Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Với lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Khoa học lớp 5.

Giải Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Quảng cáo

Video Giải Khoa học lớp 5 Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất - Cô Nguyễn Lan (Giáo viên VietJack)

Giải Khoa học lớp 5 trang 17

Câu hỏi mở đầu trang 17 SGK Khoa học lớp 5: Trong truyện ngụ ngôn Ê – dốp (Aesop), để uống được nước, một con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước. Theo em, con quạ có thể uống được nước không? Vì sao?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Theo em, con quạ có thể uống được nước. Vì khi con quạ cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước sẽ làm cho nước trong bình từ từ dâng lên. Khi nước dâng lên đến miệng lọ, con quạ có thể uống được nước.

1. Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí

Hoạt động khám phá 1 trang 17 SGK Khoa học lớp 5: Sắp xếp các chất: muối ăn, hơi nước, nhôm, ni-tơ (nitrogen), nước uống, dầu ăn, giấm ăn, ô-xi (oxygen), thuỷ tinh (ở nhiệt độ bình thường) vào vị trí thích hợp theo bảng gợi ý dưới đây.

Trạng thái rắn

Trạng thái lỏng

Trạng thái khí

?

?

?

Trả lời:

Trạng thái rắn

Trạng thái lỏng

Trạng thái khí

Muối ăn, nhôm, thuỷ tinh

Nước uống, dầu ăn, giấm ăn

Hơi nước, ni-tơ (nitrogen), ô-xi (oxygen)

Hoạt động khám phá 2 trang 17 SGK Khoa học lớp 5: 

- Bơm cùng một lượng khí vào hai quả bóng bay khác nhau (hình 2). Quan sát hình và cho biết chất ở trạng thái khí có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.

 

- Quan sát hình 3 và nhận xét vị trí của ruột bơm tiêm cố định hay thay đổi khi bơm tiêm chứa cùng một lượng không khí. Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.

 

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Quảng cáo

- Từ hình 2 cho biết: chất ở trạng thái khí có hình dạng của vật chứa nó.

- Từ hình 3 cho biết:

a. Hút không khí vào bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm thay đổi vì không khí đi vào bơm tiêm làm thay đổi vị trí của ruột bơm tiêm.

d. Bịt kín đầu bơm tiêm rồi ấn ruột bơm tiêm: Vị trí của ruột bơm tiêm cố định vì khí không thoát ra ngoài.

Kết luận: Chất ở trạng thái khí chiếm khoảng không gian không xác định.

Giải Khoa học lớp 5 trang 18

Hoạt động khám phá 3 trang 18 SGK Khoa học lớp 5: 

Rót vào ống đong 100ml nước, sau đó đổ toàn bộ nước trong ống đong vào bình tam giác (hình 4). Quan sát hình và cho biết:

- Chất ở trạng thái lỏng có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó?

- So sánh lượng nước trong ống đong và bình tam giác. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

- Chất ở trạng thái lỏng không có hình dạng xác định.

- Lượng nước trong ống đong và bình tam giác bằng nhau. Từ đó, rút ra kết luận: chất ở trạng thái lỏng chiếm khoảng không gian xác định.

Hoạt động khám phá 4 trang 18 SGK Khoa học lớp 5: 

- Quan sát hình 5 và cho biết, viên đá có hình dạng xác định hay có hình dạng của vật chứa nó.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

- Thả lần lượt viên đá vào cốc ở hình 6a và cốc ở hình 6b. Quan sát hình 6.

+ Nhận xét mực nước trước và sau khi thả viên đá. Giải thích.

+ So sánh lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá.

Từ đó rút ra kết luận: chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định hay không xác định.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

- Hình 5 cho biết, viên đá có hình dạng xác định.

- Hình 6 cho biết:

+ Mực nước sau khi thả viên đá cao hơn mực nước trước khi thả viên đá.

+ Lượng nước dâng lên ở hai cốc (hình 6a, 6b) sau khi thả viên đá bằng nhau.

Kết luận: Chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 18 SGK Khoa học lớp 5: Người ta đã vận dụng đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Quảng cáo

Người ta đã vận dụng đặc điểm của chất ở trạng thái rắn trong trò chơi xếp hình ở hình 7 là chất rắn có hình dạng xác định.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 18 SGK Khoa học lớp 5: Con quạ trong hoạt động mở đầu đã làm gì để nước dâng lên trong bình? Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm nào của chất ở trạng thái rắn?

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Con quạ trong hoạt động mở đầu đã cố gắng gắp từng viên sỏi thả vào chiếc bình chứa nước để nước dâng lên trong bình. Lượng nước dâng lên thể hiện rõ đặc điểm của chất ở trạng thái rắn là: chất ở trạng thái rắn chiếm khoảng không gian xác định.

2. Sự biến đổi trạng thái của chất

Giải Khoa học lớp 5 trang 19

Hoạt động khám phá 1 trang 19 SGK Khoa học lớp 5: Thí nghiệm tìm hiểu sự biến đổi trạng thái (sự chuyển thể) của nến.

Chuẩn bị: nến vụn, 1 bát sứ chịu nhiệt, 1 đũa thuỷ tinh, 1 kiềng sắt, 1 lưới tản nhiệt, 1 cốc nến, 1 bật lửa.

Tiến hành:

- Cho một ít nến vụn vào bát sứ và đặt bát lên kiềng sắt có lưới tản nhiệt (hình 8a).

- Đốt nến và đun nóng bát sứ đến khi nến trong bát chảy lỏng (hình 8b).

- Tắt nến, để nguội bát sứ và dùng đũa thuỷ tinh đẩy nhẹ lớp nến trong bát (hình 8c).

Quan sát và nhận xét sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Sự biến đổi trạng thái của nến vụn dưới tác dụng của nhiệt:

Nến ở thể rắn (hình 8a) → Nến ở thể lỏng (hình 8b) → Nến ở thể rắn (hình 8c).

Hoạt động khám phá 2 trang 19 SGK Khoa học lớp 5: Đọc thông tin và mô tả sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng.

Cồn là chất lỏng, dễ bay hơi ở nhiệt độ phòng, thường được sử dụng để sát trùng trong y tế.

Trả lời:

Sự biến đổi trạng thái của cồn trong quá trình sử dụng: Cồn trong lọ ở thể lỏng. Nếu mở lọ, sử dụng cồn, cồn dễ bay hơi, cồn chuyển sang thể khí.

Hoạt động khám phá 3 trang 19 SGK Khoa học lớp 5: Nêu ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày.

Trả lời:

Quảng cáo

Ví dụ mà em biết về sự biến đổi trạng thái của chất trong đời sống hằng ngày:

- Nước ở thể lỏng, đem bỏ vào tủ đá, nước chuyển thành thể rắn; đun sôi nước, nước chuyển sang trạng thái hơi.

- Khi mở lọ nước hoa, em sẽ ngửi thấy mùi thơm (Nước hoa chuyển từ thể lỏng sang thể khí do nước hoa dễ bay hơi).

Giải Khoa học lớp 5 trang 20

Hoạt động luyện tập, vận dụng 1 trang 20 SGK Khoa học lớp 5: Giải thích vì sao người ta sử dụng cồn là thành phần chính trong nước rửa tay khô?

Lời giải:

Người ta sử dụng cồn là thành phần chính trong nước rửa tay khô vì cồn có tác dụng sát khuẩn cực nhanh và cồn là chất dễ bay hơi sẽ ít gây ra tác dụng phụ trên da khi sử dụng.

Hoạt động luyện tập, vận dụng 2 trang 20 SGK Khoa học lớp 5: Đọc thông tin và giải thích vì sao trong tương lai gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống?

Nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên do tình trạng ô nhiễm không khí. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến băng ở Bắc Cực tan ra (hình 10). Nếu quá trình này tiếp diễn trong thời gian dài thì gấu Bắc Cực có thể biến mất trong tương lai, vì không còn nơi để sinh sống.

Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức Bài 4: Đặc điểm của chất ở trạng thái rắn, lỏng, khí. Sự biến đổi trạng thái của chất

Trả lời:

Gấu Bắc Cực sống ở Bắc Cực có nhiệt độ rất thấp, đóng băng quanh năm nhưng nhiệt độ trung bình của Trái Đất đang tăng lên do tình trạng ô nhiễm không khí. Sự thay đổi nhiệt độ này khiến băng ở Bắc Cực tan ra nên gấu Bắc Cực có thể không còn nơi để sinh sống.

Xem thêm lời giải bài tập Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Khoa học lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học lớp 5 Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên