Bài viết Cách giải bài tập Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit với phương pháp giải chi tiết giúp học sinh ôn tập, biết cách làm bài tập Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit.

Cách giải bài tập Hỗn hợp kim loại tác dụng với axit (hay, chi tiết)

Lý thuyết và Phương pháp giải

Dãy hoạt động kim loại

Quảng cáo

K, Na, Mg, Al, Zn, Fe, Pb, (H), Cu, Ag, Au

Khi Nào May Áo Záp Sắt Phải Hỏi Cúc Bạc Vàng

Dãy được sắp xếp theo chiều giảm dần tính hoạt động hoá học (từ trái sang phải).

- Một số kim loại vừa tác dụng được với axit và với nước: K, Na, Ba, Ca.

    Kim loại + H2O → Dung dịch bazơ + H2

- Kim loại vừa tác dụng với axit, vừa tác dụng với bazơ: (Be), Al, Zn, Cr

    2A + 2(4 – n)NaOH + 2(n – 2)H2O → 2Na4 –nAO2 + nH2

Ví dụ: 2Al + 2NaOH + 2H2O → 2NaAlO2 + 3H2

- Kim loại đứng trước H tác dụng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng tạo muối và giải phóng H2.

    Kim loại + Axit → Muối + H2

Lưu ý:

- Kim loại trong muối có hoá trị thấp (đối với kim loại đa hoá trị).

- Trừ Au và Pt, các kim loại khác đều có thể tác dụng với HNO3 và H2SO4 đặc, nóng nhưng không giải phóng Hidro.

Phương pháp giải:

- B1: Viết PTHH.

- B2: Xử lí số liệu theo dữ kiện đề bài, đặt ẩn số, lập hệ (nếu cần).

- B3: Tính số mol chất cần tìm theo PTHH và hệ PT.

- B4: Tính toán theo yêu cầu của bài toán.

Quảng cáo

Bài tập vận dụng

Bài 1: Cho 3,79g hỗn hợp hai kim loại là Zn và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 1792 ml khí (đktc). Tính khối lượng từng kim loại trong hỗn hợp.

Lời giải:

Zn + H2SO4 → ZnSO4 + H2        (1)

2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2        (2)

Số mol khí H2 thu được:

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Gọi a và b lần lượt là số mol Zn và Al trong hỗn hợp.

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Khối lượng Zn: 65.0,05 = 3,25 g

Khối lượng Al: 27.0,02 = 0,54 gam

Bài 2: Hỗn hợp 3 kim loại Fe, Al, Cu nặng 17,4 gam. Nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit H2SO4 loãng dư thì thoát ra 8,96 dm3 H2 (ở đktc). Còn nếu hòa tan hỗn hợp bằng axit đặc nóng, dư thì thoát ra 12,32 lít SO2 (ở đktc). Tính khối lượng mỗi kim loại ban đầu.

Quảng cáo

Lời giải:

- Cu không tan trong H2SO4 loãng, chỉ có Fe và Al tan được trong axit loãng

        Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

        2Al + 3H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3H2

- H2SO4 đặc nóng hòa tan cả 3 kim loại:

        2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

        2Al + 6H2SO4 → Al2(SO4)3 + 3SO2↑ + 6H2O

        Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2↑ + 2H2O

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

- Gọi số mol của Fe, Al, Cu lần lượt là x, y, z ta có hệ phương trình :

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Khối lượng của sắt ban đầu là : mFe = 0,1. 56 = 5,6 (gam)

Khối lượng của nhôm ban đầu là : mAl = 0,2. 27 = 5,4 (gam)

Khối lượng của đồng ban đầu là : mCu = 0,1. 64 = 6,4 (gam)

Bài 3: Cho H2SO4 loãng, dư tác dụng với hỗn hợp gồm Mg và Fe thu được 2,016 lít khí ở đktc. Nếu hỗn hợp kim loại này tác dụng với dd FeSO4 dư thì khối lượng hỗn hợp trên tăng lên 1,68 gam.

a) Viết phương trình phản ứng hóa học.

b) Tìm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp trên.

