Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ (hay, chi tiết)
Bài viết Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ.
Cách gọi tên các hợp chất hữu cơ (hay, chi tiết)
Lý thuyết và Phương pháp giải
1. Tên gọi thông thường.
Không tuân theo quy tắc khoa học nào, thường xuất hiện từ xưa và bắt nguồn từ nguyên liệu hoặc tên nhà bác học tìm ra, hoặc một địa điểm nào đó trong tính chất của hợp chất đó.
Ví dụ: formic acid (axit kiến); olefin (khí dầu); acetic acid (axit giấm);…
2. Danh pháp hợp lý
Gọi theo hợp chất đơn giản nhất, các hợp chất khác được xem là dẫn xuất của chúng, ở đó nguyên tử H được thay thế bằng các gốc hữu cơ.
Ví dụ: CH3 - OH : methyl alcohol (cacbinol)
CH3 - CH2 - OH : ethylic alcohol (methyl cacbinol)
3. Danh pháp quốc tế:
Gọi theo quy ước của Liên đoàn quốc tế hoá học lý thuyết và ứng dụng (IUPAC).
a) Dựa vào bộ khung C xuất phát từ các hydrocarbon no mạch thẳng.
* Các hợp chất cùng loại (cùng dãy đồng đẳng), cùng nhóm chức thì có đuôi giống nhau.
- Hydrocarbon no (alkane) có đuôi an:
Ví dụ: CH3 – CH2 – CH3 : propane
- Hydrocarbon có nối đôi (alkene) có đuôi en:
Ví dụ: CH2 = CH – CH3 : propen
- Hydrocarbon có nối ba (alkyne) có đuôi in:
Ví dụ: HC≡C– CH3 : propin
-Hợp chất anđehit có đuôi al:
Ví dụ: CH3 – CH2 - CHO : propanal
-Hợp chất rượu có đuôi ol:
Ví dụ: CH3 – CH2 – CH2 - OH : propanol
-Hợp chất axit hữu cơ có đuôi oic:
Ví dụ: CH3 – CH2 - COOH : propanoic.
-Hợp chất ketone có đuôi on:
Ví dụ: CH3 – CHO – CH2 – CH3 : but – 2 - on
* Để chỉ số nguyên tử cacbon có trong mạch chính, người ta dùng các phần nền (phần đầu) sau:
Số nguyên tử C | Phần nền |
1 | meta |
2 | eta |
3 | propa |
4 | buta |
5 | penta |
6 | hexa |
7 | hepta |
8 | octa |
9 | nona |
10 | deca |
……………………….. | ……………………….. |
b) Nhóm thế.
Cần chú ý rằng, trong hoá hữu cơ, tất cả những nguyên tử khác hiđro (như Cl, Br, …) hoặc nhóm nguyên tử (như – NO2, - NH2,…, các gốc hydrocarbon CH3-, C2H5-,…) đều được coi là nhóm thế.
c) Các bước gọi tên hợp chất hữu cơ phức tạp
Bước 1: Chọn mạch C chính. Đó là mạch C dài nhất hoặc ít C nhưng chưa nối đôi, nối ba, nhóm thế, nhóm chức, …
Bước 2: Đánh số thứ tự các nguyên tử C (bằng chữ số ả rập) trong mạch chính xuất phát từ phía gần nhóm chức, nối đôi, nối ba, nhóm thế, mạch nhánh.
* Quy tắc đánh số: Ưu tiên đánh số lần lượt theo thứ tự:
Nhóm chức → nối đôi ba → mạch nhánh.
* Đối với hợp chất tạp chức thì ưu tiền lần lượt:
Axit → anđehit → rượu.
Bước 3: Xác định các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính.
Bước 4: Gọi tên.
+ Trước tiên gọi tên các nhóm thế và vị trí của chúng trên mạch C chính, cuối cùng gọi tên hợp chất với mạch C chính.
+ Nếu có nhiều nhóm thế giống nhau thì gộp chúng lại và thêm từ đi (2), tri (3), tetra (4), penta (5),…
+ Theo quy tắc: Con số chỉ vị trí của nhóm thế đặt trước tên gọi của nó, con số chỉ vị trí nối đôi, nối ba và nhóm chức (ở mạch C chính) đặt ở phía sau.
Bài tập vận dụng
Bài 1: Viết công thức cấu tạo của hợp chất có tên sau đây:
1, 1, 2, 2 – tetracloetan
Lời giải:
Ta đi từ đuôi an (Hydrocarbon no) → etan(có 2C), tetraclo (có 4 clo thế ở các vị trí 1, 1, 2, 2)
Do đó CTCT là : CHCl2-CHCl2
Bài 2: Cho công thức cấu tạo sau, hỏi hợp chất này tên là gì?
CH2=CH-CH(CH3)-CH(CH3)-CH2-CH3
Lời giải:
Ta xác định mạch chính có 6C
CTCT này mạch hở, có 1 liên kết “=”, còn lại là liên kết đơn → alkene → Vị trí nối đôi ở C đầu tiên.
Hợp chất này có 2 nhóm –CH3 ở nhánh, ở vị trí C số 3 và số 4.
Vậy tên gọi của hợp chất này là: 3, 4 – dimetylhex – 1 – en.
Bài tập tự luyện
Câu 1: Cho alkane sau:
Danh pháp thay thế của alkane trên là
A. 2-ethyl-3-methylbutane.
B. 2-methyl-3-ethylbutane.
C. 3,4-dimethylpentane.
D. 2,3-dimethylpentane.
Câu 2: Gọi tên arene sau theo danh pháp thay thế:
A. 1-methyl-2-ethylbenzene.
B. 1-ethyl-2-methylbenzene.
C. 2-methyl-1-ethylbenzene.
D. 1-ethyl-6-methylbenzene.
Câu 3: Cho hợp chất sau:
Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là
A. 1-bromo-3-methyl-4-nitrobenzene.
B. 4-bromo-2-methyl-1-nitrobenzene.
C. 1-methyl-2-nitro-4-bromobenzene.
D. 4-bromo-1-nitro-2-methylbenzene.
Câu 4: Cho hợp chất sau:
Tên gọi của hợp chất theo danh pháp thay thế là
A. 4-chloro-1-bromo-3-nitrobenzene.
B. 4-bromo-1-chloro-2-nitrobenzene.
C. 4-chloro--bromo-5-nitrobenzene.
D. 4-bromo-1-chloro-6-nitrobenzene.
Câu 5: Công thức cấu tạo nào sau đây ứng với tên gọi không đúng?
A. CH3Cl: chloromethane.
B. ClCH2Br: chlorobromomethane.
C. CH3CH2I: iodoethane.
D. CH3CH(F)CH3: 2-fluoropropane.
Câu 6: Dẫn xuất halogen bậc II có tên và công thức cấu tạo phù hợp là
A. 1,2-dichloroethane: Cl−CH2−CH2−Cl.
B. 2-iodopropane: CH2−CHI−CH3.
C. 1-bromo-2-methylpropane: CH3−CH(CH3)−CH2−Br.
D. 2-fluoro-2-methylpropane: (CH3)3−F
Câu 7: Ethyl alcohol có công thức cấu tạo là
A. CH3OCH3.
B. CH3CH2OH.
C. HOCH2CH2OH.
D. CH3CH2CH2OH.
Câu 8: Tên gọi của hợp chất với công thức cấu tạo CH3−CH(C2H5)−CH2−CHO là
A. 3-ethylbutanal.
B. 3-methylpentanal.
C. 3-methylbutanal.
D. 3-ethylpentanal.
Câu 9: Tên gọi của CH3CH(CH3)CH2COOH là
A. 2-methylpropanoic acid.
B. 2-methylbutanoic acid.
C. 3-methylbutanoic acid.
D. 3-methylpropanoic acid.
Câu 10: Hợp chất nào sau đây có tên gọi là butanal?
A. CH3CH2COCH3.
B. CH3CH2CHO.
C. CH3CH2CH2CHO.
D. (CH3)2CHCHO.
Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:
- Giải bài tập Hóa học 9
- Giải sách bài tập Hóa 9
- Đề thi Hóa học 9
- Wiki 200 Tính chất hóa học
- Wiki 3000 Phản ứng hóa học quan trọng
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều