80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2)

Với 80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại (cơ bản – phần 2) có lời giải chi tiết sẽ giúp học sinh ôn tập, biết cách làm câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại (cơ bản – phần 2)

80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2)

Bài giảng: Tổng hợp bài tập về kim loại - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Câu 41: (Đại học khối A - 2008) Biết rằng ion Pb2+ trong dung dịch oxi hóa được Sn. Khi nhúng hai thanh kim loại Pb và Sn được nối với nhau bằng dây dẫn điện vào một dung dịch chất điện li thì

A. Cả Pb và Sn đều bị ăn mòn điện hóa.

B. Cả Pb và Sn đều không bị ăn mòn điện hóa.

C. Chỉ có Pb bị ăn mòn điện hóa.

D. Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa.

Lời giải:

Chỉ có Sn bị ăn mòn điện hóa

→ Đáp án D

Câu 42: (Trường THPT Lý Thái Tổ - 2014) Có 4 dung dịch riêng biệt: CuSO4, ZnCl2, FeCl3, AgNO3. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Ni. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là

A. 2              B. 3

C. 4              D. 1

Lời giải:

CuSO4 + Ni → ăn mòn điện hóa

ZnCl2 + Ni → không ăn mòn điện hoá

FeCl3 + Ni → không ăn mòn điện hoá

AgNO3 + Ni → ăn mòn điện hóa

→ Đáp án A

Câu 43: (Trường THPT Đức Hòa - Long An - 2015) Trường hợp nào dưới đây, kim loại không bị ăn mòn điện hóa?

A. Đốt Al trong khí Cl2.

B. Để gang ở ngoài không khí ẩm.

C. Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển

D. Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl.

Lời giải:

Đốt Al trong khí Cl2; ăn mòn hóa học

Để gang ở ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

Vỏ tàu làm bằng thép neo đậu ngoài bờ biển; ăn mòn điện hóa

Fe và Cu tiếp xúc trực tiếp cho vào dung dịch HCl; ăn mòn điện hóa

→ Đáp án A

Câu 44: (Trường THPT Trí Đức - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2;

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3;

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3              B. 2

C. 1              D. 4

Lời giải:

(a) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa

(b) Đốt dây Fe trong bình đựng khí O2; ăn mòn hóa học

(c) Cho lá Cu vào dung dịch gồm Fe(NO3)3 và HNO3; ăn mòn hóa học

(d) Cho lá Zn vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

→ Đáp án C

Câu 45: (Cao đẳng khối A - 2013): Phát biểu nào dưới đây không đúng?

A. Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại.

B. Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử.

C. Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử.

D. Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện.

Lời giải:

Nguyên tắc chung để điều chế kim loại là khử ion kim loại thành nguyên tử kim loại. Đúng

Bản chất của ăn mòn kim loại là quá trình oxi hóa - khử. Đúng

Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là tính khử. Đúng

Ăn mòn hóa học phát sinh dòng điện. Sai

→ Đáp án D

Câu 46: Tiến hành các thí nghiệm sau:

a. Cho lá Zn vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng;

b. Đốt dây Cu trong bình đựng khí O2;

c. Cho lá Cu vào dung dịch Fe(NO3)2;

d. Cho lá Fe vào dung dịch HCl;

Số thí nghiệm có xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 3              B. 2

C. 1              D. 4

Lời giải:

a. Cho lá Zn vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa

b. Đốt dây Cu trong bình đựng khí O2; ăn mòn hóa học

c. Cho lá Cu vào dung dịch Fe(NO3)2; không phản ứng

d. Cho lá Fe vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

→ Đáp án C

Câu 47: (Trường THPT Đinh Chương Dương - 2015) Trường hợp nào sau đây kim loại bị ăn mòn điện hoá học?

A. Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl

B. Cho kim loại Cu nguyên chất vào trong dung dịch HNO3 loãng

C. Thép cacbon để trong không khí ẩm

D. Đốt dây sắt nguyên chất trong khí O2

Lời giải:

Cho kim loại Zn nguyên chất vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

Cho kim loại Cu nguyên chất vào trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa học

Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

Đốt dây sắt nguyên chất trong khí O2; ăn mòn hóa học

→ Đáp án C

Câu 48: (Trường THPT Hải Lăng - Quảng Trị - 2015) Khi vật bằng gang, thép bị ăn mòn điện hóa trong không khí ẩm, nhận định nào sau đây là nhận định đúng:

A. Tinh thể cacbon là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa

B. Tinh thể cacbon là cực dương, xảy ra quá trình oxi hóa

C. Tinh thể sắt cực dương xảy ra quá trình khử

D. Tinh thể sắt là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa

Lời giải:

Tinh thể sắt là cực âm xảy ra quá trình oxi hóa.