Quảng cáo

Lời giải:

a) Ta có PTHH:

        Mg + H2SO4 → MgSO4 + H2↑         (1)

        x mol                   x mol        x mol

        Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑         (2)

        y mol                   y mol        y mol

Cho hỗn hợp kim loại trên vào dd FeSO4 dư thì Mg tác dụng hết (Fe không tác dụng) theo phương trình sau:

        Mg + FeSO4 → MgSO4 + Fe         (3)

        x mol                                x mol

→ khối lượng hỗn hợp tăng lên 1,68 gam là khối lượng chênh lệch giữa Fe mới tạo ra và Mg đã phản ứng. (sự tăng giảm khối lượng)

b) Ta có số mol của khí H2 là:

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Theo phương trình (1); (2) và (3) ta có hệ phương trình :

Hóa học lớp 9 | Lý thuyết và Bài tập Hóa học 9 có đáp án

Vậy khối lượng của 2 kim loại trên là:

mMg = 0,0525.24 = 1,26 (gam)

mFe = 0,0375.56 = 2,1 (gam)

Bài tập tự luyện

Câu 1: Hoà tan hoàn toàn 1,45 gam hỗn hợp 3 kim loại Zn, Mg, Fe vào dung dịch HCl dư thu được 0,9916 lít H2 (đkc). Cô cạn dung dịch ta được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 4,29.               

B. 2,87.                

C. 3,19.                

D. 3,87.

Câu 2: Hoà tan hoàn toàn 15,4 gam hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thấy có 7,437 lít khí thoát ra (ở đkc) và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A được m gam muối khan. Giá trị của m  là

A. 23,1.               

B. 36,7.               

C. 32,6.               

D. 46,2.

Câu 3: Hoà tan hoàn toàn 33,1 gam hỗn hợp Mg, Fe, Zn vào trong dung dịch H2SO4 loãng dư thấy có 14,874 lít khí thoát ra (ở đkc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là

A. 78,7.               

B. 75,5.               

C. 74,6.               

D. 90,7.

Câu 4: Cho 4,2 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg, Zn tác dụng hết với dung dịch HCl được 2,479 lít H2 (ở đkc). Khối lượng muối tạo ra trong dung dịch là

A. 9,75 (g).

B. 9,55 (g).

C. 11,3 (g).

D. 10,75 (g).

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn 9,14 gam hợp kim Cu, Mg, Al bằng một lượng vừa đủ dung dịch HCl thu được 8,6765 lít khí X (đkc) và 2,54 gam rắn Y và dung dịch Z. Lọc bỏ chất rắn Y, cô cạn cẩn thận dung dịch Z thu được lượng muối khan là

A. 31,45 (g).         

B. 33,99 (g).         

C. 19,025 (g).                

D. 56,3 (g).

Câu 6: Đốt cháy hoàn toàn 4,04 gam hỗn hợp ba kim loại sắt, nhôm, đồng trong không khí thu được 5,96 gam ba oxide. Hòa tan hết hỗn hợp ba oxide trên cần V lít dung dịch HCl 2 M. Giá trị của V là

A. 0,5.                           

B. 0,7.                           

C. 0,12.                         

D. 1.

Câu 7: Hoà tan hoàn toàn 14,6 gam hỗn hợp X gồm Al và Sn bằng dung dịch HCl (dư), thu được 6,1975 lít khí H2 (ở đkc). Thể tích khí O2 (ở đkc) cần để phản ứng hoàn toàn với 14,6 gam hỗn hợp X là

A. 3,09875 (L).              

B. 1,85925 (L).                        

C. 4,958 (L).                           

D. 4,33825 (L).     

Câu 8: Cho 10,5 gam hỗn hợp 2 kim loại Cu và Zn vào dung  H2SO4 loãng dư, người ta thu được 2,479 lít khí (đkc). Thành phần % theo khối lượng của Cu và Zn lần lượt là

A. 61,9% và 38,1%.  

B. 38,1% và 61,9%.  

C. 65% và 35%.       

D. 35% và 65%.

Câu 9: Hoà tan 2,64 gam hỗn hợp Fe và Mg bằng dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được sản phẩm khử là 0,9916 lít (ở đkc) hỗn hợp khí gồm NO và N2, có tỉ khối so với H2 bằng 14,75. Thành phần % theo khối lượng của sắt trong hỗn hợp ban đầu là

A. 61,80%.                    

B. 61,82%.                  

C. 38,18%.                             

D. 38,20%.

Câu 10: Cho hỗn hợp gồm 2 gam Fe và 3 gam Cu vào dung dịch HNO3 thu được 0,4958 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Khối lượng muối trong dung dịch sau phản ứng là

A. 5,4 (g).               

B. 8,76 (g).           

C. 6,8 (g).                         

D. 8,72 (g).

Xem thêm các dạng bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án, hay khác:

Xem thêm các loạt bài Để học tốt Hóa học 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Chuyên đề: Lý thuyết - Bài tập Hóa học lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát nội dung chương trình sgk Hóa học 9.

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


chuong-2-kim-loai.jsp


Giải bài tập lớp 9 sách mới các môn học
Tài liệu giáo viên