Cách giải Bài tập về danh pháp, phân loại polymer (hay, chi tiết)

Bài viết Cách giải Bài tập về danh pháp, phân loại polymer với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách giải Bài tập về danh pháp, phân loại polymer .

Cách giải Bài tập về danh pháp, phân loại polymer (hay, chi tiết)

Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Kiến thức cần nhớ

*Tóm tắt lý thuyết

1. Khái niệm

polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị nhỏ (gọi là mắt xích) liên kết với nhau.

Ví dụ: ( -CH2–CH=CH–CH2-)n. do các mắt xích -CH2–CH=CH–CH2- liên kết với nhau tạo nên. Hệ số n được gọi là hệ số polymer hóa hay độ polymer hóa. Các phân tử tạo nên từng mắt xích của polymer được gọi là monome

2. Phân loại

a) Theo nguồn gốc:

Thiên nhiên Tổng hợp Nhân tạo(bán tổng hợp)

- Có nguồn gốc từ thiên nhiên

- Ví dụ: Cellulose, tinh bột,..

- Do con người tổng hợp nên

- Ví dụ: polyethylene, poly (vinyl chloride),..

- Lấy polymer thiên nhiên và chế hóa thành polymer mới

- Ví dụ: tơ axetat, tơ visco,...

b) Theo cách tổng hợp:

polymer trùng hợp polymer trùng ngưng

- Tổng hợp bằng phản ứng trùng hợp

- Ví dụ: polyethylene, poly (methyl metarylat)

- Tổng hợp bằng phản ứng trùng ngưng

- Ví dụ: nylon-6, poly (phenol - fomandehit)

Ví dụ minh họa

Câu 1: Trong số các loại to sau: tơ tằm, tơ visco, tơ nylon -6,6, tơ axetat, tơ capron, tơ enang; những loại tơ thuộc loại tơ nhân tạo là:

A. tơ tằm và tơ enang.    B. tơ visco và tơ nylon -6,6.

C. tơ nylon -6,6 và tơ capron.    D. tơ visco và tơ axetat.

Câu 2: polymer nào sau đây thuộc loại polymer thiên nhiên?

A. Polistiren.    B. Polipropilen.    C. Tinh bột.    D. polyethylene.

Đáp án: C

polymer thiên thiên phổ biến đó là tinh bột, Cellulose, tơ tằm

Câu 3: Cho các loại tơ: bông, tơ capron, tơ Cellulose axetat, tơ tằm, tơ nitron, nylon-6,6. Số tơ tổng hợp là

A. 5.    B. 2.    C. 3.    D. 4.

Đáp án: C

Bông, tơ tằm thuộc loại tơ thiên nhiên

Tơ Cellulose axetat thuộc loại tơ nhân tạo

tơ capron, tơ nitron, nylon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp

Câu 4: Trong số các polymer:tơ tằm, sợi bông, len, tơ enang, tơ visco, nylon-6,6, tơ axetat, loại tơ có nguồn gốc Cellulose là

A. Tơ tằm, sợi bông,nylon-6,6    B. Sợi bông, len, nylon-6,6

C. Tơ visco, nylon-6,6, tơ axetat    D. Sợi bông, tơ axetat, tơ visco

Đáp án: D

Sợi bông là tơ thiên nhiên có nguồn gốc Cellulose.

Tơ axetat, tơ visco là các loại tơ bán tổng hợp có nguồn gốc từ Cellulose.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Nhận định đúng là:

A. Cao su là polymer thiên nhiên của isoprenee.

B. Sợi Cellulose có thể bị đepolymer hóa khi bị đun nóng.

C. Monome là mắt xích cơ bản trong phân tử polymer.

D. polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn, do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

Lời giải:

Đáp án: D

Bài 2: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

A. nhiệt phân.    B. trao đổi.    C. trùng hợp.    D. trùng ngưng.

Lời giải:

Đáp án: D

Quá trình kết hợp nhiều phân tử nhỏ (monome) thành phân tử lớn (polymer) đồng thời giải phóng những phân tử nhỏ khác (thí dụ H2O) được gọi là phản ứng trùng ngưng.

Bài 3: Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polymer được gọi là:

A. số monome    B. hệ số polymer hóa

C. bản chất polymer    D. hệ số trùng hợp

Lời giải:

Đáp án: B

Số mắt xích cấu trúc lặp lại trong phân tử polymer được gọi là hệ số polymer hóa hay độ polymer hóa.

Bài 4: Thế nào là phản ứng đồng trùng hợp:

A. Các monome giống nhau kết hợp thành polymer

B. Các monome có các nhóm chức kết hợp với nhau

C. Một monome tạo thành nhiều loại hợp chất khác nhau

D. Hai hay nhiều loại monome kết hợp lại thành polymer

Lời giải:

Đáp án: D

Phản ứng đồng trùng hợp là quá trình kết hợp của hai hay nhiều loại monome.

Bài 5: Tơ nào sau đây thuộc loại tơ bán tổng hợp (tơ nhân tạo)?

A. Bông.    B. Tơ visco.    C. Tơ nylon-6,6.    D. Tơ tằm.

Lời giải:

Đáp án: B

Tơ nhân tạo (hay tơ bán tổng hợp) là tơ visco và tơ axetat.

Bài 6: polymer nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?

A. Poli vinyl chloride.    B. Poli saccarit.    C. Protein.    D. nylon – 6;6.

Lời giải:

Đáp án: A

nCH2=CHCl Bài tập polymer trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12 (-CH2-CH-Cl-)n

Bài 7: Tơ nylon-6 thuộc loại:

A. tơ nhân tạo.    B. tơ thiên nhiên.

C. tơ polieste.    D. tơ poliamit.

Lời giải:

Đáp án: D

Tơ nylon-6 tạo thành từ NH2−[CH2]5−COOHNH2−[CH2]5−COOH và là tơ poliamit do có liên kết CO-NH

Bài 8: polymer được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là

A. nylon-6,6.    B. poly (methyl metacrylat).

C. poly (vinyl chloride).    D. polyethylene.

Lời giải:

Đáp án: A

nylon-6,6 được điều chế bằng cách trùng ngưng hexametylenđiamin và axit ađipic:

nH2N[CH2]6NH2 + nHOOC[CH2]4COOH Bài tập polymer trong đề thi đại học | Hóa học lớp 12

-(NH[CH2]6NHCO[CH2]4CO-)n- + 2nH2O

Bài giảng: Bài tập tổng hợp về polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 12 có trong đề thi Tốt nghiệp THPT khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

polymer-va-vat-lieu-polime.jsp

Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên