42 câu trắc nghiệm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (có đáp án)
42 câu trắc nghiệm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga (có đáp án)
Với 42 câu hỏi trắc nghiệm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga môn Ngữ văn lớp 9 có đáp án giúp học sinh ôn luyện bài tập trắc nghiệm Ngữ văn 9 từ đó đạt kết quả cao trong bài thi Văn 9.
Vài nét cơ bản về tác giả Nguyễn Đình Chiểu
Câu 1. Nguyễn Đình Chiểu thường được người đời gọi là?
A.Ông Chiểu
B.Nguyễn Chiểu
C.Thầy Chiểu
D.Đồ Chiểu
Đáp án: D
Nguyễn Đình Chiểu tục gọi là Đồ Chiểu
Câu 2. Nguyễn Đình Chiểu sinh ra ở đâu?
A.Hải Dương
B. Hà Tĩnh
C.Gia Định
D.Tây Ninh
Đáp án: C
Nguyễn Đình Chiểu sinh ra ở Gia Định
Câu 3. Nguyễn Đình Chiểu sống ở thế kỉ bao nhiêu?
A.XVII
B.XVIII
C.XIX
D.XX
Đáp án: C
Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888) => Sống ở thế kỉ XIX.
Câu 4. Nguyễn Đình Chiểu dành cả đời làm quan, hưởng nhiều bổng lộc, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: B
Cuộc đời Nguyễn Ðình Chiểu gặp nhiều khổ đau, bất hạnh
Câu 5.Cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu trải qua nhiều biến cố thăng trầm nhưng ông không khuất phục trước số phận oan nghiệt, mà đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn đúng đắn.
Câu 6.Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du gồm các tác phẩm bằng chữ Hán và chữ Nôm, gồm 243 bài, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn chính xác.
Câu 7. Tích vào các đáp án đúng.
Nguyễn Đình Chiểu đã làm những công việc nào dưới đây?
A.Thầy giáo
B.Công nhân
C.Thầy thuốc
D.Nhà thơ
E.hà buôn
F.Họa sĩ
Đáp án: A, C, D
Không khuất phục trước số phận oan nghiệt, Nguyễn Đình Chiểu đã ngẩng cao đầu sống một cuộc sống có ích: mở trường dạy học, bốc thuốc chữ bệnh cho dân, và tiếng thơ Đồ Chiểu cũng bắt đầu vang khắp miền Lục tỉnh
Câu 8. Nguyễn Đình Chiểu đã mắc phải căn bệnh nào?
A.Khuyết tật
B.Khiếm thị
C.Khiếm thính
D.Tai biến
Đáp án: B
Đồ Chiểu vì khóc mẹ mà mù cả hai mắt
Câu 9. Đâu không phải nội dung tư tưởng trong thơ văn Nguyễn Đình Chiểu?
A.Truyền bá đạo lí làm người
B.Cổ vũ lòng yêu nước
C.Vẻ đẹp lãng mạn của thiên nhiên
D.Cứu nước giúp đời
Đáp án: C
Nguyễn Đình Chiểu là một nhà thơ lớn của dân tộc. Ông đã để lại nhiều áng văn chương có giá trị nhằm:
+ Truyền bá đạo lí làm người như “Truyện Lục Vân Tiên”, “Dương Từ - Hà Mậu” …
+ Cổ vũ lòng yêu nước, ý chí cứu nước như “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc”, “Thơ điếu Trương Định”…
Câu 10. Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã từng so sánh Nguyễn Đình Chiểu với?
A.Vầng trăng
B.Ngôi sao
C.Ánh mặt trời
D. Dải ngân hà
Đáp án: B
Trong một bài viết của mình, cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã có những lời so sánh, ví von diệu vợi để tưởng nhớ tới nhà thơ, người chiến sĩ yêu nước đầy tự hào của dân tộc taở thế kỷ 19 – Nguyễn Đình Chiểu:
“Trên trời có những vì sao có ánh sáng khác thường, thoạt nhìn thì chưa thấy sáng, song càng nhìn thì càng thấy sáng. Nguyễn Đình Chiểu – nhà thơ yêu nước vĩ đại của nhân dân Nam Bộ thế kỉ XIX là một trong những ngôi sao như thế!”.
Tìm hiểu chung về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 1. Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được trích từ tác phẩm nào?
A.Kim Vân Kiều truyện
B.Lục Vân Tiên
C.Truyện Kiều
D.Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án: B
Văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được trích từ tác phẩm Lục Vân Tiên
Câu 2. Tác phẩm Lục Vân Tiên thuộc thể loại gì?
A.Tiểu thuyết
B.Truyện ngắn
C.Truyện thơ
D.Tùy bút
Đáp án: C
Tác phẩm thuộc truyện thơ
Câu 3. Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng thể thơ gì?
A.Song thất lục bát
B.Lục bát
C.Thất ngôn bát cú
D.Ngũ ngôn
Đáp án: B
Tác phẩm thuộc thể lục bát
Câu 4. Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng ngôn ngữ nào?
A.Chữ Hán
B.Chữ Nôm
C.Chữ quốc ngữ
D.Chữ Latin
Đáp án: B
Tác phẩm Lục Vân Tiên viết bằng chữ Nôm
Câu 5.Đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga nằm ở phần cuối của truyện Lục Vân Tiên, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: B
Đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” nằm ở phần đầu của truyện
Câu 6. Tích vào các đáp án đúng.
Đâu là giá trị nghệ thuật của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga?
A.Khắc họa nhân vật bằng hành động
B.Ngôn ngữ bình dị, mộc mạc
C.Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa
D.Sử dụng điển tích, điển cố
E.Ước lệ tượng trưng
Đáp án: B
Nghệ thuật khắc họa nhân vật, sử dụng thành công ngôn ngữ bình dị, mộc mạc
Câu 7. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga là?
A.Tự sự
B.Miêu tả
C.Nghị luận
D.Thuyết minh
Đáp án: A
Phương thức biểu đạt của văn bản là tự sự
Câu 8. Văn bản nói về nội dung gì?
A.Cảnh Lục Vân Tiên đi thi
B.Cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người
C.Cảnh Lục Vân Tiên đỗ trạng nguyên
D.Cảnh Lục Vân Tiên bị hại
Đáp án: B
Đoạn trích thuật lại cảnh Lục Vân Tiên đánh cướp cứu người
Câu 9. Truyện Lục Vân Tiên được viết bằng loại chữ nào?
A.Chữ Hán
B.Chữ Pháp
C.Chữ Nôm
D.Chữ quốc ngữ
Đáp án: C
Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ được viết bằng chữ Nôm
Phân tích tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 1. Hình ảnh Lục Vân Tiên trong đoạn trích Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga khiến em em liên tưởng đến nhân vật trong truyện cổ tích nào?
A.Anh Khoai trong truyện Cây tre trăm đốt
B.Người em trong truyện Cây khế
C.Thạch Sanh trong truyện Thạch Sanh
D.Nhà vua trong truyện Tấm Cám
Đáp án: C
Lục Vân Tiên giống với nhân vật Thạch Sanh (trượng nghĩa)
Câu 2. Hình ảnh Lục Vân Tiên là nguyên mẫu của tác giả ngoài đời, đúng hay sai?
A.Đúng
B.Sai
Đáp án: A
Nhận định trên hoàn toàn đúng
Câu 3. Dòng nào nói đúng nhất vẻ đẹp của Lục Vân Tiên thể hiện qua hành động đánh cướp cứu Kiều Nguyệt Nga?
A.Có tính cách anh hùng
B.Có tài năng
C.Có tấm lòng vị nghĩa
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: D
Lục Vân Tiên không những có tài năng, tính cách anh hùng mà chàng còn có tấm lòng vị nghĩa
Câu 4. Hai câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông- Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang” sử dụng phép tu từ gì?
A.Nhân hóa
B.Ẩn dụ
C.So sánh
D.Nói quá
Đáp án: C
Hai câu thơ trên so sánh Lục Vân Tiên với Triệu Tử.
Câu 5. Kiều Nguyệt Nga hiện lên là cô gái thế nào?
A.Mạnh mẽ, bản lĩnh
B.Có tài năng
C.Hiếu nghĩa, biết trước sau
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: C
Kiều Nguyệt Nga hiện lên là cô gái hiếu nghĩa, biết trước biết sau
Câu 6. Khi Kiều Nguyệt Nga muốn trả ơn, Lục Vân Tiên đã xử trí thế nào?
A.Không nhận ơn
B.Vui vẻ nhận tấm lòng của cô gái
C.Từ chối thẳng thừng và đi ngay
D.Cả A, B, C đều đúng
Đáp án: A
Lục Vân Tiên không nhận sự trả ơn của cô gái và khẳng định mình đã làm việc nên làm
Câu 7. Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng” có nghĩa là?
A.Việc nhỏ như con kiến
B.Thấy việc nghĩa mà không làm
C.Thấy việc nghĩa phải làm
D.Làm việc nghĩa là anh hùng
Đáp án: B
Cụm từ “kến nghĩa bất vi” trong câu thơ trên nghĩa là “thấy việc nghĩa mà không làm”
Câu 8. Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip nào trong truyện cổ?
A.Một chàng trai tài giỏi, cứu một gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và thành vợ chồng
B.Một anh nông dân nghèo nhờ chăm chỉ đã lấy được vẻ đẹp và trở nên giàu có
C.Một ông vua hạnh phúc đến cho một người đau khổ
D.Những con người ăn ở hiền lành, thật thà, phúc đức sẽ đền đáp xứng đáng
Đáp án: A
Hình ảnh Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga được khắc họa giống với motip chàng trai tài giỏi, cứu một gái thoát khỏi cảnh nguy hiểm, họ trả nghĩa nhau và thành vợ chồng
Đọc hiểu văn bản Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
Câu 1. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong tác phẩm nào?
A.Truyện Kiều
B.Lục Vân Tiên
C.Hoàng Lê nhất thống chí
D.Chuyện người con gái Nam Xương
Đáp án: B
Đoạn trích được trích từ truyện thơ Lục Vân Tiên.
Câu 2. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Lời của Vân Tiên được trích dẫn theo cách nào?
A.Gián tiếp
B.Trực tiếp
C.Cả gián tiếp và trực tiếp
D.Đáp án khác
Đáp án: B
Lời của Vân Tiên được trích dẫn theo cách trực tiếp.
Câu 3. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Từ nào dưới đây là từ Hán Việt?
A.Nghe nói
B.Trả ơn
C.Bất vi
D.Làm người
Đáp án: C
Từ “bất vi” là từ Hán Việt (không làm).
Câu 4. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Trong đoạn thơ, Vân Tiên đã bộc lộ phẩm chất tốt đẹp gì?
A.Tự trọng
B.Hiếu thảo
C.Tình nghĩa
D.Trung thành
Đáp án: C
Vân Tiên đã thể hiện mình là bậc trượng phu, giàu tình nghĩa.
Câu 5. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn
Nay đà rõ đặng nguồn cơn
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Em hiểu nội dung hai câu thơ sau như thế nào? “Nhớ câu kiến nghĩa bất vi/ Làm người thế ấy cũng phi anh hùng.”
A.Thấy việc nguy nan mà không ra tay giúp thì không phải là bậc anh hùng.
B.Người anh hùng là người không so đo, toan tính.
C.Người anh hùng là người nên biết chỗ nào có việc không hay để ra tay kịp thời
D.Người anh hùng là bậc thánh nhân hoàn hảo.
Đáp án: A
Nghĩa hai câu thơ trên: Thấy việc nguy nan mà không ra tay giúp thì không phải là bậc anh hùng.
