Tính chất của Tinh bột (Tính chất hóa học, vật lí, Cấu tạo, Điều chế, Ứng dụng)



Bài viết Tính chất của Tinh bột với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Tính chất của Tinh bột.

Tính chất của Tinh bột

Bài giảng: Bài 6: saccharose, tinh bột và Cellulose (tiết 1) - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

Bài giảng: Bài 6: saccharose, tinh bột và Cellulose (tiết 2) - Cô Nguyễn Thị Thu (Giáo viên VietJack)

I. Cấu trúc phân tử

    Tinh bột là hỗn hợp của hai loại polisaccarit: amylose và amilopectin, trong đó amylose chiếm 20 – 30 % khối lượng tinh bột

1. Phân tử amylose

    - Các gốc α – glucose liên kết với nhau bằng liên kết α – 1,4 – glicozit tạo thành mạch không phân nhánh

    - Phân tử amylose không duỗi thẳng mà xoắn lại thành hình lò xo. Mỗi vòng xoắn gồm 6 gốc glucose

2. Phân tử amilopectin

    - Các gốc α – glucose liên kết với nhau bằng 2 loại liên kết:

        + Liên kết α – 1,4 – glicozit để tạo thành một chuỗi dài (20 – 30 mắt xích α – glucose)

        + Liên kết α – 1,6 – glicozit để tạo nhánh

II. Tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên

    - Tinh bột là chất rắn vô định hình, màu trắng, không tan trong nước nguội

    - Trong nước nóng từ 65oC trở lên, tinh bột chuyển thành dung dịch keo (hồ tinh bột)

    - Tinh bột có nhiều trong các loại ngũ cốc, củ (khoai, sắn), quả (táo, chuối)...

III. Tính chất hóa học

1. Phản ứng của polisaccarit (thủy phân)

    - Thủy phân nhờ xúc tác axit vô cơ: dung dịch thu được sau phản ứng có khả năng tráng bạc

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

    - Thủy phân nhờ enzim:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

2. Phản ứng màu với dung dịch iot (đặc trưng)

    Hồ tinh bột + dung dịch I2 → hợp chất màu xanh tím

    - Đun nóng thì thấy mất màu, để nguội thì màu xanh tím lại xuất hiện

3. Điều chế

    Trong tự nhiên, tinh bột được tổng hợp chủ yếu nhờ quá trình quang hợp của cây xanh.

    6nCO2 + 5nH2O → (C6H10O5)n + 6nO2 (clorofin, ánh sáng)

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

IV. Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể

    - Tinh bột trong các loại lương thực là một trong những thức ăn cơ bản của con người.

    - Khi ta ăn, tinh bột bị thủy phân nhờ enzim amilaza có trong nước bọt thành đextrin, rồi thành maltose. Ở ruột, enzim mantaza giúp cho việc thủy phân maltose thành glucose. glucose được hấp thụ qua thành mao trạng ruột vào máu.

    - Trong máu nồng độ glucose không đổi khoảng 0,1%. Lượng glucose dư được chuyển về gan: ở đây glucose hợp thành enzim thành glicogen (còn gọi là tinh bột động vật) dữ trữ cho cơ thể.

    - Khi nồng độ glucose trong máu giảm xuống dưới 0,1%, glicogen ở gan lại bị thủy phân thành glucose và theo đường máu chuyển đến các mô trong cơ thể.

    - Tại các mô, glucose bị oxi hóa chậm qua các phản ứng phức tạp nhờ enzim thành CO2 và H2O, đồng thời giải phóng năng lượng cho cơ thể hoạt động.

    - Sự chuyển hóa tinh bột trong cơ thể được biểu diễn bởi sơ đồ sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

V. Sự tạo thành tinh bột trong cây xanh

    - Tinh bột được tạo thành trong cây xanh từ khí carbonic và nước nhờ ánh sáng mặt trời. Quá trình tạo thành tinh bột như vậy gọi là quá trình quang hợp.

    - Quá trình xảy ra phức tạp qua nhiều giai đoạn, trong đó có giai đoạn tạo thành glucose, có thể được viết bằng phương trình hóa học đơn giản sau:

Hóa học lớp 12 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 12 có đáp án

Xem thêm các phần Lý thuyết Hóa học lớp 12 ôn thi Tốt nghiệp THPT hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


cacbohidrat.jsp


Giải bài tập lớp 12 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên