 2000
C. 2134 đến 3617 D. 1234 đến 6173
Lời giải:
M = 162n
162n = 200000 → n = 1234,56
162n = 1000000 → n = 6172,839
1234 < n < 6173
→ Đáp án D
Câu 41: polymer X (Chứa C, H, Cl) có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là:
A. -CH2-CHCl- B. -CH=CHCl-
C. -CCl=CCl- D. -CHCl-CHCl-
Lời giải:
X (C, H, Cl)
MX(560) = 35000 → MX = 35000/560 = 62,5 → Công thức một mắt xích X là -CH2-CHCl-
→ Đáp án A
Câu 42: Cho sơ đồ biến hóa sau (mỗi mũi tên là 1 phản ứng):
Công thức cấu tạo của E là
A. CH2=C(CH3)COOC2H5. B. CH2=C(CH3)COOCH3.
C. CH2=C(CH3)OOCC2H5. D. CH3COOC(CH3)=CH2.
Lời giải:
E -(1)→ X -(2)→ G -(3)→ T -(4)→ methane -(5)→ Y -(6)→ axit metacrylic -(7)→ F -(8)→ poli etylmetacrylic
(1) CH2=C(CH3)COOC2H5 (E) + NaOH → CH2=C(CH3)COONa + C2H5OH (X)
(2) C2H5OH (X) + O2 -to, xt→ CH3COOH (G) + H2O
(3) CH3COOH (G) + NaOH → CH3COONa (T) + H2O
(4) CH3COONa + NaOH -CaO, to→ CH4 + Na2CO3
(5) CH2=C(CH3)COOC2H5 (E) + NaOH → CH2=C(CH3)COONa (Y) + C2H5OH
(6) CH2=C(CH3)COONa + HCl → CH2=C(CH3)COOH (axit metacrylic) + NaCl
(7) CH2=C(CH3)COOH + CH3OH ⇆ CH3=CH(CH3)COOCH3 (F) + H2O
(8) CH3=CH(CH3)COOCH3 → -(C-CH3=CH(CH3)(COONa)-)n
→ Đáp án A
Câu 43: Trùng hợp etilen thu được PE nếu đốt toàn bộ m etilen vào đó sẽ thu được 4400g CO2, hệ số polymer hoá là:
A. 50 B. 100
C. 60 D. 40
Lời giải:
Bảo toàn C ta có:
Bảo toàn khối lượng ta có: mPE = metilen = 50.28 = 1400 gam
→ Hệ số polymer hóa
→ Đáp án A
Câu 44: Số mắt xích glucose có trong 194,4 mg amylose là (cho biết số Avogađro = 6,02.1023):
A. 7224.1017 B. 6501,6.1017
C. 1,3.10-3 D. 1,08.10-3
Lời giải:
amylose là một thành phần cấu tạo nên tinh bột, amylose là polymer có mạch không phân nhánh, do nhiều mắt xích -glucose –C6H10O5- liên kết với nhau tạo thành.
→ Số mắt xích:
→ Đáp án A
Câu 45: Khi trùng ngưng 7,5 gam amino acetic acid với hiệu suất 80%, ngoài amino acid dư còn thu được m gam polymer và 1,44 gam H2O. Giá trị của m là:
A. 5,56 gam B. 6 gam
C. 4,25 gam D. 4,56 gam
Lời giải:
nH2N-CH2-COOH → -(-HN-CH2-CO-)-n + nH2O
mamino acetic acid pư = mpolymer + mH2O = 6 gam
→ mpolymer = 6 – 1,44 = 4,56 gam
→ Đáp án D
Câu 46: Clo hóa PVC thu được một polymer chứa 63,96% clo về khối lượng, trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC. Giá trị của k là:
A. 6 B. 5
C. 3 D. 4
Lời giải:
Trung bình 1 phân tử clo phản ứng với k mắt xích trong mạch PVC, xét mạch ngắn k mắt xích
-(-CH2-CH(Cl))-)-k
(C2H3Cl)k → C2kH3kClk
C2kH3kClk + Cl2 → C2kH3k-1Clk+1 + HCl
Theo bài ta có:
Cứ 3 mắt xích PVC tác dụng với 1 phân tử Cl2
→ Đáp án C
Câu 47: Một loại cao su lưu hóa chứa 1,714% lưu huỳnh. Hỏi cứ khoảng bao nhiêu mắt xích isoprene có một cầu nối đisunfua –S-S-, giả thiết rằng S đã thay thế cho H ở nhóm metylen trong mạch cao su.