→ Đáp án D

Câu 49: (Trường THPT Chuyên Tuyên Quang - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:

- Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3.

- Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng.

- Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH.

- Ngâm ngập một đinh sắt được quấn một đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl.

- Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm.

- Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3.

Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. 4.              B. 2

C. 3.              D. 1.

Lời giải:

- Ngâm một lá đồng trong dung dịch AgNO3; ăn mòn điện hóa

- Ngâm một lá kẽm trong dung dịch HCl loãng; ăn mòn hóa học

- Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH; ăn mòn hóa học

- Ngâm ngập một đinh sắt được quấn một đoạn dây đồng trong dung dịch NaCl. ăn mòn điện hóa

- Để một vật bằng gang ngoài không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

- Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học

→ Đáp án C

Câu 50: (Trường THPT Lê Văn Hưu - 2014) Thực hiện các thí nghiệm sau:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl.

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2.

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3.

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm.

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2.

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng.

Trong các thí nghiệm trên thì thí nghiệm mà Fe không bị ăn mòn điện hóa học là

A. (2), (3), (4), (6).              B. (1), (3), (4), (5).

C. (2), (4), (6).              D. (1), (3), (5).

Lời giải:

(1) Thả một viên Fe vào dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

(2) Thả một viên Fe vào dung dịch Cu(NO3)2; ăn mòn điện hóa

(3) Thả một viên Fe vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học

(4) Nối một dây Ni với một dây Fe rồi để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

(5) Đốt một dây Fe trong bình kín chứa đầy khí O2; ăn mòn hóa học

(6) Thả một viên Fe vào dung dịch chứa đồng thời CuSO4 và H2SO4 loãng; ăn mòn điện hóa.

→ Đáp án D

Câu 51: (Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ - Lần 3 - 2015) Trường hợp nào sau đây, kim loại bị ăn mòn điện hóa học?

A. Đốt dây sắt trong khí oxi khô.

B. Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng.

C. Kim loại kẽm trong dung dịch HCl.

D. Thép cacbon để trong không khí ẩm.

Lời giải:

Đốt dây sắt trong khí oxi khô; ăn mòn hóa học

Kim loại sắt trong dung dịch HNO3 loãng; ăn mòn hóa học

Kim loại kẽm trong dung dịch HCl; ăn mòn hóa học

Thép cacbon để trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

→ Đáp án D

Câu 52: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Ngâm một lá Zn tinh khiết trong dung dịch HCl, sau đó thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào. Trong quá trình thí nghiệm trên

A. chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học.

B. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn hóa học.

C. lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.

D. Chỉ xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học.

Lời giải:

Lúc đầu xảy ra hiện tượng ăn mòn hóa học sau đó xảy ra thêm hiện tượng ăn mòn điện hóa học.

→ Đáp án C

Câu 53: (Trường THPT Chuyên Vinh - Lần 2 - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau:

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng.

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4.

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3.

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm.

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4.

Số trường hợp xảy ra ăn mòn điện hoá học là:

A. 3.              B. 4.

C. 1.              D. 2.

Lời giải:

- TN 1: Cho hơi nước đi qua ống đựng bột sắt nung nóng; ăn mòn hóa học

- TN 2: Cho đinh sắt nguyên chất vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

- TN 3: Cho từng giọt dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3; không phải ăn mòn kim loại

- TN 4: Để thanh thép (hợp kim của sắt với cacbon) trong không khí ẩm; ăn mòn điện hóa

- TN 5: Nhúng lá kẽm nguyên chất vào dung dịch CuSO4. ăn mòn điện hóa

→ Đáp án A

Câu 54: (Trường THPT Diễn Châu 5 - 2015) Nếu vật làm bằng hợp kim Fe-Zn bị ăn mòn điện hoá thì trong quá trình ăn mòn

A. sắt đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

B. kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

C. sắt đóng vai trò catot và ion H+ bị oxi hóa.

D. kẽm đóng vai trò catot và bị oxi hóa.

Lời giải:

Kẽm đóng vai trò anot và bị oxi hoá.

→ Đáp án B

Câu 55: (Trường THPT Nguyễn Thông - Vĩnh Long - 2015) Trường hợp nào sau đây xảy ra ăn mòn điện hoá?

A. Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3.

B. Đốt lá sắt trong khí Cl2.

C. Thanh nhômnhúng trong dung dịch H2SO4 loãng.

D. Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4.

Lời giải:

Sợi dây bạc nhúng trong dung dịch HNO3; ăn mòn hóa học

Đốt lá sắt trong khí Cl2; ăn mòn hóa học

Thanh nhôm nhúng trong dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

Thanh kẽm nhúng trong dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

→ Đáp án D

Câu 56: (Trường THPT Yên Viên - Hà Nội - 2015) Tiến hành các thí nghiệm sau đây:

(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4.

(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3.

(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa.

(d) Cho thép vào dung dịch hydrochloric acid.

(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên.

Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?

A. 2.              B. 5.

C. 3.              D. 4.

Lời giải:

(a) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch CuSO4; ăn mòn điện hóa

(b) Ngâm một lá đồng vào dung dịch FeCl3; ăn mòn hóa học

(c) Cho thép cacbon tiếp xúc với nước mưa; ăn mòn điện hóa

(d) Cho thép vào dung dịch hydrochloric acid; ăn mòn điện hóa

(e) Để sắt tây tiếp xúc với nước tự nhiên; ăn mòn điện hóa

→ Đáp án D

Câu 57: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2

A. điện phân dung dịch MgCl2.

B. điện phân MgCl2 nóng chảy.

C. nhiệt phân MgCl2.

D. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.

Lời giải:

Các kim loại đứng trước Al, phương pháp điều chế thích hợp là điện phân nóng chảy hợp chất ion của chúng.

→ Đáp án B

Câu 58: Hai kim loại có thể điều chế bằng phương pháp nhiệt luyện là

A. Ca và Fe.              B. Mg và Zn.

C. Na và Cu.              D. Fe và Cu.

Lời giải:

Phương pháp nhiệt luyện để điều chế các kim loại hoạt động trung bình như Zn, Fe, Cu, Sn…

→ Đáp án D

Câu 59: “Ăn mòn kim loại” là sự phá huỷ kim loại do:

A. Tác dụng hoá học của môi trường xung quanh.

B. Kim loại tác dụng với dung dịch chất điện ly tạo nên dòng diện.

C. Kim loại phản ứng hoá học với chất khí hoặc hơi nước ở nhiệt độ cao.

D. Tác động cơ học.

Lời giải:

“Ăn mòn kim loại” là sự phá hủy kim loại do tác dụng hóa học của môi trường xung quanh.

→ Đáp án A

Câu 60: Để chống ăn mòn cho đường ống dẫn dầu bằng thép chôn dưới đất, người ta dùng phương pháp điện hoá. Trong thực tế, người ta dùng kim loại nào sau đây làm điện cực hi sinh?

A. Zn.              B. Sn.

C. Cu.              D. Na.

Lời giải:

Kim loại dùng làm điện có tính khử mạnh hơn sắt loại B, C và D vì Na có tính khử quá mạnh không thể dùng làm điện cực hi sinh.

→ Đáp án A

Câu 61: (Trường THPT Hà Nội - Amsterdam - 2015) Cho các cặp kim loại nguyên chất tiếp xúc trực tiếp với nhau: Fe và Pb; Fe và Zn; Fe và Sn; Fe và Ni. Khi nhúng các cặp kim loại trên vào dung dịch axit, số cặp kim loại trong đó Fe bị phá huỷ trước là

A. 1.              B. 3.

C. 2.              D. 4.

Lời giải:

Fe và Pb sắt bị phá hủy trước

Fe và Zn kẽm bị phá hủy trước

Fe và Sn sắt bị phá hủy trước

Fe và Ni sắt bị phá hủy trước

→ Đáp án B

Câu 62: (Trường THPT Lộc Ninh - 2015) Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm. M có thể là

A. Bạc.              B. Đồng.

C. Chì.              D. Kẽm.

Lời giải:

Kim loại M bị ăn mòn điện hoá học khi tiếp xúc với sắt trong không khí ẩm M phải đứng trước sắt M: Zn

→ Đáp án D

Câu 63: (Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc - 2014) Trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa là

A. Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4.

B. Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng.

C. Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3.

D. Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng.

Lời giải:

Nhúng thanh Fe vào dung dịch chứa hỗn hợp H2SO4 loãng và lượng nhỏ CuSO4; ăn mòn điện hóa

Nhúng thanh Fe vào dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 và H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

Nhúng thanh Fe vào dung dịch Fe2(SO4)3; ăn mòn hóa học

Nhúng thanh Fe vào dung dịch H2SO4 loãng; ăn mòn hóa học

→ Đáp án A

Câu 64: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh nhất?

A. Fe              B. K

C. Mg              D. Al.

Lời giải:

Từ trái sang phải trong dãy điện hóa tính khử kim loại giảm dần.

Thứ tự từ trái sang phải các kim loại trong các đáp án trong dãy điện hóa: K, Mg, Al, Fe.

→ Đáp án B

Câu 65: Cho các nửa phản ứng:

(1) Cu2+ + 2e → Cu;

(2) Cu → Cu2+ + 2e

(3) 2H2O + 2e → H2 + 2OH-;

(4) 2H2O → O2 + 4H+ + 4e

(5) 2Br- → Br2 + 2e;

(6) 2H+ + 2e → H2

Số nửa phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là:

A. 4              B. 5

C. 6              D. 3

Lời giải:

Ở catot trong quá trình điện phân là xảy ra quá trình khử (quá trình nhận e)

Số nửa phản ứng xảy ra ở catot trong quá trình điện phân là: 1, 3, 6.

→ Đáp án D.

Câu 66: Ở nhiệt độ cao, khí CO khử được các oxit nào sau đây:

A. Fe2O3 và CuO.              B. Al2O3 và CuO.

C. MgO và Fe2O3.              D. CaO và MgO.

Lời giải:

Khí CO chỉ khử được oxit của kim loại đứng sau Al trong dãy điện hóa. Chỉ đáp án A phù hợp.

→ Đáp án A

Câu 67: Điện phân dung dịch chứa HCl, NaCl, FeCl3 (điện cực trơ, có màng ngăn). Đồ thị nào sau đây biểu diễn đúng sự biến thiên pH của dung dịch theo thời gian (bỏ qua sự thuỷ phân của muối)?

80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án 80 câu trắc nghiệm Đại cương về kim loại có lời giải (cơ bản – phần 2) | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Lời giải:

Thứ tự:

Fe3+ + 1e → Fe2+ (pH không đổi)

H+ + 1e → 0,5H2 (pH tăng vì H+ bị điện phân)

Fe2+ + 2e → Fe (pH không đổi)

2H2O + 2e → 2OH- + H2 (pH tăng vì tạo OH).

→ Đáp án B

Câu 68: Cho 2,24 lit đktc khí CO đi từ từ qua một ống sứ nung nóng chứa m gam hỗn hợp MgO, Fe2O3, CuO. Sau phản ứng thu được (m - 0,8) gam chất rắn và hỗn hợp khí X. Tính tỷ khối hơi của X so với H2.

A. 14              B. 18

C. 12              D. 24

Lời giải:

Phản ứng tổng quát CO + Ooxit → CO2.

mran giam = mO pư = 0,8 g ⇒ nO pư = nCO2 = 0,05 mol

⇒ X gồm 0,05 mol CO và 0,05 mol CO2.

⇒ dX/H2 = 18

→ Đáp án B

Câu 69: Điện phân (điện cực trơ) dung dịch X chứa 0,2 mol CuSO4; 0,12 mol Fe2(SO4)3 và 0,44 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2 ampe. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anoot sau 26055 giây điện phân là:

A. 5,936 lít              B. 9,856 lít

C. 5,488 lit              D. 4,928 lit.

Lời giải:

ne trao đổi = 2.26055:96500 = 0,54 mol

Tại anot:

+ 2Cl- → Cl2 + 2e

+ 2H2O → 4H+ + O2 + 4e

⇒ ne = nCl- + 4nO2 ⇒ nO2 = 0,025 mol

⇒ V = VCl2 + VO2 = 22,4.0,245 = 5,488 lít

→ Đáp án C

Câu 70: Cho Fe phản ứng với dd HNO3 đặc, nóng thu được một chất khí màu nâu đỏ. Chất khí đó là:

A. N2              B. NH3

C. NO2              D. N2O

Lời giải:

Khí màu nâu đỏ là NO2.

Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O

→ Đáp án C

Câu 71: Có thể dùng axit nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Cu, Ag?

A. HCl

B. HNO3 loãng

C. H2SO4 loãng

D. H2SO4 đặc nguội.

Lời giải:

A, C sai: HCl và H2SO4 loãng không hòa tan được kim loại đứng sau H trong dãy hoạt động hóa học như Cu, Ag

D sai: H2SO4 đặc nguội không hòa tan được Al, Fe (Al, Fe bị thụ động hóa trong H2SO¬4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội)

→ Đáp án B

Câu 72: Cho sơ đồ sau:

Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3.

Số phương trình phản ứng oxi hóa - khử trong dãy là:

A. 3             B. 4

C. 5             D. 6

Lời giải:

Những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử (1,3,5,6)

(1) Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

(2) FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

(3) 4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4Fe(OH)3

(4) 2Fe(OH)3 -to→ Fe2O3 + 3H2O

(5) Fe2O3 + 2Al -to→ 2Fe + Al2O3

(6) Fe + Cl2 → FeCl3

→ Đáp án B

Câu 73: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

A. FeCO3 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + CO2 + H2O

B. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

C. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

D. Fe2O3 + 6HNO3 đặc -to→ 2Fe(NO3)3 + 3H2O.

Lời giải:

3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO + 3CO2

→ Đáp án A

Câu 74: Để khử ion Fe3+ trong dung dịch thành ion Fe2+ có thể dùng dư chất nào sau đây?

A. Mg             B. Cu

C. Ba             D. Na

Lời giải:

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

→ Đáp án B

Câu 75: Nguyên tử 23Z có cấu hình e là: 1s22s22p63s1. Z có

A. 11 neutron, 12 proton.

B. 11 proton, 12 neutron.

C. 13 proton, 10 neutron.

D. 11 proton, 12 electron.

Lời giải:

Nguyên tử Z có số khối A = 23, số proton = số electron = 11

→ Số neutron = A - Z = 23 - 11 = 12

→ Đáp án B

Câu 76: Cho sơ đồ chuyển hóa sau:

CaO -+X→ CaCl2 -+Y→ Ca(NO3)2 -+Z→ CaCO3

Công thức của X, Y, Z lần lượt là:

A. Cl2, AgNO3, MgCO3.

B. Cl2, HNO3, CO2.

C. HCl, HNO3, NaNO3.

D. HCl, AgNO3, (NH4)2CO3.

Lời giải:

- Đáp án A: Cl2, AgNO3, MgCO3: không xảy ra.

- Đáp án B: Cl2, HNO3, CO2: không xảy ra.

- Đáp án C: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaCl2 + HNO3: không xảy ra

- Đáp án D: CaO + 2HCl → CaCl2 + H2O

CaCl2 + 2AgNO3 → Ca(NO3)2 + 2AgCl

Ca(NO3)2 + (NH4)2CO3 → CaCO3↓ + 2NH4NO3

→ Đáp án D

Câu 77: Cho sơ đồ sau: FeS2 → X → Y → Z → Fe

Các chất X, Y, Z lần lượt là:

A. FeS, Fe2O3, FeO.

B. Fe3O4, Fe2O3, FeO.

C. Fe2O3, Fe3O4, FeO.

D. FeO, Fe3O4, Fe2O3.

Lời giải:

2FeS2 + 11/2 O2 -to→ Fe2O3 + 4SO2

3Fe2O3 + CO -to→ 2Fe3O4 + CO2

Fe3O4 + CO -to→ 3FeO + CO2

FeO + CO -to→ Fe + CO2

→ Đáp án C

Câu 78: Có thể dùng dung dịch muối nào sau đây để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm: Al, Fe, Pb, Cu?

A. Cu(NO3)2              B. Pb(NO3)2

C. AgNO3              D. Al(NO3)3

Lời giải:

Kim loại mạnh đẩy kim loại yếu ra khỏi dung dịch muối của chúng

Nên chọn muối của KL yếu nhất là AgNO3

→ Đáp án C

Câu 79: Chất nào sau đây có thể oxi hóa Zn thành Zn2+?

A. Fe              B. Ag+

C. Al3+              D. Ca2+

Lời giải:

Zn + 2Ag+ → Zn2+ + 2Ag (KL mạnh đẩy KL yếu ra khỏi dung dịch muối)

→ Đáp án B

Câu 80: Nung nóng từng cặp chất sau trong bình kín:

(1) H2(k) + CuO(r);

(2) C(r) + KClO3;

(3) Fe(r) + O2 (r)

(4) Mg(r) + SO2(k);

(5) Cl2 (k) + O2(k);

(6) K2O (r) + CO2(k)

Số trường hợp có phản ứng hóa học xảy ra là:

A. 4              B. 2

C. 3              D. 5

Lời giải:

(1) H2 + CuO → H2O + Cu

(2) 3C + 2KClO3 → 3CO2 + 2KCl

(3) 3Fe + 2O2 → Fe3O4

(4) 2Mg + SO2 → 2MgO + S

(6) K2O + CO2 → K2CO3

→ Đáp án D

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

dai-cuong-ve-kim-loai.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên