Công thức hidroxit cao nhất của Lưu huỳnh (S)
Bài viết công thức hidroxit cao nhất của lưu huỳnh, S (hay công thức hydroxide cao nhất của sulfur) có đầy đủ nội dung về công thức hidroxit cao nhất, kiến thức mở rộng, tính chất hóa học và bài tập vận dụng về hidroxit cao nhất của S. Mời các bạn theo dõi:
Công thức hidroxit cao nhất của Lưu huỳnh (S)
I. Công thức hidroxit cao nhất của S
Công thức hydroxide cao nhất của sulfur là: H2SO4.
Giải thích:
S (Z = 16) có cấu hình electron là: 1s22s22p23s23p4.
⇒ Sulfur thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn, có hoá trị cao nhất trong hợp chất hydroxide là VI. Ta có: S(OH)6 ↔ H6SO6 ↔ H2SO4.2H2O
Do đó, công thức hydroxide cao nhất của sulfur là: H2SO4.
II. Mở rộng kiến thức về H2SO4
1.Tính chất vật lý
-Sulfuric acid là chất lỏng, không màu, không mùi và không vị, có đặc tính là khó bay hơi và tan vô hạn trong nước.
- Sulfuric acid có khả năng hút nước cực kỳ mạnh và tỏa nhiệt lượng lớn vì vậy cần lưu ý tuân thủ các quy tắc an toàn khi sử dụng.
- H2SO4 còn có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
2. Tính chất hóa học
a. Sulfuric acid loãng
Sulfuric acid là một acid mạnh, làm chuyển màu quỳ tím thành đỏ.
+ Tác dụng với kim loại đứng trước H (trừ Pb) tạo thành muối sulfate.
Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2↑
+ Tác dụng với basic oxide tạo thành muối mới (trong đó kim loại giữ nguyên hóa trị) và nước.
FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O
+ Tác dụng với base tạo thành muối mới và nước.
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
+ H2SO4 tác dụng với muối tạo thành muối mới.
Na2CO3 + H2SO4 → Na2SO4 + H2O + CO2
H2SO4 + 2KHCO3 → K2SO4 + 2H2O + 2CO2
b. Sulfuric acid đặc
Sulfuric acid đặc có tính acid mạnh, oxi hóa mạnh với tính chất hóa học nổi bật như:
+ Tác dụng với kim loại: Khi cho mảnh Cu vào trong H2SO4 tạo ra dung dịch có màu xanh và có khí bay ra với mùi sốc.
Cu + 2H2SO4 → CuSO4 + SO2 + 2H2O
+ Tác dụng với phi kim:
C + 2H2SO4 CO2 + 2H2O + 2SO2
2P + 5H2SO4 2H3PO4 + 5SO2 + 2H2O
+ Tác dụng với các chất khử khác:
2FeO + 4H2SO4 → Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
H2SO4 còn có tính háo nước đặc trưng như đưa H2SO4 vào cốc đựng đường, sau phản ứng đường sẽ bị chuyển sang màu đen và phun trào với các phương trình hóa học như sau.
C12H22O11 + H2SO4 → 12C + H2SO4.11H2O
C + 2H2SO4 CO2 + 2H2O + 2SO2
3. Điều chế
Thông thường, điều chế sulfuric acid không thực hiện trong phòng thí nghiệm vì rất nguy hiểm. Trong công nghiệp, người ta sẽ điều chế theo chu trình sau:
FeS2 hoặc S → SO2 → SO3 → H2SO4.
- Trước tiên, cần đốt cháy quặng pirit sắt:
4FeS2 + 11O2 8SO2 + 2Fe2O3.
- Sau đó oxi hóa SO2 bằng oxygen trong điều kiện 400 oC đến 5000oC, chất xúc tác V2O5:
2SO2 + O2 2SO3.
- Sulfuric acid đặc hấp thụ SO3 tạo thành oleum với công thức tổng quát là H2SO4.nSO3:
nSO3 + H2SO4 → H2SO4.nSO3.
- Pha loãng oleum thành sulfuric acid H2SO4 bằng lượng nước thích hợp:
H2SO4.nSO3 + nH2O → (n +1)H2SO4.
4. Ứng dụng
- Sulfuric acid được sử dụng để sản xuất kim loại như đồng, kẽm và làm nguyên liệu của một số dung dịch tẩy rửa, làm sạch bề mặt thép. H2SO4 còn được sử dụng để sản xuất các loại muối sulfate, thuốc nhuộm, chất tẩy rửa kim loại, sản xuất dược phẩm.
- Hỗn hợp sulfuric acid với nước còn được dùng làm chất điện giải trong các loại acid chì, ắc quy. Ngoài ra, người ta còn sử dụng H2SO4 trong ngành công nghiệp sản xuất phấn nhuộm, chất dẻo, phân bón, luyện kim.
III. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Fe.
B. Zn.
C. Mg.
D. Cu.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Câu 2: Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại đều không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Ag, Pt, Cu.
B. Fe, Mg, Ag.
C. Al, Fe, Mg.
D. Al, Au, Cu.
Hướng dẫn giải:
Đáp ánA
Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?
A.Cu + H2SO4 (đặc) CuSO4 +SO2 + 2H2O.
B.Fe + S FeS.
C.2Ag + O3 → Ag2O + O2.
D.2Fe + 3H2SO4 (loãng) → Fe2(SO4)3 + 3H2.
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Fe + H2SO4 (loãng) → FeSO4 + H2.
Xem thêm Công thức hidroxit cao nhất hay, chi tiết khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)