Câu 6. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn nào?
A.Lục Vân Tiên gặp nạn
B.Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga
C.Lục Vân Tiên gặp mẹ
D.Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
Đáp án: B
Đoạn thơ trên được trích trong trích đoạn Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga.
Câu 7. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ và hành động gì?
A.Run sợ và bỏ chạy
B.Bình tĩnh và nói chuyện đạo lý với bọn cướp
C.Không chút run sợ và xông vào xử lý bọn cướp
D.Không quan tâm và coi như không có chuyện gì
Đáp án: C
Khi gặp cướp Vân Tiên có thái độ không chút run sợ và ngay lập tức chạy vào đánh bọn cướp.
Câu 8. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Giải thích thành ngữ “tả đột hữu xông”?
A.Đột ngột xông vào đánh nhau với địch
B.Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào
C.Đột nhập vào nơi nương náu của quân địch
D.Đánh vào điểm yếu của địch
Đáp án: B
Giải thích thành ngữ: thành ngữ trên có nghĩa: Bên trái đột nhập, bên phải xông lên, hai bên cùng đánh vào, Liều mình quyết đánh đến cùng.
Câu 9. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ “Vân Tiên tả đột hữu xông,/Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang”?
A.So sánh
B.Nhân hóa
C.Hoán dụ
D.Nói quá
Đáp án: A
Biện pháp so sánh: so sánh Lục Vân Tiên và Triệu Tử đều là những bậc anh hùng.
Câu 10. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
Vân Tiên ghé lại bên đàng,
Bẻ cây làm gậy nhằm làng xông vô.
Kêu rằng: “Bớ đảng hung đồ,
Chớ quen làm thói hồ đồ hại dân.”
Phong Lai mặt đỏ phừng phừng:
“Thằng nào dám tới lẫy lừng vào đây.
Trước gây việc dữ tại mầy,
Truyền quân bốn phía phủ vây bịt bùng.”
Vân Tiên tả đột hữu xông,
Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương Dang.
Lâu la bốn phía vỡ tan,
Đều quăng gươm giáo tìm đàng chạy ngay.
Phong Lai trở chẳng kịp tay,
Bị Tiên một gậy thác rày thân vong.
(SGK Ngữ văn 9, tập một)
Hình ảnh bọn cướp hiện lên như thế nào trong đoạn trích trên?
A.Khoẻ mạnh, hào sảng
B.Hung hăng, tàn ác
C.Hiếu chiến, bạo ngược.
D.Đáp án B và C.
Đáp án: D
Hình ảnh bọn cướp hiện lên vừa hung hăng, tàn ác, vừa hiếu chiến, bạo ngược.
Câu 11. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Ai là tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên?
A.Nguyễn Dữ
B.Nguyễn Du
C.Nguyễn Khuyến
D.Nguyễn Đình Chiểu
Đáp án: D
Nguyễn Đình Chiểulà tác giả của văn bản chứa đoạn trích trên.
Câu 12. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là ai?
A.Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga
B.Phang Lai và Kiều Nguyệt Nga
C.Lục Vân Tiên và Kim Liên
D.Thúy Kiều và Lục Vân Tiên
Đáp án: A
Các nhân vật tham gia đối thoại trong đoạn trích trên là Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.
Câu 13. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Từ “quân tử” trong đoạn trích trên được hiểu là?
A.Người con trai nhà giàu
B.Thiếu gia con nhà quý tộc
C.Người yêu của cô gái
D.Người đàn ông có tài đức
Đáp án: D
Từ “quân tử” được hiểu là người đàn ông có tài đức.
Câu 14. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người như thế nào?
A.Gian xảo, nhiều mưu kế.
B.Khôn ngoan, thông minh.
C.Lễ độ, phép tắc
D.Bao dung, độ lượng.
Đáp án: C
Đoạn trích trên cho thấy nhân vật Kiều Nguyệt Nga là người thùy mị, nết na, lễ độ, bao dung.
Câu 15. Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi dưới đây:
“Trước xe quân tử tạm ngồi,
Xin cho tiện thiếp lạy rồi sẽ thưa.
Chút tôi liễu yếu đào thơ,
Giữa đường lâm phải bụi dơ đã phần.
Hà Khê qua đó cũng gần,
Xin theo cùng thiếp đền ơn cho chàng.
Gặp đây đương lúc giữa đàng,
Của tiền chẳng có, bạc vàng cũng không.
Gẫm câu báo đức thù công,
Lấy chi cho phỉ tấm lòng cùng ngươi”.
Vân Tiên nghe nói liền cười:
“Làm ơn há dễ trông người trả ơn.
Nay đà rõ đặng nguồn cơn,
Nào ai tính thiệt so hơn làm gì.
Nhớ câu kiến nghĩa bất vi,
Làm người thế ấy cũng phi anh hùng”.
(Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga SGK Ngữ văn 9, tập một)
Lục Vân Tiên đã phản ứng như thế nào khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời muốn trả ơn?
A.Vui vẻ chấp nhận
B.Lịch sự từ chối và cho đó là việc nên làm
C.Không quan tâm đến lời nói của Nguyệt Nga
D.Cả ba phương án trên
Đáp án: B
Lục Vân Tiên đã từ chối và cho đó là việc nên làm khi Kiều Nguyệt Nga ngỏ lời muốn trả ơn.
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 mới nhất có đáp án hay khác:
- Trắc nghiệm Miêu tả nội tâm trong văn bản tự sự
- Trắc nghiệm Lục Vân Tiên gặp nạn
- Trắc nghiệm Tổng kết về từ vựng
- Trắc nghiệm Đồng chí
- Trắc nghiệm Bài thơ về tiểu đội xe không kính
Xem thêm các loạt bài Để học tốt Ngữ văn 9 hay khác:
- Soạn Văn 9 (hay nhất)
- Soạn Văn 9 (bản ngắn nhất)
- Soạn Văn 9 siêu ngắn
- Soạn Văn 9 (cực ngắn)
- Văn mẫu lớp 9
- Tác giả - Tác phẩm Văn 9
- Tài liệu Ngữ văn 9 phần Tiếng việt - Tập làm văn
- Giải vở bài tập Ngữ văn 9
- Đề thi Ngữ Văn 9 có đáp án
- Ôn thi vào lớp 10 môn Văn
Loạt bài 1000 câu Trắc nghiệm Ngữ văn lớp 9 có đáp án được biên soạn bám sát theo nội dung từng bài học Văn, Tiếng Việt, Tập làm văn Tập 1, Tập 2 giúp bạn nắm vững dễ dàng kiến thức môn Ngữ văn lớp 9 hơn.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải Tiếng Anh 9 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 9 Friends plus
- Lớp 9 Kết nối tri thức
- Soạn văn 9 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 9 - KNTT
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 9 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 9 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - KNTT
- Giải sgk Tin học 9 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 9 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 9 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - KNTT
- Lớp 9 Chân trời sáng tạo
- Soạn văn 9 (hay nhất) - CTST
- Soạn văn 9 (ngắn nhất) - CTST
- Giải sgk Toán 9 - CTST
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - CTST
- Giải sgk Lịch Sử 9 - CTST
- Giải sgk Địa Lí 9 - CTST
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - CTST
- Giải sgk Tin học 9 - CTST
- Giải sgk Công nghệ 9 - CTST
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - CTST
- Giải sgk Âm nhạc 9 - CTST
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - CTST
- Lớp 9 Cánh diều
- Soạn văn 9 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 9 Cánh diều (ngắn nhất)
- Giải sgk Toán 9 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 9 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử 9 - Cánh diều
- Giải sgk Địa Lí 9 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 9 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 9 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 9 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 9 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc 9 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật 9 - Cánh diều