Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải (hay, chi tiết)



Với bài viết Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải sẽ giúp học sinh nắm vững lý thuyết, biết cách làm bài tập từ đó có kế hoạch ôn tập hiệu quả để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học 9.

Bài tập nhận biết, phân biệt các hợp chất hữu cơ và cách giải

A. Phương pháp làm bài tập nhận biết chất

- Bước 1: Xác định tính chất riêng của từng chất cụ thể.

- Bước 2: Lựa chọn thuốc thử.

- Bước 3: Trình bày phương pháp nhận biết:

+ Trích mẫu thử (trừ trường hợp nhận biết chất khí)

+ Tiến hành nhận biết

+ Ghi nhận hiện tượng

+ Viết phương trình minh họa.

Bảng nhận biết một số hợp chất hữu cơ hay gặp

Chất

Thuốc thử

Hiện tượng

Phương trình hóa học

Etilen

dung dịch Br2

Làm mất màu dung dịch Brom

C2H4 + Br­2 → C2H4Br2

acetylene

dung dịch Br2

AgNO3/NH3

- Làm nhạt màu da cam của dd Br2 (hoặc mất màu)

- Xuất hiện kết tủa vàng nhạt

C2H2 + 2Br2   → C2H2Br4

CHCH+2AgNO3+2NH3AgCCAg+2NH4NO3

methane

Khí clo

(+ quỳ tím)

Làm nhạt màu vàng lục của khí clo, khi cho sản phẩm thử với quỳ tím ẩm thì quỳ tím hóa đỏ.

CH4 + Cl2 ánhsáng  CH3Cl + HCl

ethylic alcohol

Na kim loại

Na tan dần, có bọt khí thoát ra.

2C2H5OH + 2Na →2C2H5ONa + H2↑­

acetic acid

Quỳ tím

Muối carbonate

Quỳ tím hóa đỏ.

Có bọt khí thoát ra.

2CH3COOH + Na­2CO3→2CH3COONa +  CO2↑­ + H2O

benzene

Sản phẩm cháy qua nước vôi trong

Sản phẩm cháy làm đục nước vôi trong

2C6H6  + 15O2  → 12CO2 +  6H2O

Dung dịch glucose

Dung dịch AgNO3/NH3

(có đun nhẹ)

Xuất hiện kết tủa bạc.

C6H12O6 + Ag2O  → C6H12O7  +2Ag↓

Tinh bột

Dung dịch iot

Xuất hiện màu xanh

Lòng trắng trứng

Đun nóng

Bị kết tủa- đông tụ lại

B. Ví dụ minh họa

Ví dụ 1: Thuốc thử dùng đề phân biệt acetic acid và ethylic alcohol là

A. kim loại Na.

B. quỳ tím.

C. dung dịch NaNO3.

D. dung dịch NaCl.

Lời giải:

Đáp án B

Do acetic acid làm đổi màu quỳ tím sang đỏ; còn ethylic alcohol không có tính chất này.

Ví dụ 2: Thuốc thử nào sau đây dùng để phân biệt acetylene, etilen và methane?

A. Quỳ tím.

B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. Dung dịch nước brom.

D. Dung dịch AgNO3/NH3 và dd brom.

Lời giải:

Thuốc thử

acetylene

Etilen

methane

AgNO3/NH3

Xuất hiện kết tủa vàng nhạt

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Dd brom

////

Nhạt màu nước brom

Không hiện tượng

Phương trình hóa học

CHCH+2AgNO3+2NH3AgCCAg+2NH4NO3

CH2=CH2+Br2CH2BrCH2Br

Đáp án D

C. Bài tập vận dụng

Câu 1: Cho 4 lọ đựng chất khí bị mất nhãn: CH4, C2H2, C2H4, CO2. Thuốc thử được dùng để nhận biết các chất trên là

A. Dung dịch AgNO3/NH3, dung dịch brom.

B. Nước vôi trong, dung dịch AgNO3/NH3 và dung dịch brom.

C. Dung dịch nước clo và dung dịch brom.

D. Dung dịch nước clo và nước vôi trong.

Lời giải:

Thuốc thử

CH4

C2H2

C2H4

CO2

Nước vôi trong

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Làm đục nước vôi trong

Dung dịch AgNO3/NH3

Không hiện tượng

Xuất hiện kết tủa vàng nhạt

Không hiện tượng

////

Dd nước brom

Không hiện tượng

////

Mất màu nước brom

////

Phương trình phản ứng:

CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3↓ + H2O

CHCH+2AgNO3+2NH3AgCCAg+2NH4NO3

CH2=CH2+Br2CH2BrCH2Br

Đáp án B

Câu 2: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucose, hồ tinh bột, ethyl alcohol. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch iot.                                                  

B. Dung dịch axit.

C. Dung dịch iot và Ag2O/NH3.              

D. Phản ứng với Na.

Lời giải:

Chất thử

glucose

Hồ tinh bột

ethyl alcohol

Dung dịch iot

Không hiện tượng

Xuất hiện màu xanh

Không hiện tượng

Ag2O/NH3

Xuất hiện kết tủa

////

Không hiện tượng

Phương trình hóa học:

C6H12O6 + Ag2NH3,to  C6H12O7  +2Ag¯

Đáp án C

Câu 3: Thuốc thử dùng để nhận biết acetylene với etilen là

A. Dung dịch brom.

B. Dung dịch AgNO3/NH3

C. Quỳ tím.

D. Khí Clo.

Lời giải:

Thuốc thử

acetylene

Etilen

AgNO3/NH3

Xuất hiện kết tủa vàng nhạt

Không hiện tượng

Phương trình hóa học:

CHCH+2AgNO3+2NH3AgCCAg+2NH4NO3

Đáp án B

Câu 4: Thuốc thử hóa học để phân biệt acetylene và methane?

A. Khí oxi.

B. Dung dịch iot.

C. Quỳ tím.

D. Dung dịch brom.

 Hướng dẫn giải:

- Thuốc thử: dd brom.

- Hiện tượng: acetylene làm mất màu nước brom còn methane thì không có hiện tượng

- Phương trình:C2H2+2Br2CHBr2CHBr2

Đáp án D

Câu 5: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất: benzene, ethylic alcohol và acetic acid là

A. quỳ tím và kim loại Na.

B. quỳ tím.

C. kim loại Na

D. dung dịch kiềm NaOH.

Lời giải:

benzene

ethylic alcohol

acetic acid

Quỳ tím

Không đổi màu

Không đổi màu

Đổi màu đỏ

Kim loại Na

Không hiện tượng

Có khí thoát ra

////

Phương trình phản ứng:

2C2H5OH + 2Na →2C2H5ONa    + H2

Đáp án A

Câu 6: Thuốc thử dùng để nhận biết: ethylic alcohol, dung dịch saccharose, dung dịch glucose, acetic acid là

A. kim loại Na và quỳ tím.

B. quỳ tím, kim loại Na và dung dịch AgNO3/NH3.

C. dung dịch hồ tinh bột, AgNO3/NH3 và NaOH..

D. quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và AgNO3/NH3.

Lời giải:

ethylic alcohol

saccharose

glucose

acetic acid

Quỳ tím

Không đổi màu

Không đổi màu

Không đổi màu

Đổi màu đỏ

Kim loại Na

Có khí thoát ra

Không hiện tượng

Không hiện tượng

////

AgNO3/NH3

////

Không hiện tượng

Xuất hiện kết tủa

////

Phương trình hóa học:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa    + H2

C6H12O6 + Ag2O  NH3,to C6H12O7  +2Ag↓

Đáp án B.

Câu 7: Thuốc thử dùng để nhận biết các chất lỏng sau đựng trong các lọ mất nhãn: C6H6, C2H5OH, CH3COOH, dd glucose là

A. kim loại Na và quỳ tím.

B. quỳ tím, dung dịch hồ tinh bột và Ag2O/ NH3.

C. dung dịch hồ tinh bột, Ag2O/ NH3 và NaOH..

D. quỳ tím, kim loại Na và dung dịch Ag2O/ NH3.

Lời giải:

C6H6

C2H5OH

CH3COOH

C6H12O6

Quỳ tím

Không đổi màu

Không đổi màu

Đổi màu đỏ

Không đổi màu

Ag2O /NH3

Không hiện tượng

Không hiện tượng

////

Xuất hiện kết tủa

Kim loại Na

Không hiện tượng

Có khí thoát ra

////

////

Phương trình hóa học:

2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa    + H2

C6H12O6 + Ag2O  NH3,to C6H12O7  +2Ag↓

Đáp án D

Câu 8: Ba ống nghiệm không nhãn, chứa riêng biệt 3 dung dịch: glucose, tinh bột, saccharose. Để phân biệt 3 dung dịch người ta dùng thuốc thử nào sau đây?

A. Dung dịch Iot.                                                  

B. Dung dịch axit.

C. Dung dịch Iot và Ag2O/NH3.

D. Phản ứng với Na.

Lời giải:

Chất khử

glucose

Tinh bột

saccharose

Dung dịch iot

Không hiện tượng

Xuất hiện màu xanh

Không hiện tượng

Ag2O/NH3

Xuất hiện kết tủa

////

Không hiện tượng

Phương trình hóa học:

C6H12O6 + Ag2O  NH3,to C6H12O7  +2Ag↓

Đáp án C

Câu 9: Để phân biệt saccharose, tinh bột, Cellulose ở dạng bột nên dùng cách nào sau đây?

A. Cho từng chất tác dụng với HNO3/H2SO4.

B. Cho từng chất tác dụng với dd I2.

C. Hoà tan từng chất vào nước, đun nóng nhẹ và thử với dd iot.

D. Cho từng chất tác dụng với vôi sữa.

Lời giải:

Chất thử

saccharose

Tinh bột

Cellulose

Hòa tan vào nước và đun nóng

Dễ tan trong nước

Tạo dung dịch keo

Không tan

Dung dịch iot

Không hiện tượng

Dung dịch màu xanh

////

Đáp án C

Câu 10: Trong điều kiện thường, X là chất rắn, dạng sợi màu trắng. Phân tử X có cấu trúc mạch không phân nhánh, không xoắn. Thủy phân X trong môi trường axit, thu được glucose. Tên gọi của X là

A. fructose.           B. amilopectin.       C. Cellulose.                   D. saccharose.

Lời giải:

Đáp án C

Dựa trên các tính chất xác định được X là Cellulose.

D. Bài tập tự luyện

Câu 1: Thuốc thử dùng để phân biệt propionic acid và acrylic acid là

A. Dung dịch NaOH.                                    

B. Dung dịch Br2.      

C. C2H5OH.                                                             

D. Dung dịch HBr.

Câu 2: Có thể phân biệt CH3CHO và C2H5OH bằng phản ứng với

A. Na.                             

B. AgNO3/NH3.              

C. Cu(OH)2/NaOH.                  

D. Cả A, B, C đều đúng.   

Câu 3: Dùng thuốc thử nào dưới đây có thể phân biệt được các chất benzene, styrenee, ethylbenzene?

A. dung dịch bromine           

B. dung dịch AgNO3/NH3

C. dung dịch KMnO4        

D. dung dịch HNO3

Câu 4: Dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết styrenee, toluene, phenol?

A. Dung dịch Br2.

B. Dung dịch HCl.

C. Dung dịch NaOH.

D. Dung dịch HNO3.

Câu 5: Phân biệt các dung dịch keo: hồ tinh bột, xà phòng, lòng trắng trứng, ta dùng

A. HCl, bột Al.

B. NaOH, HNO3.

C. NaOH, I2.

D. HNO3, I2.

Xem thêm phương pháp giải các dạng bài tập Hóa học lớp 9 hay, chi tiết khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.




Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên