BaO + H2O → Ba(OH)2
Phản ứng BaO + H2O tạo ra Ba(OH)2 thuộc loại phản ứng hóa hợp đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về BaO có lời giải, mời các bạn đón xem:
BaO + H2O → Ba(OH)2
1. Phương trình phản ứng BaO tác dụng với H2O
BaO + H2O → Ba(OH)2
Phản ứng này thuộc loại phản ứng hóa hợp
2. Hiện tượng của phản ứng BaO tác dụng với H2O
-Chất rắn barium oxide tan dần trong nước.
- Dung dịch thu được làm quỳ tím chuyển sang màu xanh.
3. Cách tiến hành phản ứng BaO tác dụng với H2O
- Cho 1g BaO vào cốc có chứa 10 ml nước.
4. Cách viết phương trình của phản ứng BaO tác dụng với H2O
Bước 1: Viết phương trình phân tử:
BaO + H2O → Ba(OH)2
Bước 2: Đếm số nguyên tử mỗi nguyên tố trong 2 vế của phương trình hóa học.
Bước 3: Đặt hệ số sao cho số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế bằng nhau.
Bước 4: Hoàn thành phương trình hóa học:
BaO + H2O → Ba(OH)2
5. Mở rộng kiến thức về oxit
5.1. basic oxide
a) Tác dụng với nước: Một số basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm).
Ví dụ:
Na2O + H2O → 2NaOH
CaO + H2O → Ca(OH)2
Những basic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm là: Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO …
b) Tác dụng với axit: basic oxide + axit → muối + nước
Ví dụ:
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O
c) Tác dụng với acidic oxide: Một số basic oxide, là những basic oxide tan trong nước (như Li2O, Na2O, K2O, CaO, BaO …) tác dụng với acidic oxide tạo thành muối.
Ví dụ:
CaO + CO2 CaCO3
Na2O + SO2 Na2SO3
5.2. Acidic oxide:
a) Tác dụng với nước: Nhiều acidic oxide tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.
Ví dụ:
SO3 + H2O → H2SO4
P2O5 + 3H2O → 2H3PO4
Những oxit khác như SO2, N2O5 … cũng có phản ứng tương tự.
b) Tác dụng với dung dịch bazơ: Acidic oxide + dung dịch bazơ → muối + nước.
Ví dụ:
CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 (↓) + H2O
CO2 + 2NaOH → Na2CO3 + H2O
Những oxit khác như SO2, P2O5 …cũng có phản ứng tương tự.
c) Tác dụng với basic oxide: acidic oxide tác dụng với một số basic oxide (tan) tạo thành muối.
Ví dụ:
CO2 + BaO BaCO3
SO2 + K2O K2SO3
5.3. Oxit lưỡng tính: Một số oxit vừa tác dụng dung dịch axit, vừa tác dụng với dung dịch bazơ, gọi là oxit lưỡng tính như: Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO…
Ví dụ:
Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O
Al2O3 + 2NaOH → H2O + 2NaAlO2 (natri aluminat)
5.4. Oxit trung tính (hay là oxit không tạo muối): Một số oxit không tác dụng với axit, dung dịch bazơ, nước gọi là oxit trung tính như: NO, N2O, CO,…
6. Bài tập vận dụng
Câu 1: Oxit nào tan trong nước tạo thành dung dịch bazơ?
A. CO2
B. SO2
C. Na2O
D. NO2
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Acidic oxide là: CO2, SO2, NO2
basic oxide là: Na2O
basic oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch bazơ.
Na2O + H2O → 2NaOH
Câu 2: Cho các oxit sau: CuO, Fe2O3, N2O5, CO2, CaO. Số oxit tác dụng với nước là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
Oxit tác dụng với nước là: N2O5, CO2, CaO
N2O5 + H2O → 2HNO3
CO2 + H2O → H2CO3
CaO + H2O → Ca(OH)2
Câu 3: Oxit khi tan trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu đỏ là
A. CuO
B. BaO
C. MgO
D. SO2
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Acidic oxide là: SO2 khi tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, dung dịch axit làm cho quỳ tím hóa đỏ.
SO2 + H2O → H2SO3
Câu 4: Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân oxit thành bao nhiêu loại?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:
Đáp án D
Căn cứ vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân loại như sau:
+ basic oxide
+ acidic oxide
+ Oxit lưỡng tính
+ Oxit trung tính
Câu 5: Cho các oxit sau: CO2, K2O, CaO, BaO, P2O5. Oxit tác dụng với axit để tạo thành muối và nước là
A. CO2, CaO, BaO
B. K2O, CaO, BaO
C. K2O, CaO, P2O5
D. CO2, BaO, P2O5
Hướng dẫn giải:
Đáp án B
basic oxide tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
basic oxide là: K2O, CaO, BaO
Câu 6: Oxit lưỡng tính là
A. Những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
B. Những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
C. Những oxit tác dụng với axit tạo thành muối và nước.
D. Những oxit tác dụng với bazơ tạo thành muối và nước.
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Oxit lưỡng tính là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ và tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
Câu 7: Cho m gam magnesium oxide tác dụng với dung dịch axit HCl, sau phản ứng thu được 9,5 gam MgCl2 và nước. Gía trị của m là
A. 4 gam
B. 5 gam
C. 6 gam
D. 7 gam
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Số mol của MgCl2 là:
Phương trình phản ứng:
Theo phương trình phản ứng, ta có nMgO = = 0,1 mol
Vậy khối lượng của MgO cần tìm là: m = 0,1.40 = 4 gam.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
(2) Oxit trung tính là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước.
(3) Oxit NO2 khi tan trong nước làm giấy quỳ tím chuyển thành màu xanh.
(4) Dung dịch axit tạo thành khi cho P2O5 tác dụng với nước là: H3PO4
Số phát biểu đúng là:
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Số phát biểu đúng là: (1), (2), (4)
Phát biểu (3) sai, vì khi cho oxit NO2 tác dụng với nước thu được dung dịch axit làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ.
Câu 9: Phương trình phản ứng khi cho Na2O tác dụng với axit H2SO4 là
A. Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
B. Na2O + H2SO4 → NaSO4 + H2O
C. 2Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
D. Na2O + 4H2SO4 → Na2(SO4)3 + 2H2O
Hướng dẫn giải:
Đáp án A
Phương trình phản ứng: Na2O + H2SO4 → Na2SO4 + H2O
Câu 10: Hai oxit tác dụng với nhau tạo thành muối là:
A. Na2O và K2O
B. CO2 và NO2
C. Na2O và CO2
D. BaO và CuO
Hướng dẫn giải:
Đáp án C
Na2O + CO2 → Na2CO3
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- BaO + CO2 → BaCO3 ↓
- BaO + SO2 → BaSO3 ↓
- BaO + CO → BaCO3 ↓
- 2BaO + O2 → 2BaO2
- 4BaO + 2Al → 3Ba + Ba(AlO2)2
- 3BaO + Si → 2Ba + BaSiO3
- BaO + SiO2 → BaSiO3
- BaO + H2SO4 → H2O + BaSO4 ↓
- BaO + H2S → H2O + BaS
- BaO + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + H2O
- BaO + 2HCl → BaCl2 + H2O
- BaO + 2HBr → H2O + BaBr2
- BaO + 2HF → H2O + BaF2
- BaO + 2HI → H2O + BaI2
- BaO + 2H3PO4 → Ba3(PO4)2 + 3 H2O
- BaO + 2NaHSO4 → H2O + Na2SO4 + BaSO4 ↓
- BaO + 2KHSO4 → H2O + K2SO4 + BaSO4 ↓
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)