A. 52 B. 25
C. 46 D. 54
Lời giải:
Mắt xích của cao su isoprene có cấu tạo là: -CH2-C(CH3)=CH-CH2- hay –(-C5H8-)-n.
Giả sử có n mắt xích cao su isoprene tham gia phản ứng lưu hóa cao su thì tạo được một cầu nối đisunfua –S-S-.
PTPƯ: C5nH8n + 2S → C5nH8n-2S2 (Cao su lưu hóa) + H2 (1)
Theo giả thiết trong cao su lưu hóa lưu huỳnh chiếm 1,714% về khối lượng nên ta có:
→ Đáp án D
Câu 48: Tiến hành phản ứng đồng trùng hợp giữa styrene và Buta -1,3- diene, thu được polymer X. Cứ 5,668g X phản ứng vừa hết với 3,462g Br2. Tỉ lệ số mắt xích butadiene: styrene trong loại polymer trên là:
A. 3 : 5 B. 1 : 2
C. 2 : 3 D. 1 : 3
Lời giải:
Phản ứng trùng hợp tổng quát:
nCH2=CH-CH=CH2 + mCH2=CH-C6H5 → -(-CH2-CH=CH-CH2-)-n-(-CH(C6H5)-CH2-)-m
Ta thấy polymer còn có phản ứng cộng Br2 vì mạch còn có liên kết đôi.
Khối lượng polymer phản ứng được với 1 mol Br2: (5,668.160)/3,462 ≈ 262.
Cứ một phân tử Br2 phản ứng với một liên kết C=C, khối lượng polymer chứa 1 liên kết đôi là 54n + 104m = 262.
Vậy chỉ có nghiệm n = 1 và m = 2 phù hợp.
Tỉ lệ butadiene : styrene = 1 : 2.
→ Đáp án B
Câu 49: Thủy phân 1250 gam protein X thu được 425 gam alanine. Nếu phân tử khối của X bằng 100000 amu thì số mắt xích alanine có trong X là:
A. 453 B. 382
C. 328 D. 479
Lời giải:
nX = 1250/100000 = 0,0125 mol; nalanine = 425/89 mol
Gọi n là số mắt xích alanine trong protein X.
Sơ đồ phản ứng:
X -enzim→ 425/89 ⇒ n = 382 nCH3CH(NH2)COOH (1)
mol: 0,0125 → 0,0125n
Theo (1) và giả thiết ta có: 0,0125n = 425/89 → n = 382
→ Đáp án B
Câu 50: Đồng trùng hợp đimethyl buta – 1,3 - diene với acrilonitrin (CH2=CH-CN) theo tỉ lệ tương ứng a : b, thu được một loại polymer. Đốt cháy hoàn toàn một lượng polymer này, thu được hỗn hợp khí và hơi (CO2, H2O, N2) trong đó có chứa 57,69% CO2 về thể tích. Tỷ lệ a : b khi tham gia phản ứng trùng hợp là:
A. 2 : 1 B. 1 : 3
C. 3 : 2 D. 1 : 2
Lời giải:
→ 3a = b → a : b = 1 : 3
→ Đáp án B
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- Dạng 1: Câu hỏi lý thuyết về polymer
- Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của polymer
- Dạng 3: Phản ứng trùng hợp polymer
- Dạng 4: Hiệu suất phản ứng trùng hợp polymer
- 50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer có lời giải (cơ bản – phần 1)
- 50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer có lời giải (cơ bản – phần 2)
- 50 câu trắc nghiệm polymer và vật liệu polymer có lời giải (nâng cao – phần 1)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều