Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 29: Polymer sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

Quảng cáo

I. KHÁI NIỆM VÀ PHÂN LOẠI

- Polymer là những chất có khối lượng phân tử rất lớn gồm nhiều mắt xích liên kết với nhau.

+ Những phân tử nhỏ khi tác dụng với nhau tạo ra phân tử polymer được gọi là monomer.

+ Mắt xích là nhóm nguyên tử được tạo thành từ các monomer khi liên kết với nhau để tạo ra polymer.

Ví dụ:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

- Dựa vào nguồn gốc tạo thành, polymer được chia thành hai loại chính là polymer thiên nhiên và polymer tổng hợp:

Quảng cáo

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

II. CẤU TẠO VÀ TÍNH CHẤT

1. Cấu tạo

Các mắt xích trong phân tử polymer có thể liên kết với nhau thành mạch không phân nhánh, mạch phân nhánh. Các mạch polymer có thể liên kết với nhau theo nhiều hướng trong không gian bằng những cầu nối là các nguyên tử, nhóm nguyên tử hay mạch nối tạo ra mạng không gian.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

Quảng cáo

2. Tính chất vật lí

- Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường.

- Một số polymer hoà tan được trong dung môi hữu cơ. Ví dụ như cao su thiên nhiên tan được trong xăng,…

III. ĐIỀU CHẾ

- Các polymer tổng hợp được điều chế từ các monomer.

Ví dụ:

+ Polyethylene (PE) được điều chế từ ethylene bằng phản ứng trùng hợp:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

+ Polypropylene (PP) được điều chế từ propylene (CH2 = CH – CH3) bằng phản ứng trùng hợp:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

Quảng cáo

IV. MỘT SỐ VẬT LIỆU LÀM TỪ POLYMER

Một số loại vật liệu phổ biến và có nhiều ứng dụng được làm từ polymer đó là: chất dẻo, tơ, cao su, composite,…

1. Chất dẻo

- Chất dẻo là loại vật liệu được chế tạo từ các polymer có tính dẻo.

- Thành phần chính của chất dẻo là polymer, ngoài ra còn có một số chất khác như: chất độn, chất hoá dẻo,…

- Việc sử dụng các đồ dùng bằng chất dẻo cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất:

+ Không để các đồ dùng bằng chất dẻo ở gần bếp lửa hay nơi có nhiệt độ cao vì khi đó chất dẻo sẽ trở nên giòn, thay đổi tính chất và các đồ dùng có thể bị biến dạng.

+ Chỉ đựng đồ ăn, uống vào dụng cụ làm bằng chất dẻo không độc để tránh gây hại cho sức khoẻ.

2. Tơ                   

- Tơ là những polymer thiên nhiên hay tổng hợp, có cấu tạo mạch không phân nhánh và có thể kéo dài thành sợi.

- Dựa theo nguồn gốc, tơ thường được chia thành:

+ Tơ thiên nhiên như tơ tằm, bông vải, len, lông cừu,…

+ Tơ tổng hợp như tơ nylon, tơ polyester,…

- Tơ thiên nhiên và tơ tổng hợp được dùng để dệt các loại vải. Một số tơ tổng hợp dùng để làm lưới, các loại dây kéo,…

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

- Việc giặt, là các loại quần, áo, khăn,… cần thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất để lựa chọn nhiệt độ và loại chất giặt rửa phù hợp, tránh làm hư hại quần áo.

3. Cao su

- Cao su là những vật liệu polymer và có tính đàn hồi. Tính đàn hồi là tính bị biến dạng khi bị tác dụng của lực bên ngoài và trở lại trạng thái ban đầu khi lực đó thôi không tác dụng.

- Theo nguồn gốc, cao su được chia thành hai loại:

+ Cao su thiên nhiên;

+ Cao su tổng hợp.

- Cao su có tính đàn hồi, không thấm nước, chịu mài mòn, cách điện, không thấm khí,… Do đó, cao su được sử dụng để sản xuất lốp xe, bọc dây điện, áo mưa, áo lặn,…

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

- Khi sử dụng các vật dụng làm bằng cao su, cần tránh để chúng tiếp xúc với xăng, dầu, acid, kiềm và không để ở nơi nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

4. Composite

- Composite là vật liệu được tổ hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau, gồm vật liệu cốt và vật liệu nền:

+ Vật liệu cốt có vai trò tăng cường tính cơ học của composite, thường ở dạng sợi (sợi thuỷ tinh, sợi carbon,…) và dạng hạt.

+ Vật liệu nền đóng vai trò liên kết các vật liệu cốt với nhau, thường là các vật liệu có độ dẻo lớn như một số polymer,…

- Các vật liệu composite thường rất bền và có nhiều tính chất ưu việt như nhẹ, tuổi thọ cao,…

- Vật liệu composite được dùng để chế tạo các đồ dùng như bồn tắm, thùng chứa nước, một số chi tiết của ô tôm tàu thuỷ, máy bay, tên lửa, tàu vũ trụ,…

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 29: Polymer

V. ỨNG DỤNG CỦA POLYETHYLENE

- Polyethylene là loại vật liệu bền, không thấm nước, không thấm khí, dễ gia công và giá thành thấp nên được dùng để sản xuất bao bì, màng bọc, túi nylon, thùng nhựa,…

- Các loại túi, bao bì, màng bọc sử dụng một lần được sản xuất bằng nhựa polyethylene khi phát thải vào môi trường rất khó bị phân huỷ và gây ô nhiễm cho đất, nước; gây nguy hại cho các loại động vật,…

- Để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, cần hạn chế việc sử dụng các sản phẩm nhựa dùng một lần; tăng cường việc thu gom, phân loại rác thải nhựa tại chỗ để sử dụng, tái chế thành các sản phẩm thân thiện với môi trường; khuyến khích sử dụng bao bì, túi đựng nhiều lần;…

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH ĐỀ THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 9

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và sách dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên