Cách nhận biết anđehit nhanh nhất
Anđehit là những hợp chất hữu cơ mà phân tử có nhóm -CH=O liên kết trực tiếp với nguyên tử cacbon hoặc nguyên tử hiđro. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn làm tốt dạng bài tập nhận biết, phân biệt anđehit.
Cách nhận biết anđehit
I. Cách nhận biết anđehit
- Để nhận biết anđehit ta dùng dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng nhẹ.
- Hiện tượng: Xuất hiện lớp bạc sáng như gương bám vào thành ống nghiệm.
- Phương trình hóa học tổng quát phản ứng tráng gương (tráng bạc) của của anđehit:
R(CHO)x + 2xAgNO3 + 3xNH3 + xH2O R(COONH4)x + 2xAg↓ + 2xNH4NO3
- Một số phương trình hóa học minh họa:
CH3-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
Đối với HCHO
HCHO + 4AgNO3 + 6NH3 + 2H2O (NH4)2CO3 + 4Ag↓ + 4NH4NO3
II. Mở rộng
1. Nhận biết anđehit bằng brom và KMnO4
- Nhỏ nước brom vào dung dịch anđehit, màu nâu đỏ của nước brom bị mất.
- Nhỏ dung dịch KMnO4 vào dung dịch anđehit, màu tím của dung dịch KMnO4 bị mất.
+ Giải thích: Do anđehit rất dễ bị oxi hóa, nó làm mất màu nước brom, dung dịch KMnO4 và bị oxi hóa thành carboxylic acid
Ví dụ: RCH=O + Br2 + H2O → RCOOH + 2HBr
Chú ý:
- Phản ứng này có thể dùng để phân biệt anđehit với ketone.
- Không dùng phản ứng này để phân biệt anđehit với các hợp chất không no chứa liên kết đôi C=C hoặc liên kết ba CC.
2. Nhận biết anđehit bằng Cu(OH)2/OH-
Hiện tượng: Tạo kết tủa đỏ gạch khi đun nóng.
Ví dụ: CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O↓(đỏ gạch) + 2H2O
III. Bài tập nhận biết anđehit
Bài 1: Hãy lựa chọn hóa chất phù hợp để phân biệt hai dung dịch: aldehyde acetic và aketone chứa trong hai lọ riêng biệt, mất nhãn.
A. copper (II) oxide. B. Quỳ tím.
C. Kim loại natri. D. Dung dịch AgNO3/ NH3.
Hướng dẫn giải
Đáp án D
- aldehyde acetic phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3 đun nóng tạo thành lớp bạc sáng như gương bám vào thành ống nghiệm.
CH3-CHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2OCH3-COONH4 + 2Ag↓ + 2NH4NO3
- Aketone không phản ứng với dung dịch AgNO3/ NH3 ở nhiệt độ thường và cả khi đun nóng.
Bài 2: Cho các chất acetic acid; glycerol; ethanol; axetanđehit. Nhận biết các chất trên bằng
A. quỳ tím
B. dung dịch NaOH
C.Cu(OH)2/OH-
D. dung dịch HCl
Hướng dẫn giải
Đáp án C
Để nhận biết các chất trên ta sử dụng Cu(OH)2/OH-
- acetic acid: Kết tủa tan ngay điều kiện thường, tạo dung dịch màu xanh nhạt.
2CH3COOH + Cu(OH)2 → (CH3COO)2Cu + 2H2O
- glycerol: Kết tủa tan ngày ở nhiệt độ thường và tạo phức màu xanh lam đặc trưng.
2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 → [C3H5(OH)2O]2Cu(xanh lam) + 2H2O
- Axetan anđehit: Tạo kết tủa đỏ gạch khi nung nóng.
CH3CHO + 2Cu(OH)2 + NaOH CH3COONa + Cu2O↓(đỏ gạch) + 2H2O
- ethanol: Không có hiện tượng gì cả ở nhiệt độ thường và khi đun nóng
Xem thêm cách nhận biết các chất hóa học nhanh, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)