Chất béo là gì (chi tiết nhất)
Bài viết Chất béo là gì lớp 9 chi tiết nhất là kiến thức có trong chương trình Khoa học tự nhiên 9 giúp học sinh nắm vững kiến thức trọng tâm về Chất béo.
Chất béo là gì (chi tiết nhất)
1. Chất béo là gì?
Chất béo là các triester (loại ester chứa 3 nhóm -COO- trong phân tử) của glycerol và acid béo, có công thức cấu tạo thu gọn là (RCOO)3C3H5. R có thể giống nhau hoặc khác nhau, thường là - C17H35, - C15H31, - C17H33,...
Ví dụ: Một số chất béo đơn giản thường gặp như glyceryl tristearate (C17H35COO)3C3H5, glyceryl tripalmitate (C15H31COO)3C3H5,…
2. Kiến thức mở rộng
a. Tính chất vật lí
Ở điều kiện thường, một số chất béo tồn tại ở trạng thái lỏng như dầu lạc, dầu hướng dương, dầu cá,...; một số chất béo tồn tại ở trạng thái rắn như các loại mỡ động vật, bơ,...
Các chất béo nhẹ hơn nước, không tan trong nước và tan trong một số dung môi hữu cơ như benzene, xăng,...
b. Tính chất hoá học
Chất béo có thể bị thuỷ phân hoàn toàn trong môi trường kiểm. Khi đun nóng chất béo với dung dịch NaOH (hoặc KOH), sản phẩm thu được là muối Na (hoặc K) của acid béo và glycerol.
Ví dụ: (RCOO)3C3H5 + 3NaOH 3RCOONa + C3H5(OH)3
Muối Na (hoặc K) của các acid béo được sử dụng làm xà phòng nên loại phản ứng này có tên là phản ứng xà phòng hoá.
c. Ứng dụng
- Chất béo là một trong các thực phẩm thiết yếu của con người, được sử dụng dưới dạng dầu thực vật (như dầu hướng dương, đậu nành, lạc,...), mỡ động vật (như mỡ lợn, bò, cá,...), bơ hoặc một số loại hạt (lạc, vừng, hạnh nhân, óc chó,...).
- Chất béo còn được dùng trong công nghiệp mĩ phẩm (chất làm mềm, dưỡng ẩm,...), dược phẩm, nhiên liệu (dầu diesel sinh học), nguyên liệu (sản xuất xà phòng),...
3. Bài tập minh họa
Câu 1: Chất nào sau đây không phải chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5.
B. (C17H33COO)3C3H5.
C. (C17H35COO)3C3H5.
D. (C15H31COO)3C3H5.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Câu 2: Đâu không phải chất béo trong các chất sau?
A. Dầu luyn.
B. Dầu lạc.
C. Dầu dừa.
D. Dầu mè.
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Dầu luyn là loại dầu dùng để bôi trơn máy móc, có thành phần là các hydrocarbon nên không phải là chất béo.
Câu 3: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Chất béo không tan trong nước.
B. Các acid béo là acid hữu cơ, có công thức chung là RCOOH.
C. Dầu ăn và dầu mỏ có thành phần nguyên tố giống nhau.
D. Chất béo tan được trong xăng, benzen…
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Dầu ăn là chất béo thành phần nguyên tố trong dầu ăn gồm C, H, O.
Dầu mỏ là hỗn hợp tự nhiên của nhiều loại hydrocarbon nên thành phần nguyên tố trong dầu mỏ là C và H.
Câu 4: Ứng dụng của chất béo là:
A. Chất béo là thành phần cơ bản trong thức ăn của người và động vật.
B. Trong công nghiệp, chất béo chủ yếu dùng để sản xuất xà phòng.
C. Chất béo dùng để sản xuất glycerol.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Câu 5: Thủy phân chất béo trong môi trường kiềm thu được
A. glycerol và muối của một acid béo.
B. glycerol và acid béo.
C. glycerol và acid hữu cơ.
D. glycerol và muối của các acid béo.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
Câu 6: Xà phòng hóa chất nào sau đây thu được glycerol?
A. Glyceryl tristearate (C17H35COO)3C3H5
B. Methyl acetate CH3COOCH3
C. Methyl formate HCOOCH3
D. Phenyl acetate CH3COOC6H5
Hướng dẫn giải
Đáp án A
Xà phòng hóa glyceryl tristearate để thu được glycerol
Phương trình phản ứng:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
Câu 7: Đun nóng 53,4 gam chất béo (C17H35COO)3C3H5 với dung dịch NaOH dư (hiệu suất 100%), khối lượng glycerol thu được là
A. 7,15 gam
B. 4,45 gam
C. 6,50 gam
D. 5,52 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án D
= 0,06(mol)
Phương trình phản ứng:
(C17H35COO)3C3H5 + 3NaOH → 3C17H35COONa + C3H5(OH)3
0,06 0,06
Theo phương trình phản ứng ta có
= 0,06 (mol)
Vậy khối lượng glycerol thu được là
= 0,06.92 = 5,52(g)
Câu 8: Thủy phân hòa toàn 34,32 gam một loại chất béo cần vừa đủ 4,8 gam NaOH, thu được sản phẩm gồm 3,68 gam glycerol và hỗn hợp muối của các acid béo. Khối lượng hỗn hợp các muối là
A. 34,66 gam
B. 35,44 gam
C. 36,02 gam
D. 37,04 gam
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Phương trình hóa học
(RCOO)3C3H5 + 3NaOH → 3RCOONa + C3H5(OH)3
Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng ta có:
mchất béo + mNaOH = mmuối + mglycerol
⇒mmuối = 34,32 + 4,8 - 3,68 = 35,44 gam.
Xem thêm các bài viết về định nghĩa & khái niệm môn Hóa học hay, chi tiết khác:
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều