Lý thuyết tổng hợp về polymer và vật liệu polymer (hay, chi tiết nhất)



Bài viết Lý thuyết tổng hợp về polymer và vật liệu polymer với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Lý thuyết tổng hợp về polymer và vật liệu polymer.

Lý thuyết tổng hợp về polymer và vật liệu polymer (hay, chi tiết nhất)

Bài giảng: Bài tập lý thuyết về polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Bài 15: Luyện tập: polymer và vật liệu polymer - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. polymer

1. Khái niệm

    - polymer là những hợp chất có phân tử khối rất lớn do nhiều đơn vị cơ sở (gọi là các mắc xích) liên kết lại với nhau.

    - Chỉ số n gọi là hệ số polymer hóa hay độ polymer hóa n càng lớn thì phân tử khối của polymer càng cao.

2. Cấu trúc

    polymer có:

    - Mạch không phân nhánh, như amylose của tinh bột.

    - Mạch phân nhánh, như amilopectin của tinh bột, glicogen…

    - Mạch không gian, như cao su lưu hóa, nhựa bakelit…

3. Tính chất

    a. Tính chất vật lý

    - Hầu hết polymer là chất rắn, không tan trong nước, không bay hơi. Có nhiệt độ nóng chảy không xác định.

    - Nhiều polymer có tính dẻo, tính đàn hồi

    - Nhiều polymer cách nhiệt, cách điện, bán dẫn, dai bền…

    - Nhiều polymer trong suốt, không giòn: thủy tinh hữu cơ.

    b. Tính chất hóa học

    * Phản ứng cắt mạch.

    - Các polymer có nhóm chức trong mạch dễ bị thủy phân, như:

       Tinh bột, Cellulose thủy phân thành glucose

       polypeptide, poliamit thủy phân thành các amino acid

    - polymer trùng hợp bị nhiệt phân thành polymer ngắn hơn hoặc monome ban đầu.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    * Phản ứng cộng ở polymer không no.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    * Phản ứng tăng mạch cacbon.

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

4. Điều chế

    a. Phương pháp trùng hợp.

    - Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) giống nhau hay tương tự nhau tạo thành polymer (phân tử lớn).

    - Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng hợp:

       + Phân tử phải có liên kết đôi, như CH2 = CH2; C6H5 – CH = CH2; CH2 = CH – Cl …

       + Phân tử có vòng kém bền

    b. Phương pháp trùng ngưng.

    - Là quá trình cộng hợp nhiều monome (phân tử nhỏ) tạo thành polymer (phân tử lớn) đồng thời giải phóng ra nhiều phân tử nhỏ khác như H2O.

    - Điều kiện để phân tử có phản ứng trùng ngưng:

       + Monome phải có ít nhất hai nhóm chức có khả năng phản ứng hóa học như: -NH2, -OH, -COOH…

II. Vật liệu polymer

1. Chất dẻo.

    - Là những vật liệu polymer có tính dẻo.

    Tính dẻo: là tính bị biến dạng khi chịu tác dụng của nhiệt, áp lực bên ngoài và vẫn giữ nguyên được sự biến dạng đó khi thôi tác dụng.

2. Tơ

    - Là những vật liệu polymer hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định.

    - Trong tơ có polymer, polymer này có đặc tính

       + Không phân nhánh, xếp song song nhau

       + Rắn, bền nhiệt, bền với dung môi thường.

       + Mềm, dai, không độc và có khả năng nhuộm màu tốt.

3. Cao su

    - Là vật liệu polymer có tính đàn hồi.

    - Có 2 loại: cao su tự nhiên và cao su tổng hợp

4. Keo dán tổng hợp

    - Keo dán là loại vật liệu có khả năng kết dính hai mảnh vật liệu rắn giống hoặc khác nhau mà không làm biến đổi bản chất của các vật liệu được kết dính.

    - Bản chất:

       + Có thể tạo ra màng hết sức mỏng, bền gắn chắc giữa hai mảnh vật liệu.

       + Lớp màng mỏng này phải bám chắc vào 2 mảnh vật liệu được dán.

5. Vật liệu compozit:

    - Vật liệu gồm polymer làm nhựa nèn tổ hợp với các vật liệu vô cơ, hữu cơ khác.

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


polymer-va-vat-lieu-polime.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên