Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Với tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên 9 Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể sách Cánh diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh lớp 9 nắm vững kiến thức trọng tâm, ôn luyện để học tốt môn KHTN 9.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Quảng cáo

I. NHIỄM SẮC THỂ

1. Khái niệm và đặc điểm

- Khái niệm: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể là thể bắt màu được cấu tạo bởi DNA và protein histone.

- Vị trí: Ở sinh vật nhân thực, nhiễm sắc thể nằm trong nhân tế bào; trong khi, nhiễm sắc thể của sinh vật nhân sơ nằm ở vùng nhân của tế bào.

- Hình thái:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

+ Hình thái đặc trưng của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực được quan sát dưới kính hiển rõ nhất tại kì giữa của quá trình phân bào vì khi đó chúng co xoắn cực đại. Khi đó, nhiễm sắc thể ở trạng thái kép, mỗi nhiễm sắc thể chứa hai nhiễm sắc tử (chromatid) chị em liên kết với nhau tại tâm động, hai bên tâm động là cánh nhiễm sắc thể.

Quảng cáo

+ Khi nhiễm sắc thể duỗi xoắn thì được gọi là sợi nhiễm sắc (nhiễm sắc thể đơn). Mỗi sợi nhiễm sắc chứa 1 phân tử DNA quấn quanh các phân tử protein histon tạo nên chuỗi nucleosome. Chuỗi nucleosome được xếp cuộn qua nhiều cấp độ khác nhau tạo thuận lợi cho sự phân chia nhiễm sắc thể trong quá trình phân bào.

- Trong một tế bào lưỡng bội, nhiễm sắc thể tồn tại thành từng cặp tương đồng. Cặp nhiễm sắc thể tương đồng là cặp nhiễm sắc thể có cùng hình thái và tập hợp gene, trong đó, một nhiễm sắc thể được nhận từ bố và một nhiễm sắc thể được nhận từ mẹ.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

- Nhiễm sắc thể là cấu trúc mang gene. Mỗi gene nằm trên nhiễm sắc thể tại một vị trí nhất định gọi là locus của gene. Do nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng nên gene cũng tồn tại thành từng cặp allele.

Quảng cáo

2. Nhiễm sắc thể thường và nhiễm sắc thể giới tính

- Bộ NST trong tế bào của đa số sinh vật nhân thực bao gồm NST thường và NST giới tính.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

NST thường

NST giới tính

- Được kí hiệu là A, đánh số từng cặp.

- Được kí hiệu bằng chữ cái khác nhau như X, Y, hoặc Z, W.

- Thường có nhiều cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường chỉ có 1 cặp trong tế bào lưỡng bội.

- Thường tồn tại thành cặp tương đồng trong tế bào lưỡng bội và giống nhau ở hai giới.

- Có thể tồn tại thành cặp tương đồng (XX) hoặc không tồn tại thành cặp tương đồng (XY, XO) trong tế bào lưỡng bội và khác nhau ở hai giới.

- Mang gene quy định tính trạng thường, không liên quan đến giới tính.

- Mang gene quy định giới tính, các gene quy định tính trạng liên quan đến giới tính, các gene quy định tính trạng thường.

II. BỘ NHIỄM SẮC TH

- Khái niệm: Bộ nhiễm sắc thể là tập hợp các nhiễm sắc thể trong nhân tế bào của một loài.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Quảng cáo

- Tính đặc trưng của bộ nhiễm sắc thể:

+ Mỗi loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể đặc trưng về số lượng và hình thái. Bộ NST của các loài có thể giống nhau về số lượng NST nhưng hình dạng và đặc biệt là cấu trúc NST sẽ khác nhau.

+ Sự khác nhau về số lượng NST trong bộ NST lưỡng bội giữa các loài sinh vật không phản ánh sự khác nhau về mức độ tiến hoá (thời kì phát sinh loài) giữa chúng. Ví dụ: Bộ nhiễm sắc thể của người là 2n = 46; bộ nhiễm sắc thể của gà là 2n = 78.

- Bộ nhiễm sắc thể đơn bội và bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội:

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Bộ NST đơn bội

(Kí hiệu: n)

Bộ NST lưỡng bội

(Kí hiệu: 2n)

- Là bộ nhiễm sắc thể chứa một nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

- Là bộ nhiễm sắc thể chứa hai nhiễm sắc thể của mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng.

- Thường tồn tại trong nhân của tế bào giao tử.

- Thường tồn tại trong nhân tế bào sinh dưỡng và tế bào sinh dục sơ khai.

- Có số lượng NST giảm đi một nửa so với bộ NST lưỡng bội (chứa n NST).

- Có số lượng NST gấp đôi bộ NST đơn bội (chứa 2n NST).

- NST tồn tại thành từng chiếc và chỉ xuất phát từ 1 nguồn gốc hoặc từ bố hoặc từ mẹ → Gene tồn tại thành từng chiếc allele.

- NST tồn tại thành từng cặp tương đồng (chứa 2 chiếc của mỗi cặp NST tương đồng) → Gene tồn tại thành từng cặp allele.

III. THỰC HÀNH QUAN SÁT TIÊU BẢN NHIỄM SẮC THỂ

1. Chuẩn bị

- Kính hiển vi quang học gắn vật kính 10×, 40×, 100×; dầu kính.

- Tiêu bản cố định của bộ nhiễm sắc thể của một số loài (người, hành ta,...).

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

- Một số hình ảnh bộ nhiễm sắc thể của một số loài (hình 35.6).

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

2. Tiến hành

- Đặt tiêu bản lên bàn kính hiển vi và quan sát ở vật kính 10× (độ phóng đại 100 lần). Lựa chọn vị trí các tế bào chứa bộ nhiễm sắc thể dễ quan sát. Di chuyển vị trí đã chọn vào giữa trường kính.

- Chuyển sang vật kính 40× (độ phóng đại 400 lần), 100× (độ phóng đại 1 000 lần) để quan sát. Với tiêu bản ở hành ta có thể sử dụng vật kính 40×; tiêu bản ở người cần sử dụng vật kính 100× để quan sát. Khi quan sát vật kính 100× cần sử dụng dầu kính.

- Đếm số lượng và xác định hình thái nhiễm sắc thể. Vẽ hình minh họa các nhiễm sắc thể quan sát được trên tiêu bản.

3. Báo cáo

Hoàn thành phiếu báo cáo kết quả thực hành.

Lý thuyết KHTN 9 Cánh diều Bài 35: Nhiễm sắc thể và bộ nhiễm sắc thể

Xem thêm tóm tắt lý thuyết Khoa học tự nhiên lớp 9 Cánh diều hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 9 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập KHTN 9 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Khoa học tự nhiên 9 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 9 Cánh diều khác