(Siêu ngắn) Soạn bài Quê hương (trang 73, 74) - Kết nối tri thức

Bài viết soạn bài Quê hương trang 73, 74 siêu ngắn gọn sách Ngữ văn 7 Kết nối tri thức giúp học sinh lớp 7 dễ dàng soạn văn 7.

(Siêu ngắn) Soạn bài Quê hương (trang 73, 74) - Kết nối tri thức

Quảng cáo

A/ Hướng dẫn soạn bài Quê hương

* Sau khi đọc

Câu 1 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tìm trong bài thơ những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển.

Trả lời:

Những chi tiết có thể giúp em nhận biết quê hương của tác giả là một làng chài ven biển:

- Chủ thể trữ tình tự giới thiệu về ngôi làng của mình: "Làng tôi ở vốn làm nghề chài lưới:/ Nước bao vây, cách biển nửa ngày sông."

- Nội dung của bài thơ nói về cuộc sống của người dân làng chài: đi đánh cá và quay trở về.

Câu 2 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Chỉ ra hiệu quả của một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi.

Trả lời:

- Một số biện pháp tu từ được tác giả sử dụng để miêu tả hình ảnh con thuyền lúc ra khơi:

+ Biện pháp tu từ so sánh:

"Chiếc thuyền nhẹ băng như con tuấn mã". Tác dụng: giúp người đọc mở rộng liên tưởng, dễ dàng hình dung được tính chất của con thuyền trôi rất êm, rất nhanh và không gian sáng, rộng.

"Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng". Tác dụng: mở rộng liên tưởng, giúp cảm nhận được tâm hồn của những người dân chài được gửi gắm vào mỗi lần đi biển, khát khao ra biển khơi, gặt hái được thành tựu.

Quảng cáo

+ Biện pháp tu từ nhân hóa:

Cánh buồm được gán thuộc tính của con người: biết "rướn thân". Tác dụng: tăng sức gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt, giúp người đọc cảm nhận được cánh buồm cũng có hồn, biết chủ động ra khơi.

Câu 3 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Em hãy chọn phân tích một số từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong đoạn thơ sau:

Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ

Trả lời:

Một số hình ảnh đặc sắc:

+ Thân hình dân chài lưới "nồng thở vị xa xăm". "Nồng thở" là một cụm từ chỉ mùi hương. Nó cho thấy đặc điểm của dân chài lưới: nồng mùi của cá, của biển, của những ngày đằng đẵng ra khơi. Mùi hương đó không chỉ đơn thuần là một mùi hương, nó còn là đặc điểm của dân chài, là kí ức, nỗi nhớ của những người làng chài ven biển. Nói "nồng thở" là một cụm từ mà không phải một từ vì "nồng" và "thở" vốn là hai từ riêng biệt, được đặt chung với nhau để tạo hiệu quả nghệ thuật trong thơ. "Thở" là một động từ, chỉ hoạt động hô hấp của con người. Nó gắn liền với sự sống. "Nồng thở" như vậy vừa chỉ mùi hương, vừa cho thấy mùi hương ấy chính là đặc trưng sống còn của những người dân chài ven biển.

Quảng cáo

+ "Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm": Ở câu thơ và hình ảnh này, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nhân hóa, khiến cho chiếc thuyền cũng có tính chất như con người, biết "im", biết "trở về", biết nằm nghỉ. Chiếc thuyền sau những ngày ra khơi, hăng hái như con tuấn mã cũng cần có thời gian để nghỉ ngơi, như con người. Nó không còn đón gió, lướt sóng ồn ã mà đã trở về bến bãi. Hình ảnh gợi cho người đọc liên tưởng đến những ngày sau khi đánh cá, dân chài lưới về nghỉ ngơi, lặng lẽ. Đó là cái lặng lẽ cần thiết, cũng như hơi thở, như sự sống, là một nhịp nghỉ để chờ đón những lần ra khơi tiếp theo.

+ "Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ": con thuyền ra khơi lâu ngày cũng có màu trầm do ngấm nước biển và cũng có mùi "nồng thở" như của những người dân chài.

Câu 4 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Đọc bài thơ, em cảm nhận được vẻ đẹp nào của con người và cuộc sống nơi làng chài?

Trả lời:

- Đọc bài thơ, ta thấy được vẻ đẹp thể chất: rắn rỏi, mạnh mẽ và tâm hồn phóng khoáng của con người làng chài, thấy được cuộc sống lao động vất vả nhưng bình yên nơi đây.

Câu 5 (trang 74 sgk Ngữ văn lớp 7 Tập 1): Tình cảm của tác giả với quê hương được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

Quảng cáo

Trả lời:

- Trong bài thơ, tác giả đã thể hiện sự gắn bó, tình hương yêu đối quê hương. Thông qua những hình ảnh ông miêu tả về vẻ đẹp lao động của con người và cuộc sống nơi làng chài, ta càng thấy thêm được tác giả lưu luyến, dành tình cảm đặc biệt đến nhường nào.

(Siêu ngắn) Soạn bài Quê hương (trang 73, 74) | Kết nối tri thức

B/ Học tốt bài Quê hương

1/ Nội dung chính Quê hương

Bài thơ “Quê hương” là kỉ niệm sâu đậm thời niên thiếu của tác giả Tế Hanh với vùng quê chài lưới của mình. Bài thơ được viết bằng tất cả tấm lòng yêu mến thiên nhiên thơ mộng và hùng tráng, yêu mến những con người lao động cần cù.

2/ Bố cục văn bản Quê hương

- 2 câu đầu: Giới thiệu chung về làng quê.

- 6 câu tiếp: Cảnh dân chài bơi thuyền ra khơi đánh cá

- 8 câu tiếp: Cảnh thuyền cá về bến.

- 4 câu tiếp: Nỗi nhớ làng chài, nhớ quê hương

3/ Nội dung, nghệ thuật văn bản Quê hương

- Nội dung:

Bài thơ đã vẽ ra một bức tranh tươi sáng, sinh động về một làng quê miền biển. Trong đó nổi bật lên hình ảnh khỏe khoắn, đầy sức sống của người dân chài và cảnh sinh hoạt lao động chài lưới. Qua đó cho thấy thấy tình cảm quê hương trong sáng, tha thiết của nhà thơ.

- Nghệ thuật:

+ Giọng thơ mộc mạc, giản dị, ngôn ngữ giàu giá trị biểu cảm.

+ Hình ảnh so sánh giàu hình ảnh, có giá trị biểu cảm cao, phép nhân hóa.

+ Phép ẩn dụ, đảo trật tự từ trong câu.

+ Hàng loạt động từ mạnh, tính từ, phép liệt kê.

+ Sử dụng phương pháp biểu đạt tự sự đan xen miêu tả và biểu cảm.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 7 Kết nối tri thức siêu ngắn, hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, SÁCH LUYỆN THI DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 7

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và khóa học dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Soạn văn 7 Kết nối tri thức siêu ngắn được biên soạn bám sát nội dung sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1 và Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức (NXB Giáo dục).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 7 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên