Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 40: Di truyền học người
Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 40: Di truyền học người sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.
Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 40: Di truyền học người
I. MỘT SỐ TÍNH TRẠNG Ở NGƯỜI
- Khái niệm: Tính trạng ở người là các đặc điểm hình thái, cấu tạo, sinh lí của cơ thể người, nhờ đó có thể phân biệt được các đối tượng khác nhau.
- Ở người có rất nhiều tính trạng. Trong đó, các tính trạng như lúm đồng tiền ở má, hình dạng cằm, hình dạng dái tai, hình dạng ngón tay út,... là do một gene quy định; các tính trạng như màu mắt, màu da, chiều cao,... do nhiều gene quy định.
II. BỆNH VÀ TẬT DI TRUYỀN Ở NGƯỜI
- Bệnh, tật di truyền là những bắt thường bẩm sinh liên quan đến biến đổi trong vật chất di truyền.
1. Bệnh di truyền
- Khái niệm: Bệnh di truyền là sự rối loạn, suy giảm hay mất chức năng nào đó của cơ thể.
- Một số bệnh di truyền:
Bệnh |
Đặc điểm di truyền |
Biểu hiện bên ngoài |
Bệnh bạch tạng |
Do đột biến gen lặn nằm trên NST thường ở gene tổng hợp melanin giúp bảo vệ cơ thể khỏi tia cực tím (tia UV). |
Da dẻ trắng bạch, tóc và tròng đen của mắt trở nên nhạt khác thường. |
Bệnh câm điếc bẩm sinh |
Trên 75% các trẻ mắc bệnh do đột biến gene lặn trên NST thường hoặc NST X. |
Trẻ bị điếc bẩm sinh nên không có khả năng nghe, nói. |
Bệnh mù màuđỏ - lục |
Do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. |
Không phân biệt được màu đỏ, lục. |
Bệnh máu khó đông |
Do đột biến gen lặn nằm trên NST giới tính X. |
Rối loạn cơ chế đông máu làm xuất hiện các biểu hiện như có các mảng bầm tím lớn, chảy máu bất thường,… |
2. Tật di truyền
- Khái niệm: Tật di truyền là những bất thường về hình thái nhưng có thể không ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của cơ thể.
- Một số tật di truyền:
+ Tật khe hở môi, hàm: Trẻ bị hở khe môi, hàm bị ảnh hưởng về khả năng ăn uống, phát âm và các vấn đề răng miệng. Phần lớn do đột biến gene.
+ Tật dính hoặc thừa ngón tay, ngón chân: Trẻ bị dính hoặc thừa ngón tay, chân bị ảnh hưởng về khả năng cầm nắm hoặc đi, chạy. Khoảng 20 gene đã biết liên quan đến các tật này.
+ Tật khoèo chân: Phần trước bàn chân nghiêng, xoay trong và bị kéo xuống dưới; phần gót chân bị kéo vào trong, một số cơ và dây chằng bị ngắn lại và co rút dẫn đến ảnh hưởng về khả năng đi, chạy.
- Các tật di truyền có thể được khắc phục và tạo hình thẩm mĩ nhờ phẫu thuật.
3. Hội chứng
- Khái niệm: Nhiều biểu hiện bất thường của cơ thể hình thành một nhóm các triệu chứng của bệnh gọi là hội chứng.
- Một số hội chứng:
Hội chứng |
Đặc điểm di truyền |
Biểu hiện bên ngoài |
Hội chứng Down |
Do có 3 NST số 21 (chiếm trên 90% bệnh nhân) hoặc do đột biến chuyển đoạn NST số 21 hoặc đột biến ở nhiều gene. |
Bé, lùn, cổ rụt, má phệ, miệng hơi há, lưỡi dày hơi thè ra, mắt hơi sâu và 1 mí, 2 mắt xa nhau, ngón tay ngắn, chậm phát triển trí tuệ. |
Hội chứng tiếng mèo kêu (Cri-du-chat) |
Do đột biến mất đoạn trên nhánh nhỏ của nhiễm sắc thể số 5. |
Trẻ sơ sinh có tiếng khóc the thé, âm độ cao, gần giống với tiếng mèo kêu; chậm phát triển trí tuệ và các kĩ năng vận động phối hợp;… |
Hội chứng Turner |
Thường là do mang cặp NST giới tính XO (thiếu một NST giới tính X), còn lại do đột biến mất đoạn trên NST X. |
Là nữ, lùn, cổ ngắn, tuyến vú không phát triển, thường mất trí, không có con. |
Hội chứng Siêu nữ |
Do mang cặp NST giới tính XXX. |
Là nữ, cao bình thường, chậm phát triển, suy buồng trứng sớm,... |
Hội chứng Klinefelter |
Do mang cặp NST giới tính XXY. |
Là nam, chậm phát triển, tinh hoàn nhỏ,... |
4. Một số tác nhân gây bệnh, tật di truyền
- Một số tác nhân gây bệnh di truyền như: chất phóng xạ từ các vụ nổ, vũ khí hạt nhân, tia phóng xạ, hoá chất độc hại, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,...
- Các tác nhân gây bệnh làm tăng tần số phát sinh bệnh và tật di truyền trong cộng đồng.
III. VAI TRÒ CỦA DI TRUYỀN HỌC VỚI HÔN NHÂN
- Di truyền học là cơ sở quan trọng trong tư vấn di truyền trước và trong hôn nhân. Khi tư vấn di truyền cần có các thông tin về mối quan hệ giữa những người trong gia đình, thông tin về những người mắc bệnh, từ đó dự đoán được khả năng con sinh ra mắc bệnh di truyền cho người cần được tư vấn.
Xây dựng sơ đồ về sự xuất hiện của bệnh di truyền trong gia đình (phả hệ) để tư vấn di truyền
- Di truyền học cũng góp phần trong việc xây dựng những quy định trong luật hôn nhân và gia đình.
Lời khuyên / Quy định |
Cơ sở khoa học |
- Độ tuổi thích hợp để sinh con là khoảng 24 – 34 tuổi. |
- Ở độ tuổi này, cơ thể hoàn thiện về thể chất và tâm sinh lí, sức khoẻ sinh sản (gồm cả các quá trình giảm phân, hình thành trứng, tinh trùng và thụ tinh) ổn định nhất. |
- Không nên sinh con quá sớm hoặc quá muộn. Người mẹ không nên sinh con sau 35 tuổi. |
- Không sinh con quá sớm vì cơ thể phát triển chưa hoàn chỉnh, tiềm ẩn nguy hiểm cho cả người mẹ và con; khả năng chăm sóc và nuôi dạy con cũng không đảm bảo. Luật Hôn nhân và gia đình quy định tuổi kết hôn của nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên. - Không nên sinh con quá muộn. Người mẹ không nên sinh con ở độ tuổi ngoài 35 vì cơ thể bắt đầu lão hoá, sức khoẻ sinh sản giảm sút, dễ dẫn đến các rối loạn di truyền gây bệnh, tật di truyền. |
- Mỗi cặp vợ chồng nên dừng ở 1 đến 2 con, không nên sinh con quá gần nhau. |
- Để đảm bảo sức khỏe cho người mẹ và những đứa trẻ, đồng thời, đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ cho những đứa trẻ. |
- Hôn nhân một vợ, một chồng. |
- Để phù hợp với sự cân bằng giới tính 1 : 1. |
- Nghiêm cấm kết hôn giữa những người có quan hệ huyết thống trong vòng 3 đời. |
- Kết hôn gần làm cho các đột biến lặn có hại được biểu hiện ở cá thể đồng hợp với tần số tăng lên đáng kể so với tự nhiên → Việc cấm kết hôn gần huyết thống sẽ giúp hạn chế được sinh con bị bệnh tật bẩm sinh, giảm gánh nặng cho gia đình và xã hội, không vi phạm thuần phong mỹ tục của người Việt Nam, góp phần nâng cao chất lượng giống nòi. |
- Không lựa chọn giới tính thai nhi. |
- Việc lựa chọn giới tính ở thai nhi là vi phạm đạo đức và có thể dẫn đến một số hậu quả như: hiện tượng mất cân bằng giới tính, tỉ lệ nạo phá thai tăng cao, nam giới gặp khó khăn trong việc kết hôn, gia tăng các tệ nạn xã hội,… gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lí con người và nền kinh tế, chính trị, xã hội. |
Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:
Lý thuyết KHTN 9 Bài 39: Di truyền liên kết và cơ chế xác định giới tính
Lý thuyết KHTN 9 Bài 41: Ứng dụng công nghệ di truyền vào đời sống
Lý thuyết KHTN 9 Bài 42: Giới thiệu về tiến hoá, chọn lọc nhân tạo và chọn lọc tự nhiên
Lý thuyết KHTN 9 Bài 44: Sự phát sinh và phát triển sự sống trên Trái Đất
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải SBT Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều
- Giải lớp 9 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 9 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 9 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều