Top 30 Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì

Tổng hợp trên 30 đoạn văn Ghi lại cảm xúc hoặc ấn tượng về bài thơ Tự tình hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết đoạn văn Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì hay hơn.

Top 30 Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì

Quảng cáo

Đề bài: Bài thơ Tự tình (Bài 2) để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì ? Hãy viết một đoạn văn (khoảng 8-10 dòng) ghi lại điều đó.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 1)

Bài thơ Tự tình (II) của nữ sĩ Hồ Xuân Hương đã để lại trong em rất nhiều ấn tượng sâu sắc. Điều em đặc biệt ấn tượng trong bài thơ này đó là cách sử dụng ngôn từ và những hình ảnh mang đậm dấu ấn cá nhân. Tác giả đã vận dụng sáng tạo thể thơ thất ngôn bát cú Đường Luật với ngôn ngữ tiếng Việt nhưng không làm mất đi giá trị của thể thơ mà trái lại nó còn mang đến cho thể thơ cổ điển ấy một vẻ đẹp mới, gần gũi, thân thuộc hơn với người Việt. Sử dụng từ ngữ giản dị mà đặc sắc với những động từ mạnh (xiên ngang mặt đất/ đâm toạc chân mây), từ láy tượng thanh đã thể hiện khao khát đến cháy bỏng và sự nổi loạn trong tâm hồn của Hồ Xuân Hương. Sử dụng những hình ảnh giàu sức gợi (trăng khuyết chưa tròn, rêu từng đám, đá mấy hòn,…) để diễn tả các cung bậc cảm xúc, sự tinh tế, phong phú trong tâm trạng của người phụ nữ khi nghĩ đến thân phận của mình.

Quảng cáo

Dàn ý Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì

1. Mở đoạn:

- Giới thiệu về bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương.

2. Thân đoạn:

- Bài thơ để lại trong em cảm xúc, ấn tượng gì?

Gợi ý:

+ Xót xa cho số phận người phụ nữ.

+ Trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

3. Kết đoạn:

- Khái quát về cảm xúc đối với bài thơ.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 2)

Quảng cáo

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thận phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng trừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chi là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 3)

Quảng cáo

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình 2” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 4)

Khi đọc bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương, em không khỏi xót xa cho thân phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương đã bày tỏ nỗi cô đơn, buồn chán và khát vọng hạnh phúc mãnh liệt. Hình ảnh "trơ cái hồng nhan với nước non" và hành động mượn rượu giải sầu đã cho thấy tình cảnh bế tắc, quẩn quanh không lối thoát của chủ thể trữ tình. Nhân vật càng cố quên bằng men rượu thì lại càng tỉnh táo nhận ra tình cảnh lẻ loi, bất hạnh của bản thân mình. Dẫu cố gắng thoát khỏi thực tại: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đam toạc chân mây, đá mấy hòn" nhưng vẫn rơi vào hố sâu bi kịch. Nhân vật trữ tình khát khao có được sự trọn vẹn trong tình yêu nhưng đổi lại chỉ là mảnh tình ít ỏi nay phải san sẻ cho người khác. Điều đó càng khiến em trân trọng khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 5)

Bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương đã để lại trong em nhiều cảm xúc, khơi gợi sự đồng cảm sâu sắc đối với thân phận bất hạnh của người phụ nữ. Cảm xúc chủ đạo trong bài thơ là nỗi buồn, nỗi cô độc, xót xa cho thân phận người phụ nữ. Hình ảnh "hồng nhan" là hình ảnh hoán dụ cho vẻ đẹp của người phụ nữ kết hợp với từ "cái" chỉ sự bé nhỏ, hữu hạn đối lập với sự rộng lớn, vô hạn của "nước non". Nhân vật trữ tình đối mặt với thực tại bằng cách mượn rượu giải sầu nhưng vẫn bẽ bàng nhận ra tình cảnh lẻ loi của mình. Chủ thể dù cố gắng: "Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám/ Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn" vậy mà vẫn không thể thoát khỏi sự khắc nghiệt của thời gian. Mảnh tình vốn đã ít ỏi nay còn phải san sẻ cho người khác đã cho thấy tình cảnh ngang trái của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 6)

Xót xa cho thân phận người phụ nữ là cảm xúc của em khi đọc bài thơ "Tự tình" (bài 2) của Hồ Xuân Hương. Nổi bật trong bài thơ là hình ảnh "trơ cái hồng nhan với nước non". Hình ảnh này đã diễn tả được tình trạng lẻ loi, một mình của người phụ nữ. Câu thơ "chén rượu hương đưa say lại tỉnh" cho thấy sự quẩn quanh, bế tắc không thể hóa giải của người phụ nữ khi phải mượn rượu giải sầu. Tình yêu của chủ thể trữ tình ở bài thơ luôn trong trạng thái dang dở, không trọn vẹn qua hình ảnh "vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn". Nó cho thấy hoàn cảnh cô độc và tâm trạng buồn tủi, xót xa cho phận mình của người phụ nữ. Dù nhân vật trữ tình cố gắng thoát khỏi tình cảnh hiện tại nhưng vẫn không tránh nổi quy luật khắc nghiệt của thời gian.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 7)

Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Tự tình của Hồ Xuân Hương đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Bài thơ phản ánh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Họ là con người tài năng, xinh đẹp nhưng lại phải chịu số phận bất hạnh trong tình yêu. Tuổi xuân của họ cứ thế trôi với thời gian, mà không có người yêu thương, trân trọng. Dù vậy, người phụ nữ vẫn có một sức sống mãnh liệt. Họ muốn phản kháng lại thực tại xã hội đương thời, tự đi tìm hạnh phúc cho bản thân. Điều đó thật đáng trân trọng và ngưỡng mộ biết bao.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 8)

Bài thơ để lại cho em cảm xúc buồn, đồng cảm, xót thương cho thân phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời cho ta thấy tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù gắng gượng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Bài thơ cũng cho ta thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc, những điều tưởng chừng vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của tác giả nói chung, của tất cả người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung. Qua đó ta thấy được bức tranh toàn cảnh xã hội phong kiến xưa kia, trọng nam khinh nữ với những hủ tục lạc hậu. Nhưng Hồ Xuân Hương đã đưa hình ảnh những người phụ nữ lên một tầng cao mới, họ không chỉ là những người thấp cổ bé họng, bị chà đạp, khinh rẻ mà họ đã trở nên mạnh mẽ, dám chống lại cái xã hội phong kiến, đạp tung mọi lễ giáo kìm hãm những người phụ nữ.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 9)

Trong nền văn học trung đại Việt Nam, Hồ Xuân Hương được biết đến là nhà thơ phụ nữ viết về phụ nữ với tiếng nói cảm thương, tiếng nói khẳng định, tiếng nói tự ý thức về bản thân đầy bản lĩnh. “Bà chúa thơ Nôm” có chùm thơ “Tự tình” bao gồm ba bài, là tiếng nói của thân phận, là những khát khao, đau buồn của kiếp người. Trong đó, bài thơ “Tự tình 2” đã thể hiện rõ tâm trạng, thái độ của nữ sĩ: vừa buồn đau, vừa phẫn uất trước nghịch cảnh éo le cùng khát vọng vươn lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch. Bài thơ nói lên bi kịch tình yêu, gia đình của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Đồng thời đó là tâm trạng vừa buồn tủi, vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và cuộc sống, số phận cay đắng của họ, dù đã gắng gượng vương lên nhưng vẫn rơi vào bi kịch của cuộc đời. Qua đó, ta cũng thấy được bài thơ cũng cho thấy khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc - những điều vô cùng giản đơn, bình dị nhưng lại là khao khát, niềm mơ ước cả cuộc đời của Hồ Xuân Hương nói riêng, của tất cả những người phụ nữ trong xã hội phong kiến nói chung.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 10)

Bài thơ để lại trong em ấn tượng sâu sắc về một người phụ nữ xinh đẹp, tài hoa nhưng không nhận được hạnh phúc. Số phận bất hạnh đẩy họ đến cảnh phai làm lẽ, ngay cả tình yêu cũng phải chia sẻ với người khác, khiến họ phải chịu cảnh cô đơn lẻ loi một mình. Họ đã muốn vượt lên số phận, kiếm tìm hạnh phúc nhưng nó không hề dễ dàng. Hạnh phúc dành cho họ là xứng đáng hơn bao giờ hết nhưng sự bất công trong xã hội cũ đã đẩy họ đến tình cảnh bất hạnh, tước đi năng lực phản kháng của họ, chôn vùi những năm tháng tuổi xuân đẹp đẽ của họ trong sự chờ đợi, cô đơn. Điều đó khiến em không khỏi xót xa, thương cho phận người phụ nữ trong xã hội xưa.

Bài thơ Tự tình để lại trong em cảm xúc hoặc ấn tượng gì (mẫu 11)

Bài thơ bày tỏ sự cảm thông sâu sắc của tác giả đối với nỗi bất hạnh của người phụ nữ, phê phán gay gắt chế độ đa thê trong xã hội phong kiến, đồng thời thể hiện rõ sự bất lực và cam chịu của con người trước cuộc sống hiện tại. Bài thơ diễn tả một tình cảm đáng thương, một số phận đáng cảm thông, một khát vọng đáng trân trọng, một tâm trạng đáng được chia sẻ của người phụ nữ trong xã hội xưa. Những mơ ước hạnh phúc đó là hoàn toàn chính đáng nhưng không thể thực hiện được trong điều kiện xã hội lúc bấy giờ, đó là bi kịch không thể giải tỏa. Vì thế giọng điệu của bài thơ vừa ngậm ngùi vừa ai oán. Yêu cầu giải phóng con người, giải phóng tình cảm chỉ có thể tìm được lời giải đáp dựa trên cơ sở của những điều kiện lịch sử - xã hội mới mà thôi.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Đã có lời giải bài tập lớp 10 sách mới:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 10

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi dành cho giáo viên và gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 10 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên