Tính chất của Nhôm (Al) (Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng)
Bài viết Tính chất của Nhôm (Al) (Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng) với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của Nhôm (Al) (Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng).
Tính chất của Nhôm (Al) (Tính chất hóa học, vật lí, Điều chế, Ứng dụng)
Bài giảng: Bài 27: Nhôm và hợp chất của nhôm - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)
I. Vị trí, cấu tạo
- Nhôm có số hiệu nguyên tử 13, thuộc nhóm IIIA, chu kì 3.
- Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p1, hay [Ne] 3s23p1.
- Mạng tinh thể: nhôm có cấu tạo kiểu mạng lập phương tâm diện.
II. Tính chất vật lý
- Nhôm là kim loại nhẹ, màu trắng bạc.
- Nhôm rất dẻo, dẫn điện, dẫn nhiệt rất tốt.
III. Tính chất hóa học
Tính khử mạnh: Al → Al3+ + 3e
1. Tác dụng với phi kim
- Với oxi: Ở to thường tạo lớp màng oxit bảo vệ. Nếu đốt bột nhôm thì sẽ phản ứng mạnh.
Ví dụ:
- Với phi kim khác:
+ Với Cl2, Br2 phản ứng ngay ở to thường tạo thành AlCl3, AlBr3 phản ứng bốc cháy.
Ví dụ:
+ Khi đun nóng, phản ứng được với I2, S. Khi đun nóng mạnh, phản ứng được với N2, C.
2. Tác dụng với axit
- Axit thường: khử dễ dàng ion H+ thành H2.
Al + 3HCl → AlCl3 + 3/2 H2
- Axit oxi hóa: Không tác dụng với axit H2SO4, HNO3 đặc nguội. Al tác dụng mạnh với axit HNO3 loãng, H2SO4 đặc, nóng.
Ví dụ:
3. Tác dụng với oxit kim loại – Phản ứng nhiệt nhôm
Ở to cao, Al khử được nhiều ion kim loại trong oxit như (Fe2O3, Cr2O3, CuO …) thành kim loại tự do.
Ví dụ:
4. Tác dụng với nước
Vật bằng nhôm không tác dụng với H2O ở bất kì to nào vì có lớp oxit bảo vệ. Nếu phá bỏ lớp bảo vệ, nhôm khử được nước ở to thường, nhưng phản ứng nhanh chóng dừng lại vì tạo kết tủa Al(OH)3.
5. Tác dụng với dung dịch kiềm
Al + NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4] + 3/2 H2↑
Phương trình ion thu gọn:
Al + OH- + 3H2O → [(Al(OH)4]- + 3/2 H2↑
Với chương trình cơ bản có thể viết:
Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2 H2↑
IV. Ứng dụng, điều chế
1. Ứng dụng
- Nhôm có nhiều ưu điểm nhưng vì nó khá mềm lại kém dai nên người ta thường chế tạo hợp kim nhôm với magie, đồng, silic... để tăng độ bền.
+ Đura (95% Al, 4%Cu, 1%Mg, Mn, Si). Hợp kim đura nhẹ bằng 1/3 thép, cứng gần như thép.
+ Silumin (∼90% Al, 10%Si): nhẹ, bền.
+ Almelec (98,5% Al. còn lại là Mg, Si, Fe) dùng làm dây cáp.
+ Hợp kim electron (10,5% Al, 83,3% Mg, còn lại là Zn, Mn...), hợp kim này chỉ nặng bằng 65% Al lại bền hơn thép, chịu được sự thay đổi đột ngột nhiệt độ trong một giới hạn lớn nên được dùng làm vỏ tên lửa
- Nhôm được dùng chế tạo các thiết bị trao đổi nhiệt và dụng cụ nấu ăn gia đình, nhôm còn được dùng là khung cửa và trang trí nội thất.
- Bột nhôm dùng để chế tạo hỗn hợp tecmit (hỗn hợp bột Al và Fe2O3), được dùng để hàn đường ray, ...
2. Điều chế
Từ quặng boxit (Al2O3.Fe2O3.SiO2) cho tác dụng với dung dịch NaOH đặc, chất không tan là Fe2O3.
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4]
SiO2 + 2NaOH → Na2SiO2 + H2O
Sục CO2 dư vào hỗn hợp dung dịch Al(OH)3 kết tủa trở lại:
Na[(Al(OH)4] + CO2 → Al(OH)3 + NaHCO3
Lọc kết tủa, nung đến khối lượng không đổi:
Điện phân nóng chảy nhôm oxit và hỗn hợp cryolit (N) ở 900oC.
Vai trò của cryolit:
Giảm nhiệt độ nóng chảy của Al2O3.
Tăng khả năng dẫn điện của dung dịch điện phân.
Tạo lớp xỉ trên bề mặt, ngăn cản quá trình oxi hóa Al của oxi.
V. Một số hợp chất quan trọng
1. Nhôm oxit: Al2O3
- Tính chất vật lý
+ Màu trắng, bền với nhiệt, không nóng chảy.
+ Không tác dụng với nước, không tan trong nước.
- Tính chất hóa học
+ Là oxit lưỡng tính : phản ứng với kiềm nóng chảy và dung dịch axit:
Al2O3 + 2NaOH + 3H2O → Na[(Al(OH)4]
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
+ Vì rất bền nên Al2O3 rất khó bị khử thành kim loại: Khử Al2O3 bằng C không cho Al mà thu được Al4C3:
Al2O3 + 9C → Al4C3 + 6CO
+ Al2O3 không tác dụng với H2, CO ở bất kì nhiệt độ nào.
- Ứng dụng:
+ Điều chế đá quý nhân tạo
+ Tinh thể Al2O3 còn được dùng để chế tạo các chi tiết trong các ngành kĩ thuật chính xác như chân kính đồng hồ, thiết bị phát tia laze,...
+ Bột Al2O3 có độ cứng cao (emeri) được dùng làm vật liệu mài.
+ Phần chủ yếu nhôm oxit được dùng để điều chế nhôm.
+ Ngoài ra, Al2O3 còn được dùng làm vật liệu chịu lửa: chén nung, ống nung và lớp lót trong các lò điện. Nhôm oxit tinh khiết còn được dùng làm ximăng tram răng.
- Điều chế: Trong công nghiệp, Al2O3 được điều chế bằng cách nung Al(OH)3- ở nhiệt độ cao 1200 – 1400oC:
2Al(OH)3 → Al2O3 + 3H2O
2. Nhôm hydroxit: Al(OH)3
- Tính chất vật lý
+ Là hợp chất màu trắng, kết tủa keo, không tan trong nước, không bền nhiệt.
- Tính chất hóa học
+ Dễ bị nhiệt phân thành nhôm oxit:
2Al(OH)3 −tº, xt→) Al2O3 + 3H2O
+ Là hợp chất lưỡng tính, tan trong axit và bazo:
Al(OH)3 + 3H+ → Al3+ + 3H2O
Al(OH)3 + OH- → [(Al(OH)4]-
- Điều chế
Cho muối Al3+ phản ứng với dung dịch NH3 hoặc muối Na2CO3
Al3+ + 3NH3 + 3H2O → Al(OH)3 + 3NH4+
2AlCl3 + 3Na2CO3 + 3H2O → 2Al(OH)3 ↓ + 6NaCl + 3CO2 ↑
Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:
- Lý thuyết Kim loại kiềm
- Lý thuyết Kim loại kiềm thổ
- Lý thuyết Nhôm
- Dạng 1: Tính chất chung của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
- Dạng 2: Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại kiềm, kiềm thổ, nhôm
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Lớp 12 Kết nối tri thức
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT
- Lớp 12 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 12 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 12 - CTST
- Giải sgk Vật Lí 12 - CTST
- Giải sgk Hóa học 12 - CTST
- Giải sgk Sinh học 12 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 12 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 12 - CTST
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - CTST
- Giải sgk Tin học 12 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 12 - CTST
- Lớp 12 Cánh diều
- Soạn văn 12 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 12 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 12 Cánh diều
- Giải sgk Vật Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 12 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 12 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 12 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 12 - Cánh diều