Bài tập về polymer trong đề thi Đại học chọn lọc, có lời giải
Bài viết về polymer trong đề thi Đại học với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập về polymer trong đề thi Đại học.
Bài tập về polymer trong đề thi Đại học chọn lọc, có lời giải
Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Câu 1. (2018-204) Trùng hợp vinyl chloride thu được polymer có tên gọi là
A. poly (vinyl chloride). B. polipropilen. C. polyethylene. D. polistiren.
Lời giải:
Đáp án: A
nCH2=CHCl (-CH2-CH-Cl-)n
Bài 2: (2018-203) polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?
A. Polistiren. B. Polipropilen. C. Tinh bột. D. polyethylene.
Lời giải:
Đáp án: C
polymer thiên thiên phổ biến đó là tinh bột, Cellulose, tơ tằm
Bài 3: (2018-202) Trùng hợp etilen thu được polymer có tên gọi là
A. polyethylene. B. polistiren. C. polipropilen. D. poly (vinyl chloride).
Lời giải:
Đáp án: A
nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n
Bài 4: (2018-202) Khi nhựa PVC cháy sinh ra nhiều khí độc, trong đó có khí X. Biết khí X tác dụng với dung dịch AgNO3, thu được kết tủa trắng không tan trong HNO3. Công thức của khí X là
A. C2H4. B. HCl. C. CO2. D. CH4.
Lời giải:
Đáp án: B
X + AgNO3 → ↓ không tan trong HNO3
⇒ ↓ là AgCl ⇒ X là HCl
Bài 5: (2018-201) Trùng hợp propilen thu được polymer có tên gọi là
A. polipropilen. B. polyethylene. C. polistiren. D. poly (vinyl chloride).
Lời giải:
Đáp án: A
nCH2=CH(CH3) (–CH2–CH(CH3)–)n
Mà (–CH2–CH(CH3)–)n là Polipropilen
Bài 6: (2017-201) polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng?
A. poly (etylen terephtalat). B. Poliacrilonitrin.
C. Polistiren. D. poly (methyl metacrylat).
Lời giải:
Đáp án: A
Poliacrilionitrin được tổng hợp từ trùng hợp vinyl xianua
poly (methyl metacrylat) được tổng hợp từ trùng hợp methyl metacrylat
Polisiten được tổng hợp từ trùng hợp sitren
poly (etylen-terephtalat) hay còn gọi là tơ lapsan được tổng hợp bằng trùng ngưng giữa axit terephtalic và ethylene glycol
Bài 7: (2017-202) Tơ nào sau đây thuộc loại tơ thiên nhiên?
A. Tơ nitron. B. Tơ tằm. C. Tơ nylon-6,6. D. Tơ nylon-6.
Lời giải:
Đáp án: B
polymer thiên thiên phổ biến đó là tinh bột, Cellulose, tơ tằm
Bài 8: (2017-203) Phân tử nào sau đây chỉ chứa hai nguyên tố C và H?
A. poly (vinyl chloride). B. Poliacrilonitrin. C. poly (vinyl acetate). D. polyethylene.
Lời giải:
Đáp án: D
Công thức phân tử của polyethylene : (-CH2-CH2-)n
Bài 9: (2017-204) Tơ nào sau đây được sản xuất từ Cellulose?
A. Tơ nitron. B. Tơ capron. C. Tơ visco. D. Tơ nylon-6,6.
Lời giải:
Đáp án: C
Tơ visco được điều chế bằng bằng phản ứng củ Cellulose với CS2 và NaOH
Bài 10: (2016) PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit, được dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa,... PVC được tổng hợp trực tiếp từ monome nào sau đây?
A. vinyl chloride. B. Acrilonitrin C. Propilen. D. vinyl acetate.
Lời giải:
Đáp án: A
PVC hay poly (vinyl chloride) là [-CH2-CH(Cl)-]n được điều chế từ monome là vinyl chloride CH2=CH-Cl
Bài 11: (2015) Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng
A. trùng ngưng B. trùng hợp. C. xà phòng hóa. D. thủy phân.
Lời giải:
Đáp án: B
Bài 12: (2015) Đốt cháy hoàn toàn chất hữu cơ nào sau đây thu được sản phẩm có chứa N2?
A. Chất béo. B. Tinh bột. C. Cellulose. D. Protein.
Lời giải:
Đáp án: D
Vì protein được tạo thành từ các gốc α–amino acid
⇒ Thành phần phân tử chứa C, H, O và N
⇒ Khi đốt cháy protein ta sẽ thu được khí N2.
Bài 13: (CĐ-2014) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm. Trùng hợp chất nào sau đây tạo thành polymer dùng để sản xuất tơ nitron?
A. CH2=CH-CN. B. CH2=CH-CH3. C. H2N-[CH2]5-COOH. D. H2N-[CH2]6-NH2.
Lời giải:
Đáp án: A
Tơ nitron được tổng hợp từ vinyl xianua (hay acrilonitrin)
nCH2 = CH(CN) -(-CH2-CH(CN)-)n- (tơ nitron hay olon)
Bài 14: (ĐHA-2014) polymer nào sau đây trong thành phần chứa nguyên tố nitơ?
A. nylon-6,6 B. polyethylene C. poly (vinyl chloride) D. Polibutadiene
Lời giải:
Đáp án: A
nylon-6,6 là -(-NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n-
polyethylene là -(CH22-CH2)nn-
poly (vinyl chloride) là -(-CH2-CH(Cl)-)n-
Polibutadiene là -(CH2-CH=CH-CH2-)n-
→ polymer trong thành phần chứa nguyên tố nitơ là nylon-6,6
Bài 15: (ĐHB-2014) poly (etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng với axit teraphtalic với chất nào sau đây?
A. ethylene glycol B. Etilen C. glycerol D. ethyl alcohol
Lời giải:
Đáp án: A
poly (etylen terephtalat) : tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng của axit terephtalic với ethylene glycol.
n(p-HOOC-C6H4-COOH) + nHO-CH2-CH2-OH
(OC-C6H4-CO-O-CH2-CH2-O)n2 + 2nH2O
Bài 16: (CĐ-2013) Trùng hợp m tấn etilen thu được 1 tấn polyethylene (PE) với hiệu suất phản ứng bằng 80%. Giá trị của m là:
A. 1,80. B. 2,00. C. 0,80. D. 1,25.
Lời giải:
Đáp án:
nCH2=CH2 (-CH2-CH2-)n
→ Theo pt: metilen = 1 tấn.
Mà H = 80% → m = 1 : 80% = 1,25 tấn
Bài 17: (ĐHA-2013) Tơ nylon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của
A. ethylene glycol và hexametylenđiamin
B. axit ađipic và glycerol
C. axit ađipic và ethylene glycol.
D. axit ađipic và hexametylenđiamin
Lời giải:
Đáp án: D
Tơ nylon-6,6 là sản phẩm trùng ngưng của axit ađipic và hexametylenđiamin:
nH2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH
-(NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n- + 2nH2O
Bài 18: (ĐHB-2013) Trong các polymer: tơ tằm, sợi bông, tơ visco, tơ nylon-6, tơ nitron, những polymer có nguồn gốc từ Cellulose là
A. tơ tằm, sợi bông và tơ nitron
B. tơ visco và tơ nylon-6
C. sợi bông, tơ visco và tơ nylon-6
D. sợi bông và tơ visco
Lời giải:
Đáp án: D
Sợi bông và tơ visco đều có nguồn gốc Cellulose
tơ nylon-6, tơ nitron là tơ tổng hợp
tơ tằm là polymer thiên nhiên, có bản chất là protein
Bài 19: (ĐHB-2013) Tơ nitron (olon) là sản phẩm trùng hợp của monome nào sau đây?
A. CH2=C(CH3)COOCH3 B. CH3COOCH=CH2.
C. CH2=CH-CN. D. CH2=CH-CH=CH2.
Lời giải:
Đáp án: C
Trùng hợp vinyl xianua (CH2=CH−CN) thu được tơ nitron(olon)
Bài 20: (CĐ-2012) Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Lực bazơ của aniline yếu hơn lực bazơ của methylamine.
B. Cao su buna-N thuộc loại cao su thiên nhiên.
C. Chất béo còn được gọi là triglixerit hoặc triaxylglycerol.
D. poly (methyl metacrylat) được dùng để chế tạo thủy tinh hữu cơ.
Lời giải:
Đáp án: B
B sai, cao su buna-N là polymer tổng hợp, được tạo bởi phản ứng đồng trùng hợp giữa Buta -1,3- diene và vinyl xianua (CH2=CH−CN)
Bài 21: (ĐHA-2012) Hợp chất X có công thức C8H14O4. Từ X thực hiện các phản ứng (theo đúng tỉ lệ mol):
(a) X + 2NaOH X1 + X2 + H2O
(b) X1 + H2SO4 X3 + Na2SO4
(c) nX3 + nX4 nylon-6,6 + 2nH2O
(d) 2X2 + X3 X5 + 2H2O
Phân tử khối của X5 là
A. 202. B. 198. C. 174. D. 216.
Lời giải:
Đáp án: A
Vì X1 phản ứng với H2SO4 ⇒ X1 là muối của carboxylic acid ⇒ X3 là axit 2 chức.Lại có X3 + X4 ⇒ nylon–6,6
⇒ X3: HOOC[CH2]4COOH
X4: H2N[CH2]6NH2
⇒ X1 là NaOOC–[CH2]4–COONa ⇔ CTPT của X1 là C6H8O4Na2.
Bảo toàn nguyên tố từ phản ứng (a) ⇒ X2 có CTPT là C2H6O ⇔ C2H5OH.
⇒ X5 là C2H5OOC[CH2]4COOC2H5 ⇔ MX5 = 202
Bài 22: (ĐHB-2012) Cho các chất: caprolactam (1), isopropylbenzen (2), acrilonitrin (3), glycine (4), vinyl acetate (5). Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là
A. (3), (4) và (5). B. (1), (2) và (3). C. (1), (3) và (5). D. (1), (2) và (5).
Lời giải:
Đáp án: C
Điều kiện cần về cấu tạo của monome tham gia phản ứng trùng hợp là trong
Các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp tạo polymer là caprolactam (1), acrilonitrin (3), vinyl acetate (5)
Bài 23: (ĐHB-2012) Các polymer thuộc loại tơ nhân tạo là
A. tơ nylon-6,6 và tơ capron.
B. tơ visco và tơ xelulozơ axetat.
C. tơ visco và tơ nylon-6,6.
D. tơ tằm và tơ vinylon.
Lời giải:
Đáp án: B
Tơ visco, tơ Cellulose axetat thuộc loại tơ nhân tạo, tơ nylon-6,6; tơ vinylon, tơ capron thuộc tơ tổng hợp; còn tơ tằm thuộc tơ tự nhiên
Bài 24: (ĐHA-2012) Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ nylon-6,6. B. Tơ visco. C. Tơ nitron. D. Tơ Cellulose axetat.
Lời giải:
Đáp án: C
Tơ nitron được điều chế bằng phản ứng trùng hợp vinyl xianua (CH2=CH−CN)
Bài 25: (ĐHA-2011) Sản phẩm hữu cơ của phản ứng nào sau đây không dùng để chế tạo tơ tổng hợp?
A. Trùng hợp vinyl xianua.
B. Trùng ngưng axit ε-aminocaproic.
C. Trùng hợp methyl metacrylat.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic.
Lời giải:
Đáp án: C
A. Trùng hợp vinyl xianua ⇒ thu được poli acrilonitrin ⇒ chế tạo tơ olon.
B. Trùng hợp axit ε-aminocaproic ⇒ thu được poli caproamit ⇒ chế tạo tơ nylon-6.
C. Trùng hợp methyl metacrylat ⇒ thu được poly (methyl metacrylat) ⇒ chế tạo thủy tinh hữu cơ.
D. Trùng ngưng hexametylenđiamin với axit ađipic ⇒ thu được poly (hexametylen-ađipamit) ⇒ chế tạo tơ nylon-6,6.
Bài 26: (ĐHA-2011) Cellulose trinitrate được điều chế từ phản ứng giữa nitric acid với Cellulose (hiệu suất phản ứng 60% tính theo Cellulose). Nếu dùng 2 tấn Cellulose thì khối lượng Cellulose trinitrate điều chế được là
A. 2,97 tấn. B. 3,67 tấn. C. 1,10 tấn. D. 2,20 tấn.
Lời giải:
Đáp án: D
C6H7O2(OH)3 + 3HONO2 → C6H7O2(NO3)3 + 3H2O
⇒ 162 g Cellulose phản ứng tạo 297. 0,6 g xelulozo trinitrate.
⇒ 2 tấn Cellulose phản ứng tạo = 2,2 tấn
⇒ mCellulose trinitrate = 2,2 tấn
Bài 27: (ĐHA-2011) Cho sơ đồ phản ứng:
CH≡ CH + HCN → X; X → polymer Y; X + CH2=CH-CH=CH2 → polymer Z. Y và Z lần lượt dùng để chế tạo vật liệu polymer nào sau đây?
A. Tơ capron và cao su buna.
B. Tơ nylon-6,6 và cao su cloropren.
C. Tơ olon và cao su buna-N.
D. Tơ nitron và cao su buna-S.
Lời giải:
Đáp án: C
CH≡CH + HCN CH2=CH-CN
nCH2=CH-CN -[-CH2-CH(CN)-]n- (tơ olon hay tơ nitrin)
nCH2=CH-CH=CH2 + nCH2=CH-CN
-[-CH2-CH=CH-CH2-CH2-CH(CN)-]n- (cao su buna-N)
Bài 28: (ĐHB-2011) Cho các tơ sau: tơ Cellulose axetat, tơ capron, tơ nitron, tơ visco, tơ nylon-6,6. Có bao nhiêu tơ thuộc loại tơ poliamit?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Lời giải:
Đáp án: B
Các tơ thuộc loại tơ poliamit là tơ capron, tơ nylon-6,6.
Bài 29: (CĐ 2011) Cho các polymer : (1) polyethylene , (2) poly (methyl metacrylat), (3) polibutadiene, (4) polistiren, (5) poly (vinyl acetate) và (6) tơ nylon-6,6. Trong các polymer trên, các polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
A. (2),(3),(6) B. (2),(5),(6) C. (1),(4),(5) D. (1),(2),(5)
Lời giải:
Đáp án: B
Các polymer có thể bị thuỷ phân trong dung dịch axit và dung dịch kiềm là:
poly (methyl metacrylat), poly (vinyl acetate), tơ nylon-6,6
Bài 30: (ĐHA-2011) Trong các polymer sau: (1) poly (methyl metacrylat); (2) polistiren; (3) nylon-7; (4) poly (etylen-terephtalat); (5) nylon-6,6; (6) poly (vinyl acetate), các polymer là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng là:
A. (1), (3), (6). B. (3), (4), (5). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (5).
Lời giải:
Đáp án: B
(1) poly (methyl metacrylat) được điều chế bằng cách trùng hợp methyl metacrylat.
CH2=C(CH3)COOCH3 [-CH2-C(CH3)(COOCH3)-]n.
(2) Polistiren được điều chế bằng cách trùng hợp styrene.
C6H5CH=CH2 [-CH2-CH(C6H5)-]n.
(3) nylon-7 được điều chế bằng cách trùng ngưng axit 7-aminoheptanoic.
nH2N-(CH2)6-COOH [-HN-(CH2)6-CO-]n + nH2O.
(4) poly (etylen - terephtalat) được điều chế bằng cách trùng ngưng ethylene glycol và axit terephtalic.
nHOCH2CH2OH + nHOOC-C6H4-COOH
(-OCH2-CH2OOC-C6H4-CO-)n.
(5) nylon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic.
nH2N-(CH2)6-NH2 + nHOOC-(CH2)4-COOH
[-HN-(CH2)6-NH-OC-(CH2)4-CO-]n + 2nH2O.
(6) poly (vinyl acetate) được điều chế bằng cách trùng hợp vinyl acetate.
nCH3COOCH=CH2 [-CH2-CH(OOCCH3)-]n.
Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:
- 30 câu hỏi trắc nghiệm lý thuyết về polymer có đáp án
- Bài tập về danh pháp, phân loại polymer
- Bài tập về gọi tên các polymer quan trọng thường gặp
- Dạng bài tập về các loại chất dẻo
- Dạng bài tập về phân loại tơ
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều