Mg + HNO3 loãng → Mg(NO3)2 + NO + H2O | Mg + HNO3 ra NO
Phản ứng Mg + HNO3 loãng (hay magie tác dụng với HNO3 loãng) sinh ra NO thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử thường gặp trong các đề thi. Dưới đây là phản ứng hoá học đã được cân bằng chính xác và chi tiết nhất. Bên cạnh đó là một số bài tập có liên quan về Mg và HNO3 có lời giải, mời các bạn đón đọc.
3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
1. Phương trình hoá học của phản ứng Mg tác dụng HNO3 loãng
3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
2. Cân bằng phản ứng bằng phương pháp thăng bằng electron
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hoá, từ đó xác định chất oxi hoá – chất khử:
Chất khử: Mg; chất oxi hoá: HNO3.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hoá, quá trình khử
- Quá trình oxi hoá:
- Quá trình khử:
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hoá
Bước 4: Điền hệ số của các chất có mặt trong phương trình hoá học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
3Mg + 8HNO3 → 3Mg(NO3)2 + 2NO + 4H2O
3. Phương trình ion thu gọn của phản ứng
3Mg + 8H+ + 2NO3− → 3Mg2+ + 2NO + 4H2O
4. Điều kiện phản ứng
Mg tác dụng với HNO3 loãng ở ngay điều kiện thường.
5. Hiện tượng hóa học
Mg tan dần, thoát ra khí không màu hoá nâu trong không khí.
6. Tính chất hoá học của HNO3
6.1. HNO3 có tính axit
HNO3 là một trong các axit mạnh nhất, trong dung dịch loãng phân li hoàn toàn thành ion H+ và NO3-.
HNO3 mang đầy đủ các tính chất của 1 axit như: làm quỳ tím hóa đỏ, tác dụng bazơ, basic oxide và muối của axit yếu hơn tạo thành muối nitrate. Ví dụ:
MgO + 2HNO3 → Mg(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
BaCO3 + 2HNO3 → Ba(NO3)2 + CO2 + H2O
6.2. HNO3 có tính oxi hóa mạnh:
Nitric acid là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và độ mạnh yếu của chất khử, mà HNO3 có thể bị khử đến các sản phẩm khác nhau của nitơ.
a. Tác dụng với kim loại:
+ HNO3 phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Au và Pt tạo thành muối nitrate, H2O và sản phẩm khử của N+5 (NO2, NO, N2O, N2 và NH4NO3).
+ Thông thường: HNO3 loãng → NO, HNO3 đặc → NO2 .
+ Với các kim loại có tính khử mạnh: Mg, Al, Zn,… HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2, NH4NO3.
Cu + 4HNO3 đặc → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Fe + 4HNO3 loãng → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O
4Zn + 10HNO3 loãng → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
* Chú ý: Fe, Al, Cr bị thụ động trong dd HNO3 đặc, nguội do tạo màng oxit bền, bảo vệ kim loại khỏi tác dụng của axit, do đó có thể dùng bình Al hoặc Fe để đựng HNO3 đặc, nguội.
b. Tác dụng với phi kim:
HNO3 có thể oxi hoá được nhiều phi kim, như:
S + 6HNO3 H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
C + 4HNO3 CO2 + 4NO2 + 2H2O
5HNO3 + P H3PO4 + 5NO2 + H2O
c. Tác dụng với hợp chất:
HNO3 đặc còn oxi hóa được hợp chất vô cơ và hữu cơ. Vải, giấy, mùn cưa, dầu thông,… bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với HNO3 đặc.
4HNO3 + FeO → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
4HNO3 + FeCO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O + CO2
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
7. Tính chất của magie
7.1. Tác dụng với phi kim
Kim loại Mg tác dụng với nhiều phi kim (O2, halogen, S, N2,…) tạo thành oxit hoặc muối.
Ví dụ:
2Mg + O2 → 2MgO;
Mg + Cl2 → MgCl2;
7.2. Tác dụng với axit:
a. Với axit HCl, H2SO4 loãng: Kim loại Mg khử mạnh ion H+ trong các dung dịch HCl, H2SO4 loãng thành khí H2.
Tổng quát: Mg + 2H+ → Mg2+ + H2
b. Với axit HNO3, H2SO4 đặc:
Kim loại Mg có thể khử trong HNO3 loãng xuống ; trong H2SO4 đặc xuống
4Mg + 10HNO3 (loãng) → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
4Mg + 5H2SO4 (đặc) → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
7.3. Tác dụng với nước
Mg khử chậm nước khi có nhiệt độ cao
Mg + 2H2O M(OH)2 + H2
8. Bài tập vận dụng liên quan
Câu 1. Nhận định nào sau đây là sai?
A. HNO3 phản ứng với tất cả bazơ.
B. HNO3 (loãng, đặc, nóng) phản ứng với hầu hết kim loại trừ Au, Pt.
C. Tất cả các muối amoni khi nhiệt phân đều tạo khí amonia.
D. Hỗn hợp muối nitrate và hợp chất hữu cơ nóng chảy có thể bốc cháy.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
C sai vì muối amoni chứa gốc axit có tính oxi hóa như NH4NO3 hay NH4NO2 khi nhiệt phân cho ra N2O hay N2.
Ví dụ: NH4NO2 N2 + 2H2O.
Câu 2. Nhận định nào sau đây đúng về tính chất hóa học nitric acid?
A. HNO3 là axit yếu nhưng có tính oxi hóa rất mạnh.
B. HNO3 là axit mạnh vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.
C. HNO3 là axit mạnh có tính oxi hóa mạnh ở mọi nồng độ.
D. HNO3 là axit mạnh, tính oxi hóa mạnh oxi hóa được cả kim loại vàng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
A sai vì HNO3 là axit mạnh và có tính oxi hóa rất mạnh.
B sai HNO3 là axit mạnh nhưng chỉ có tính oxi hóa.
C đúng HNO3 là axit mạnh có tính oxi hóa mạnh ở mọi nồng độ.
D sai vì HNO3 là axit mạnh, tính oxi hóa mạnh nhưng không oxi hóa được kim loại vàng.
Câu 3. Chọn phát biểu đúng:
A. Dung dịch K2CO3 có tính kiềm mạnh, đổi màu quỳ tím thành xanh.
B. Dung dịch K2CO3 có môi trường trung tính.
C. Dung dịch chứa K2CO3 có môi trường axit do K2CO3 là muối của axit yếu.
D. K2CO3 dễ bị phân hủy khi đun nóng.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
A đúng vì: Dung dịch K2CO3 có tính kiềm mạnh, đổi màu quỳ tím thành xanh.
B, C sai vì: Dung dịch K2CO3 được tạo nên từ bazơ mạnh là KOH và axit yếu là H2CO3 do đó có có môi trường bazơ, K2CO3 không phải muối axit.
D Sai vì: K2CO3 không bị phân hủy khi đun nóng.
Câu 4. Dãy chất nào dưới đây không phản ứng với HNO3 đặc, nguội?
A. Zn, Al, Cu
B. Cu, Fe, Al
C. Fe, Cr, Al
D. Ag, Cu, Fe
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Dãy chất không phản ứng với HNO3 đặc nguội là: Fe, Cr, Al.
Loại A vì Zn và Cu phản ứng với HNO3 đặc, nguội
Loại B vì Cu phản ứng với HNO3 đặc, nguội.
C. Fe, Cr, Al không phản ứng được với HNO3 đặc, nguội.
Loại D vì Ag, Cu phản ứng với HNO3 đặc nguội.
Câu 5. Trong một cốc nước có chứa 0,03 mol Na+; 0,01 mol Ca2+; 0,01 mol Mg2+; 0,04 mol HCO3-; 0,01 mol Cl-; 0,01 mol SO42-. Nước trong cốc thuộc loại
A. Nước cứng có tính cứng tạm thời.
B. Nước cứng có tính cứng toàn phần.
C. Nước cứng có tính cứng vĩnh cửu.
D. Nước mềm.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
Đun nóng dung dịch:
2HCO3- → CO32- + CO2↑ + H2O
0,04 → 0,02 (mol)
Ta thấy Ca2+ và Mg2+ bị kết tủa hết:
Ca2+ + CO32- → CaCO3↓
0,01 → 0,01 mol
Mg2+ + CO32- → MgCO3 ↓
0,01 → 0,01 mol
Vậy nước cứng bị mất tính cứng khi đun nóng nên là nước cứng tạm thời.
Câu 6. Cho các phát biểu sau:
(a) Trong phân tử HNO3 nguyên tử N có hoá trị V, số oxi hoá +5.
(b) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước ta dẫn khí qua bình đựng vôi sống (CaO).
(c) HNO3 tinh khiết là chất lỏng, không màu, bốc khói mạnh trong không khí ẩm.
(d) Dung dịch HNO3 để lâu thường ngả sang màu nâu là do dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ khí NO2.
Số phát biểu đúng:
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các phát biểu (b), (c), (d) đúng.
Phát biểu (a) sai, do trong phân tử HNO3 nguyên tử N có số oxi hoá +5, hoá trị IV.
Câu 7. Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8. B. 5. C. 7. D. 6.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Các chất có phản ứng oxi hóa - khử với HNO3 là: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe3O4, Fe(NO3)2, FeSO4, FeCO3.
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3+ 3NO2 ↑ + 3H2O
FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O
Fe(OH)2 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 3H2O
Fe3O4 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO2 + 5H2O
Fe(NO3)2 + 2HNO3→ Fe(NO3)3 + NO2 + H2O
FeSO4 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + H2SO4 + NO2 + H2O
FeCO3 + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + CO2 + NO2 + 2H2O
Câu 8. Các tính chất hoá học của HNO3 là:
A. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và tính khử mạnh.
B. tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
C. tính oxi hóa mạnh, tính axit mạnh và tính bazơ mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh, tính axit yếu và bị phân huỷ.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Các tính chất hoá học của HNO3 là: tính axit mạnh, tính oxi hóa mạnh và bị phân huỷ.
Câu 9. Dung dịch nào dưới đây khi phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa trắng?
A. Ca(HCO3)2.
B. FeCl3.
C. AlCl3.
D. H2SO4.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
A đúng vì Ca(HCO3)2 + 2NaOH → CaCO3↓ trắng + Na2CO3 + 2H2O.
B sai vì Fe(OH)3 kết tủa nâu đỏ: FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3↓ + 3NaCl.
C sai vì không thu được kết tủa: Al3+ + 4OH- dư → AlO2- + 2H2O.
D sai vì không có kết tủa: H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + H2O.
Câu 10. Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrate của kim loại, nhận xét nào không đúng?
A. Tất cả các muối nitrate đều dễ tan trong nước.
B. Các muối nitrate đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrate.
C. Các muối nitrate đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt.
D. Các muối nitrate chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Trong những nhận xét trên về muối nitrate của kim loại, nhận xét nào không đúng là: Các muối nitrate chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp.
Câu 11. Để điều chế Fe(NO3)2 ta có thể dùng phản ứng nào sau đây?
A. Fe + dung dịch AgNO3 dư
B. Fe + dung dịch Cu(NO3)2
C. FeO + dung dịch HNO3
D. FeS + dung dịch HNO3
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Loại A vì:
Fe + 2AgNO3 → Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 dư → Fe(NO3)3 + Ag.
Chọn B vì: Fe + Cu(NO3)2 → Cu + Fe(NO3)2.
Loại C vì: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Loại D vì: FeS + 12HNO3 → 9NO2 + Fe(NO3)3 + 5H2O + H2SO4.
Câu 12. Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu được khí không màu hóa nâu trong không khí (sản phẩm khử duy nhất). Tính thể tích khí thu được ở đktc là
A. 2,24. B. 4,48. C. 3,36. D. 8,96.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: A
nMg = 0,15 mol
Khí không màu hóa nâu trong không khí là NO.
Bảo toàn electron: 2.nMg= 3.nNO
-> nNO =0,1 mol Þ V = 0,1.22,4 = 2,24 lít.
Câu 13. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 9,75 gam FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 2,88. B. 2,16. C. 4,32. D. 1,04.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
Ta có: FeCl3: 0,06 mol.
Mg + 2Fe3+ → Mg2+ + 2Fe2+ (1)
Mg + Fe2+ → Mg2+ + Fe (2)
Ta nhận thấy: 1,68 < 0,06.56 = 3,36
-> Sau phản ứng dung dịch muối chưa phản ứng hết.
nFe sinh ra sau phản ứng = 1,68/56 = 0,03 (mol).
(2) nFe = nMg = 0,03 (mol).
(1) nMg = = 0,03 (mol).
-> nMg = 0,03 + 0,03 = 0,06 (mol)
-> mMg = 0,06.24 = 1,44 gam.
Câu 14. Hỗn hợp X gồm 2 kim loại A và B thuộc phân nhóm chính nhóm II, ở 2 chu kỳ liên tiếp. Cho 2,56 gam X tan hoàn toàn trong dung dịch HCl dư thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng, khối lượng muối khan thu được là
A. 6,02 gam.
B. 6,11 gam.
C. 9,66 gam.
D. 3,01 gam.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: C
Phương trình phản ứng: R + 2HCl → RCl2 + H2
Ta có nHCl = 2nH2 = 0,2 mol
mmuối = mkim loại + mCl- = 2,56 + 0,2. 35,5 = 9,66 gam.
Câu 15. Cho 0,896 lít CO2 hấp thụ hết vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp NaOH 0,06M và Ba(OH)2 0,12M thu được m gam kết tủa. Giá trị m là:
A. 1,182. B. 0,788. C. 2,36. D. 3,94.
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: D
= 0,04 mol; nOH- = 0,06 mol
Có: 1 < = 1,5 < 2
Tạo 2 muối là (x mol) và HCO3- (y mol).
Ta có:
Bảo toàn C: x + y = 0,04 (1)
Bảo toàn số mol điện tích âm: x + y = 0,06 (2)
Từ (1) và (2) giải hệ phương trình được: x = y = 0,02.
= = 0,02 mol
= 3,94 gam.
Câu 16. Cho 1,38 g hỗn hợp Al, Fe tác dụng với dung dịch hỗn hợp H2SO4 đặc và HNO3 đặc, đun nóng thu được hỗn hợp khí gồm 0,063 mol NO2 và 0,021 mol SO2. Nếu cho hỗn hợp kim loại trên tác dụng với dung dịch HCl có dư thì số mol khí H2 sinh ra là bao nhiêu?
A. 0,035 mol
B. 0,045 mol
C. 0,04 mol
D. 0,042 mol
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Gọi số mol Al, Fe trong hỗn hợp là x, y
mhh = 27x + 56y = 1,38 (g) (1)
Ta có các quá trình:
Áp dụng bảo toàn electron: 3x + 3y = 0,063 + 0,042 = 0,105 (mol) (2)
Từ (1) và (2) → x = 0,02; y = 0,015
+) Hỗn hợp kim loại + HCl dư:
ne nhường= 0,06 + 0,03 = 0,09 => = = 0,045 mol
Câu 17. Cho m gam Mg vào dung dịch chứa 0,12 mol FeCl3. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 4,32 B. 2,88 C. 2,16 D. 5,04
Hướng dẫn giải
Đáp án đúng là: B
Xét 2 trường hợp:
Trường hợp 1: Sau phản ứng Mg còn dư. Chỉ có phản ứng (1) khối lượng chất rắn thu được là Fe vào Mg dư
nFe= = 0,12 mol mFe = 0,12 . 56 = 6,72g > 3,36 (loại)
Trường hợp 2: Xảy ra 2 phản ứng (1) và (2) (khi Mg hết FeCl3 còn sẽ tác dụng tiếp với Fe)
Gọi số mol của Mg là: nMg = a mol
3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe (1)
a ---------> ---------------->
Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2 (2)
2a/3 - 0,06 --> 2 ( - 0,06)
nFe dư sau pư 2 = = 0,06 mol => nFe (pư2)= ( - 0,06) mol
Theo phương trình phản ứng 1: 2nFeCl3= + 2(- 0,06) = 0,12 mol
a = 0,12 mol
m = 0,12.24 = 2,88 gam.
Xem thêm các phương trình hóa học hay khác:
- 2Mg + O2 → 2MgO
- Mg + Cl2 → MgCl2
- Mg + Br2 → MgBr2
- Mg + I2 → MgI2
- Mg + S → MgS
- Mg + HCl → MgCl2 + H2
- Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + H2
- Mg + 2H3PO4 → Mg3(PO4)2 + 3H2
- Mg + 4HNO3 → Mg(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
- 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
- 5Mg + 12HNO3 → 5Mg(NO3)2 + N2 + 6H2O
- 4Mg + 10HNO3 → 4Mg(NO3)2 + N2O + 5H2O
- Mg + 2H2SO4 → MgSO4 + SO2 + 2H2O
- 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O
- 4Mg + 5H2SO4 → 4MgSO4 + H2S + 4H2O
- Mg + 2CH3COOH → (CH3COO)2Mg + H2
- Mg + 2H2O → Mg(OH)2 + H2
- Mg + 2FeCl3 → MgCl2 + 2FeCl2
- Mg + 2Fe(NO3)3 → Mg(NO3)2 + 2Fe(NO3)2
- Mg + 2Fe2(SO4)3 → MgSO4 + 2FeSO4
- 3Mg + 2Fe2(SO4)3 → 3MgSO4 + 2Fe
- 3Mg + 2Fe(NO3)3 → 3Mg(NO3)2 + 2Fe
- 3Mg + 2FeCl3 → 3MgCl2 + 2Fe
- Mg + CuCl2 → MgCl2 + Cu
- Mg + Cu(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Cu
- Mg + CuSO4 → MgSO4 + Cu
- Mg + PbSO4 → MgSO4 + Pb
- Mg + Pb(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Pb
- Mg + 2AgNO3 → Mg(NO3)2 + Ag
- Mg + 2ZnSO4 → MgSO4 + Zn
- Mg + Zn(NO3)2 → Mg(NO3)2 + Zn
- Mg + ZnCl2 → MgCl2 + Zn
- 2Mg + SO2 → 2MgO + S
- 2Mg + CO2 → 2MgO + C
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)