Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3 nhanh nhất
Ngoài việc nhận biết, phân biệt ancol với các hợp chất hữu cơ khác thì bài tập về phân biệt các ancol có bậc khác nhau cũng thường xuyên xuất hiện. Làm thế nào để nhận biết ancol và phân biệt các ancol khác bậc. Bài viết dưới đây sẽ giúp em làm tốt dạng bài tập này.
Cách nhận biết ancol bậc 1, 2, 3
I. Cách nhận biết ancol
- Để nhận biết ancol ta dùng kim loại Na. Phản ứng sẽ tạo bọt khí thoát ra.
- Tổng quát: 2R(OH)n + 2nNa → 2R(ONa)n + nH2↑
- Hiện tượng: Na tan trong ancol và sủi bọt khí không màu
- Ví dụ:
2C2H5OH + 2Na → 2C2H5ONa + H2↑
II. Cách phân biệt ancol bậc I, bậc II, bậc III
Ta có thể phân biệt bậc của ancol bằng cách oxi hóa ancol trong ống đựng CuO đun nóng sau đó nghiên cứu sản phẩm.
+ Nếu sản phẩm tạo ra là anđehit: ancol ban đầu là bậc I
+ Nếu sản phẩm tạo ra là ketone: ancol bậc II.
+ Nếu ancol không bị oxi hóa: ancol bậc III.
- Phân biệt ancol bậc I:
+ Để phân biệt ancol bậc I ta cho ancol tác dụng với CuO (đun nóng). Sau phản ứng màu đen của CuO sẽ chuyển sang màu đỏ của Cu. Sản phẩm tạo thành tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 tạo kết tủa trắng bạc
+ Tổng quát:
(1) RCH2OH + CuO RCHO (anđehit) + H2O + Cu
(2) RCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2ORCOONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
+ Hiện tượng:
Phản ứng (1): CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ của Cu.
Phản ứng (2): Xuất hiện lớp bạc sáng như gương bám vào thành ống nghiệm.
+ Ví dụ minh họa:
(1) CH3CH2OH + CuO CH3CH=O + H2O + Cu
CH3-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
- Phân biệt ancol bậc II:
+ Để phân biệt ancol bậc II ta cho ancol tác dụng với CuO (đun nóng). Sau phản ứng màu đen của CuO sẽ chuyển sang màu đỏ.
Sản phẩm tạo thành khôngcó phản ứng tráng gương.
+ Tổng quát:
R1CH(OH)R2 + CuO R1COR2 (ketone) + Cu + H2O
+ Hiện tượng:
CuO màu đen chuyển dần thành màu đỏ của Cu.
+ Phương trình hóa học minh họa:
CH3CH(OH)C2H5 + CuO CH3-CO-CH3 + Cu + H2O
- Phân biệt ancol bậc III:
Ancol bậc III không có phản ứng với CuO như trên.
II. Bài tập phân biệt ancol bậc I, bậc II, bậc III
Bài 1: Chỉ dùng các chất nào dưới đây để có thể phân biệt 2 ancol đồng phân có cùng công thức phân tử C3H7OH?
A. Na và H2SO4 đặc
B. Na và CuO
C. CuO và dung dịch AgNO3/NH3
D. Na và dung dịch AgNO3/NH3
Hướng dẫn giải
Đáp án B
Ứng với công thức phân tử C3H7OH có 2 đồng phân là:
CH3-CH2-CH2-OH: propan-1-ol
CH3-CH(OH)-CH3:propan-2-ol
- Để phân biệt hai ancol đồng phân trên ta cho phản ứng với CuO nung nóng.
Cả hai anol đều làm màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của Cu.
CH3-CH2-CH2-OH + CuO CH3-CH2-CHO (anđehit) + H2O + Cu
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3COCH3 (ketone) + Cu + H2O
- Sản phẩm tạo thành đem đi tráng bạc.
+ Sau phản ứng tạo một lớp bạc kết tủa sáng như gương bám vào thành ống nghiệm thì ancol ban đầu là propan-1-ol
CH3-CH2-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3-CH2-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
+ Sản phẩm tạo thành không có phản ứng tráng gương thì ancol ban đầu là propan-2-ol
Bài 2:Bằng phương pháp hoá học hãy phân biệt các dung dịch sau: ancoletylic, glycerol, ancol isopropylic
Hướng dẫn giải
- Cho mẫu thử của ba dung dịch phản ứng với Cu(OH)2/OH-
+ Mẫu thử hòa tan hòa tan Cu(OH)2/OH- và tạo phức màu xanh lam đặc trưng là glycerol.
+ Hai mẫu thử không có hiện tượng gì là ancol etylic và ancol isopropylic
- Để phân biệt hai ancol còn lại ta cho phản ứng với CuO nung nóng.
Cả hai anol đều làm màu đen của CuO chuyển thành màu đỏ của Cu.
CH3-CH2-OH + CuO CH3-CH2-CHO (anđehit) + H2O + Cu
CH3-CH(OH)-CH3 + CuO CH3COCH3 (ketone) + Cu + H2O
- Sản phẩm tạo thành đem đi tráng bạc.
+ Sau phản ứng tạo một lớp bạc kết tủa sáng như gương bám vào thành ống nghiệm thì ancol ban đầu là ethyl alcohol
CH3-CH2-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3-CH2-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
+ Sản phẩm tạo thành không có phản ứng tráng bạc thì ancol ban đầu là ancol isopropylic.
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)