CrO3 + NaOH → Na2CrO4 + H2O | CrO3 ra Na2CrO4 | NaOH ra Na2CrO4

Phản ứng CrO3 + NaOH hay CrO3 ra Na2CrO4 hoặc NaOH ra Na2CrO4 thuộc loại phản ứng trao đổi đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về CrO3 có lời giải, mời các bạn đón xem:

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

Quảng cáo

1. Phương trình phản ứng CrO3 tác dụng với NaOH

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

2. Hiện tượng của phản ứng CrO3 tác dụng với NaOH

- Chất rắn màu đỏ thẫm CrO3 tan dần trong dung dịch và dung dịch có màu vàng.

3. Cách tiến hành phản ứng CrO3 tác dụng với NaOH

- Cho oxit CrO3 vào ống nghiệm sau đó cho từ từ dung dịch NaOH vào.

4. Cách viết phương trình ion thu gọn của phản ứng CrO3 tác dụng với NaOH

Bước 1: Viết phương trình phân tử:

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O

Bước 2: Viết phương trình ion đầy đủ bằng cách: chuyển các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion; các chất điện li yếu, chất kết tủa, chất khí để nguyên dưới dạng phân tử:

CrO3+2Na++2OH2Na++CrO42+H2O

Bước 3: Viết phương trình ion thu gọn từ phương trình ion đầy đủ bằng cách lược bỏ đi các ion giống nhau ở cả hai vế:

CrO3+2OHCrO42+H2O

5. Mở rộng về Crom(VI) oxit (CrO3)

- Là chất rắn, màu đỏ thẫm.

Quảng cáo

CrO3 + NaOH →  Na2CrO4 + H2O | CrO3 ra Na2CrO4 | NaOH ra Na2CrO4

- CrO3 là một acidic oxide, tác dụng với nước tạo ra axit:

CrO3 + H2O → H2CrO4

2CrO3 + H2O → H2Cr2O7

Những axit này không tách ra được ở dạng tự do mà chỉ tồn tại trong dung dịch.

- CrO3 có tính oxi hóa mạnh, một số chất vô cơ và hữu cơ như S, P, C, C2H5OH … bốc cháy khi tiếp xúc với CrO3.

6. Bài tập vận dụng liên quan

Câu 1: Chất nào sau đây không có tính lưỡng tính?

A. Cr(OH)2                     B. Cr2O3               C. Cr(OH)3                     D. Al2O3

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Cr(OH)2 chỉ có tính bazơ, không có tính lưỡng tính.

Câu 2: Cho 100,0 ml dung dịch NaOH 4,0 M vào 100,0 ml dung dịch CrCl3 thì thu được 10,3 gam kết tủa. Vậy nồng độ mol của dung dịch CrCl3 là:

A. 1,00M              B. 1,25M              C. 1,20M              D. 1,40M

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Gọi số mol CrCl3 là x (mol)

Quảng cáo

nNaOH = 0,4 mol;nCr(OH)3 = 0,1 mol

CrCl3+ 3NaOH  CrOH3+ 3NaCl x           3x        x                 3x     mol

CrOH3     +     NaOH  NaCrO2+ 2H2O0,4 3x          0,4 3x        

nCr(OH)3  = x – (0,4 – 3x) = 0,1

→ x = 0,125

CM  CrCl3= 1,25M

Câu 3: Phản ứng nào sau đây không đúng?

A. 2CrO3 +  2NH3 t°Cr2O3 + N2 + 3H2O.

B. 4CrO3 + 3Ct°2Cr2O3+ 3CO2.

C.  4CrO3 + C2H5OHt°2Cr2O3 + 2CO2 + 3H2O.

D.  2CrO3 + SO3t°Cr2O7 + SO2.

Hướng dẫn giải

Đáp án D

CrO3 là chất có tính oxi hóa mạnh nên không phản ứng với SO3

Câu 4: Sục khí Cl2 vào dung dịch CrCl3 trong môi trường NaOH. Sản phẩm thu được là

A. NaCrO2, NaCl, H2O.                                         B. Na2CrO4, NaClO, H2O.

C. NaCrO2, NaCl, NaClO, H2O.                            D. Na2CrO4, NaCl, H2O.

Hướng dẫn giải

Quảng cáo

Đáp án D

Phương trình phản ứng

3Cl2 + 2CrCl3 + 16NaOH → 2Na2CrO4 + 12NaCl + 8H2O

Câu 5: Muốn điều chế 6,72 lít khí clo ở đktc thì khối lượng K2Cr2O7 tối thiều cần dùng để tác dụng với dung dịch HCl đặc, dư là

A. 29,4 gam.                   B. 27,4 gam.          C. 24,9 gam.                   D. 26,4 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án A

K2Cr2O7+ 14HClđ 2KCl + 2CrCl3+ 3Cl2+ 7H2O0,1                                                          0,3       mol

mK2CrO7= 0,1.294 = 29,4 gam.

Câu 6: Nung nóng 1,0 mol CrO3 ở 420oC thì tạo thành oxit crom có mầu lục và O2. Biết rằng hiệu suất phản ứng đạt 80%, thể tích khí O2 (đktc) là

A. 11,20 lít                     B. 16,80 lít                     C. 26,88 lít                     D. 13,44 lít

Hướng dẫn giải

Đáp án D

4CrO3 420°C2Cr2O3+ 3O21                                                0,75         mol

Thể tích khí O2 thực tế thu được là:

V = 0,75.22,4.80% = 13,44 lít.

Câu 7: Thêm 0,02 mol NaOH vào dung dịch chứa 0,01 mol CrCl2 rồi để trong không khí đến phản ứng hoàn toàn thì khối lượng kết tủa cuối cùng thu được là:

A. 1,03 gam          B. 2,06 gam          C. 1,72 gam          D. 0,86 gam

Hướng dẫn giải

Đáp án A

CrCl2+ 2NaOH  CrOH2+ 2NaCl0,01            0,02                 0,01              mol

4CrOH2+ O2+ 2H2O  4CrOH30,01                                         0,01    mol

Khối lượng kết tủa cuối cùng là: m = 0,01.103 = 1,03 gam.

Câu 8: Trong ba oxit CrO, Cr2O3, CrO3. Thứ tự các oxit chỉ tác dụng với dung dịch bazơ, dung dịch axit, cả dung dịch axit và dung dịch bazơ lần lượt là:

A. Cr2O3, CrO, CrO3.                                         B. CrO3, CrO, Cr2O3.             

C. CrO, Cr2O3, CrO3.                           D. CrO3, Cr2O3, CrO.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

CrO3 có tính oxi hóa mạnh, là acidic oxide nên có khả năng tác dụng với bazơ

CrO có tính khử, là basic oxide nên có khả năng tác dụng với axit.

Cr2O3 là oxit lưỡng tính tác dụng được với dung dịch axit và kiềm đặc.

Câu 9: Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó lại chuyển về màu da cam.

B. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó lại chuyển về màu vàng.

C. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu da cam của dung dịch chuyển sang màu vàng. Cho axit vào dung dịch màu vàng này thì nó không đổi màu.

D. Khi cho kiềm vào dung dịch K2Cr2O7 thì màu vàng của dung dịch chuyển sang màu da cam. Cho axit vào dung dịch màu da cam này thì nó không đổi màu.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

Do có cân bằng: Cr2O72- (màu da cam) + H2O2CrO42- (màu vàng) + 2H+

→ Khi thêm kiềm vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận làm cho màu da cam chuyển sang màu vàng. Khi thêm axit vào thì cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch làm cho màu vàng chuyển sang màu da cam

Câu 10: Phát biểu không đúng là:

A. Hợp chất Cr(II) có tính khử đặc trưng còn hợp chất Cr(VI) có tính oxi hóa mạnh.

B. Các hợp chất Cr2O3, Cr(OH)3, CrO, Cr(OH)2 đều có tính chất lưỡng tính.

C. Các hợp chất CrO, Cr(OH)2 tác dụng được với dung dịch HCl còn CrO3 tác dụng được với dung dịch NaOH.

D. Thêm dung dịch kiềm vào muối đicromat, muối này chuyển thành muối cromat.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

A. Đúng

B. Sai vì CrO và Cr(OH)2 không phải hợp chất lưỡng tính.

C. Đúng

D. Đúng vì có cân bằng Cr2O72- (màu da cam) + H2O2CrO42- (màu vàng) + 2H+

Câu 11: Cho phản ứng:

K2Cr2O7   +   KI    +   H2SO4     Cr2(SO4)3   +   K2SO4   +    I2   +  H2O

Hệ số của các chất khi cân bằng lần lượt là

A. 1, 6, 7, 1, 4, 3, 7.                                      B. 2, 6, 7, 2, 3, 3, 7.  

C. 1, 3, 7, 1, 4, 3, 7.                                      D. 1, 6, 7, 1, 3, 3, 7.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

K2Cr2O7   +   6KI    +   7H2SO4     Cr2(SO4)3   +   4K2SO4   +    3I2   +  7H2O

Câu 12: Một oxit của nguyên tố R có các tính chất sau

- Tính oxi hóa rất mạnh.

- Tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7.

- Tan trong dung dịch kiềm tạo thành anion RO42- có màu vàng. Oxit đó là

A. SO3                            B.  CrO3               C. Cr2O3                        D. Mn2O7

Hướng dẫn giải

Đáp án B

+) Oxit CrO3 có tính oxi hóa rất mạnh.

+) Cr2O3 tan trong nước tạo thành hỗn hợp dung dịch H2RO4 và H2R2O7

CrO3+H2OH2CrO42CrO3+H2OH2Cr2O7

+) CrO3 tan trong dung dịch kiềm tạo thành ion RO42- có màu vàng.

CrO3 + 2NaOH → Na2CrO4 + H2O.

Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

phuong-trinh-hoa-hoc-cua-crom-cr.jsp

Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên