Top 10 Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây (hay nhất)
Tổng hợp các bài văn Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 1)
- Dàn ý Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 2)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 3)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 4)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 5)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 6)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 7)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 82)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu 9)
- Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong (mẫu khác)
Top 10 Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây (hay nhất)
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 1
Cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc ta đã là ngọn lựa hun đúc nên biết bao thế hệ anh hùng, đồng thời cũng trở thành một trong những đề tài văn học, nghệ thuật hấp dẫn và nhiều cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ lúc bấy giờ. Nhân vật Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh cũng là một trong những nhân vật bộc lộ được bản chất người lính đã trải qua cuộc chiến tranh, thấy được sự hy sinh mất mát, và nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ Việt Nam.
Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của một người phụ nữ đẹp nhưng lại có số phận đau thương, vây hãm cả đời . Dì đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của dì là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Dì Mây có một mối tình đằm thắm, trong sáng với chú San, tuy nhiên lại rơi vào nghịch cảnh éo le: ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”.
Ngoài nỗi buồn mất đi người mình yêu, dì Mây còn phải chịu những hậu quả do chiến tranh để lại. Từ một người con gái xinh đẹp trở thành một người tàn tật, vô cùng thương xót "Dì Mây bước tập tễnh, tóc Dì Mây rụng nhiều, xơ và thưa, dì có chân giả, chống nạng gỗ". Tuy nhiên, không vì điều đó mà dì lại cảm thấy tủi thẹn, dì luôn luôn cảm thấy tự hào, vì đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp cho cách mạng: "Dì Mây chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Bom nôt người người lính công binh sốt rét tóc rụng trọc đầu vẫn lành lặn..". Bởi vậy, cuộc sống của dì Mây khi trở về quê hương cũng có sự thay đổi thay. Ai nấy trong gia đình đều cảm thấy thương dì, cuộc đời của dì thật đau xót. Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng dì Mây đã cho thấy một hình ảnh người phụ nữ kiên cường, đầy nỗi bất hạnh vì chiến tranh. Cuộc chiến đã cướp đi tất cả: tuổi trẻ, tình yêu, hạnh phúc và mài mòn dần những gì còn sót lại của dì khi trở về sau chiến tranh.
Càng éo le hơn khi truyện đẩy nhân vật dì Mây vào những tình huống vô cùng trớ trêu và đau khổ. Khi dì đứng trước sự lựa chọn về tinh yêu của mình, dì đã cam đảm đối mặt với nó, mặc dù buồn, vẫn còn thương chú San nhiều nhưng dì đã cương quyết dứt khoát với chú "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!, "Sự thế đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn". Chưa dừng lại ở đó, tác giả lại một lần nữa đẩy nhân vật vào tình huống mà khiến dì phải đấu tranh lí trí và cảm xúc của bản thân. Đó là khi vợ chú San - cô Thanh vượt cạn thiếu tháng và dì Mây đã cố gắng hết sức đỡ đẻ cho cô mặc kệ lời thím Ba can ngăn. Chi tiết dì khóc ngay sau khi đỡ đẻ thành công cho vợ chú San, đã để lại cho người đọc nhiều xúc động. Giá như không đi bồ đội, nếu không có chiến tranh, thì cũng không bị chiến tranh làm xa cách dì Mây cũng có thể hạnh phúc bên chú San. Qua đây, em thấy được hình tượng của một người phụ nữ dưới thời chiến, đó là một người xinh đẹp, gan dạ và đầy lòng nhân ái, vị tha. Người phụ nữ mặc dù trải qua những khó khăn, thử thách ở những tình huống nghịch cảnh, đau khổ nhưng vẫn quyết tâm đối mặt với nó, với số phẩn của bản thân.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật dì Mây, bởi nhờ có ông, mà chúng ta thấy được những góc khuất của chiến tranh, những câu chuyện buồn dưới thời chiến. Chưa bao giờ, trong văn học Việt Nam xuất hiện người phụ nữ trở về sau chiến tranh lại bi thương đến vậy. Từ đó, ta mới càng cảm thông hơn với những số phận của họ và thật biết ơn với những công lao của họ để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Dàn ý Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về nhân vật và vấn đề sẽ phân tích.
- Đối tượng phân tích: dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu của tác giả Sương Nguyệt Minh.
2. Thân bài
- Tóm tắt về cuộc đời của dì Mây: hoàn cảnh gia đình, tình yêu tươi đẹp của dì với chú San trước khi chia xa, công việc của dì nơi chiến trường.
- Phân tích nhân vật dì Mây khi được đặt trong các hoàn cảnh trớ trêu. Từ đó, làm nổi bật tính cách, con người dì Mây:
+ Ngày dì Mây trở về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ.
+ Chú San gặp dì Mây để xin lỗi và mong được quay lại trong khi chú San đã có vợ à cách xử lí khéo léo của dì Mây.
+ Dì Mây chính là người đỡ đẻ cho vợ của chú San. Chú ý làm rõ hoàn cảnh, không gian dì Mây đến giúp vợ chú San.
- Đưa ra lời nhận xét, đánh giá về nhân vật dì Mây qua những điều đã phân tích ở phía trên.
3. KẾT BÀI
- Nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tác giả.
- Nêu lên thông điệp tác giả muốn gửi gắm qua nhân vật dì Mây.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 2
Đề tài viết về người lính sau chiến tranh là mảnh đất màu mỡ của các nhà văn nhà thơ khai thác như Nguyễn Huy Thiệp, Ma Văn Kháng, Lê Lựu,... Một trong số đó không thể không nhắc đến nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh với tác phẩm Người ở bến sông Châu và nhân vật nổi bật là Dì Mây.
Mây - đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Mây là người duy nhất sống sót của tiểu đội quân y. Mây trở về làng khi gia đình đã nhận được tin báo tử của cô. Và ngày cô trở về quê cũng là ngày người yêu – San đi lấy vợ vì tưởng cô hy sinh. Ngay đêm tân hôn, biết tin Mây còn sống quay về, San đã tìm gặp Mây. Anh xin cô được bỏ vợ để cả hai làm lại từ đầu. Mây khóc, từ chối vì cho rằng: “Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ”. Vậy là từ đó, cuộc sống của đôi vợ chồng San – Thanh và Mây ở nhà bên, cách nhau có hàng rào tre, diễn ra hết sức trớ trêu và đau khổ. Trước đây tóc cô dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về tóc cô rụng đi nhiều và xơ, cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu. Chiến tranh đã lấy của cô đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Cô trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Nếu như trước kia cô năng động, hoạt bát, xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ. Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ ngay cả lời chia tay. Không chịu được cảnh trớ trêu ấy, Mây đã bỏ ra căn chòi bên bờ để ở, sống với những nỗi buồn thầm lặng không biết bao giờ nguôi ngoai. Sau một thời gian mọi thứ quay lại về với cuộc hàng ngày, tóc của Mây cũng dài thêm đôi chút, da dẻ hồng hào nhưng có lẽ vết thương sâu bên trong, độ tuổi xuân thì thì đã không còn. Trong khi đó, anh lính trinh sát Quang mà Mây gặp ở chiến trường tìm về tận quê cô. Dù cô trốn chạy và lảng tránh nhưng Quang quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc và bù đắp cho Mây suốt quãng đời còn lại. Nhưng cô lại không chấp nhận mà chọn chăm sóc con của thím Ba, tiếng ru của cô hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Có thể thấy chiến tranh không chỉ để lại những vết thương thể xác cho người lính, mà còn làm thay đổi số phận, gây ra những trái ngang đau khổ cho họ ngay cả khi họ trở về với thời bình khi chiến tranh đã kết thúc. Và những “người trở về” đó với sự kiên cường và lòng nhân ái họ đã vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt, khẳng định phẩm chất của bộ đội Cụ Hồ.
Dì Mây trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 3
Chiến tranh qua đi, để lại biết bao mất mát tổn thương. Đó không chỉ là những nỗi đau về vật chất mà còn là nỗi đau về tinh thần. Như vết cứa rất sâu vào trái tim của con người, đặc biệt là những người phụ nữ. Truyện ngắn Người ở bến sông Châu là một truyện ngắn như thế, thấm đượm giá trị nhân văn và tình yêu thương, ca ngợi con người mà đặc biệt là những người phụ nữ.
Câu truyện xoay quanh về nhân vật dì Mây. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc dì đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Hoàn cảnh trớ trêu đã đẩy chú dì vào cảnh người mỗi ngả chia li cách biệt. Có thể thấy chiến tranh, bom đạn thật tàn nhẫn khi đã đẩy họ vào hoàn cảnh tách biệt.
Khi từ chiến trường bom đạn chờ về. Dì Mây bị đạn phạt vào chân, phải đi tập tễnh, bằng chân giả. Tuy nhiên nỗi đau thể chất đó không thấm vào đâu khi ngày dì trở về cũng là ngày dì phải chứng kiến người đàn ông mình yêu thương, nghĩ tới nhiều nhất, người đàn ông mà dì viết tên hằng ngày vào cuốn nhật kí ở Trường Sơn đã đi lấy người phụ nữ khác. Thử hỏi làm sao dì có thể chịu đựng được cú sốc tinh thần dã man tới vậy, lòng người con gái giờ đây là sự hụt hẫng, bàng hoàng, trớ trêu và đầy tuyệt vọng. Nhưng trong hoàn cảnh tuyệt vọng đó ta vẫn thấy được sự kiên cường, mạnh mẽ của dì Mây. Thái độ của dì rất cương quyết, thể hiện sự bản lĩnh kiên cường của người phụ nữ. Dì nhất quyết không đồng ý trước lời đề nghị “Mây, chúng ta sẽ làm lại” của chú San. Trước sự thể đã rồi dì nhận phần thiệt thòi về mình, dì chỉ muốn một người đàn bà khổ. Có thể thấy dù đau đớn, tuyệt vọng nhưng dì vẫn nén vào trong, dì là đại diện cho phẩm chất kiên cường của những người phụ nữ bước ra từ chiến tranh và bom đạn
Ở dì Mây còn nổi bật lên phẩm chất tốt bụng, vị tha và bao dung. Khi dì Mây nghe tin cô Thanh vợ chú San khó sinh cô Thanh đẻ thiếu tháng lại tràng hoa quấn cổ dì đã ngay lập tức giúp đỡ không hề suy nghĩa, đắn đo điều gì. Mặc dù ở vào hoàn cảnh của dì việc làm đó chẳng hề dễ dàng, nhưng dì vẫn không chút e ngại, chần chừ, suy nghĩ gì mà lập tức tới giúp đỡ cô Thanh vượt qua cơn nguy hiểm, để mẹ tròn con vuông.
Có thể thấy dì Mây hiện lên với rất nhiều những phẩm chất cao thượng, tốt đẹp, dì đại diện cho những người con gái Việt Nam sẵn sàng hi sinh thầm lặng, đánh đổi cả thanh xuân tuổi trẻ và hạnh phúc của cá nhân mình vì những điều lớn lao khác.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 4
Nhà phê bình văn học nổi tiếng Belinski từng tâm đắc : “Cái đẹp là điều kiện không thể thiếu được của nghệ thuật, nếu thiếu cái đẹp thì không có và không thể có nghệ thuật, đó là một định lý”. Âm thanh vang lên từ chiếc piano với những phím đàn chỉ với hai màu đen và trắng tưởng chừng như khô khan, rệu rã. Nhưng người nghệ sĩ đã tìm ra cái hay, cái đẹp của những phím đàn mà tạo nên những bản nhạc mang âm hưởng tuyệt vời. Văn học cũng vậy, phản ánh hiện thực và đời sống con người nghe như đơn giản nhưng thật ra là phức tạp và đa chiều vô cùng. Trên hành trình khám phá và sáng tạo nghệ thuật, sứ mệnh của mỗi nhà văn là phát hiện được cái đẹp ở bề sâu cuộc sống. Nhà văn Sương Nguyệt Minh thực sự đã hoàn thành sứ mệnh ấy với hình ảnh nhân vật dì Mây-một người phụ nữ giàu đức hi sinh nhưng không cam chịu và nhu nhược trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”
Nhắc đến nhà văn Sương Nguyệt Minh người ta nhớ ngay đến hình ảnh một người lính với tính cách vừa hổ lửa vừa hồn nhiên, lại có khi lạnh lùng, phớt đời. Ta sẽ thấy được trong các sáng tác của ông, hình ảnh làng quê với những gốc nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan cài, soi chiếu vào nhau chính vì vậy cảm hứng mà người đọc nhận thấy trong các sáng tác của ông vừa nồng nàn, vừa thâm trầm, nét duy mỹ và lạng mạn để hướng chiều sâu tâm hồn và kí ức. Điều đó góp phần làm nên phong cách lịch lãm, tài hoa, tinh tế trên mỗi trang văn của tác giả.
“Nếu như có thể nếm được, thì các truyện ngắn của Sương Nguyệt Minh đều có vị ngọt và cay. Đó là vị ngọt của phong cảnh làng quê của trăng nước, tình người, vị cay xót của số phận con người” (Nguyễn Hữu Đại)
Sương Nguyệt Minh hiện nay được đánh giá là một trong những nhà văn quân đội tiêu biểu. Chính vì ông từng là một người lính cho nên ông viết văn bằng sự trải nghiệm và thể nghiệm của một con người đi ra từ cuộc chiến. Với ông, chiến tranh không chỉ là sự đổ máu hi sinh. Mà chiến tranh còn gắn với bi kịch, nỗi đau dai dẳng, âm ỉ, lặng thầm nhưng không kém phần dữ dội ở từng số phận, từng cuộc đời. Cảm xúc của Sương Nguyệt Minh được dồn nén chân thực, xúc động qua những mảnh đời, những thân phận éo le, ngang trái, những tình cảm trớ trêu , nghiệt ngã sau trận chiến. Nhà văn chú ý khai thác thân phận, trách nhiệm, tình yêu, bi kịch thời hậu chiến..thông qua những trang viết đầy ám ảnh và lôi cuốn, gửi đến độc giả những bức thông điệp thấm thía, sâu sắc về bài ca sức sống mãnh liệt của con người, về lòng nhân ái, niềm tin yêu và khát vọng sống trong an bình.
Xuất hiện trên văn đàn vào những năm đầu thập niên chín mươi của thế kỉ XX, cho đến nay với niềm đam mê và tinh thần lao động nghệ thuật nghiêm túc Sương Nguyệt Minh đã cho ra đời sáu tập truyện ngắn cùng với đó là rất nhiều bài bút kí, tuỳ bút. Gây ấn tượng mạnh mẽ trong lòng người đọc nhất có lẽ vẫn là cô gái tên Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” được nhà văn sáng tác vào năm 1997. Câu truyện là những khoảng đời trớ trêu bất hạnh mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu sau năm 1975, đi qua những năm tháng chiến tranh gian khổ, chịu đựng vết thương từ chiến trường, dì Mây-một nữ chiến sĩ đường Trường Sơn nhận thêm những thương tổn trong cuộc sống mới. Mây sống lặng lẽ trong nỗi cô đơn trên chính bến đò quê hương.
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Đó là tinh thần nhiệt huyết của những năm kháng chiến chống Mĩ của dân tộc ta, hoà mình vào tinh thần ấy dì Mây-cô gái đại diện cho một thế hệ thanh niên đã dâng hiến quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất cho cách mạng. Tuổi trẻ của cô là những ngày tháng lăn lộn trên khắp các nẻo đường Trường Sơn. Hình ảnh của Mây làm ta nhớ đến cô “hoa hậu” trong lòng bom đạn-Trương Định cũng dành cả thanh xuân mình cho chiến trường, cống hiến cho đất nước.
Dì Mây là người duy nhất sống sót của tiểu đội quân y. Trở về từ trong bom đạn, về nhà khi gia đình đã nhận được tin báo tử của cô, trong tiềm thức của gia đình và người yêu cô đã đi dẫn vào quên lãng. Dì Mây về làng vào đúng ngày mà chú San-người yêu cô kết hôn vì tưởng rằng cô đã hi sinh trên chiến trường khốc liệt. Ngày cô về, quê hương như rực màu đỏ, phải chăng là ăn mừng ngày cô trở về? Hoặc có thể là chúc mừng cho đôi uyên ương hôm ấy. Dù là thế nào đi nữa ngày hôm ấy trong mắt Mây “nước sông Châu đỏ quạch”, “màu hoàng hôn đỏ ối”. Trong cái màu đỏ ấy có một đám rước dâu và có một cô gái lỡ đò. Lần lỡ đò ấy như lỡ cả một đời hạnh phúc của dì Mây, chú San đã cưới cô Thanh là giáo viên ở xóm bãi bên kia sông và đoạn nhân duyên giữa dì Mây và chú San đến đây cũng đã đi về hai ngả.
Dì Mây về nhà, cỗ cưới vẫn chưa tàn nhưng không hiểu sao lại nghe thấy tiếng quát tắt nhạc bên nhà Chú San. Sau vài câu thì thầm của thím Ba, chú san bỗng dưng suy sụp mà “ngồi phịch xuống ghế ôm đầu”. Tiếng ồn ào khi trước không còn mà chỉ còn lại tiếng cất dọn bát đĩa. Một lúc sau, chú San rẽ lối hàng râm bụt đi sang. Trong cái không khí ngượng ngùng, gượng gạo chẳng ai nói lên lời, Bố mẹ Mai lờ đi, ông cũng vậy. Chú San luôn nhận lỗi về phía mình, và cùng dì Mây nhắc về những kỉ niệm cũ. Khi đang chìm trong hồi ức ngọt ngào thì tiếng gầu nước Mai kéo đập vào giếng đã đánh thức hai người. Chú San xin dì Mây để hai đứa làm lại từ đầu, câu nói khiến bầu không khí lúc ấy trở nên ngột ngạt, vợ chú San cũng ở bên kia hàng râm bụt cũng đi lại, dứt lá râm bụt. Với tấm lòng cao thượng, hơn hết cũng là phụ nữ dì Mây thấu hiểu nỗi thống khổ khi bị tổn thương, là người tổn thương dì Mây không muốn làm tổn thương thêm người khác và lời từ chối cất lên: “Thôi! thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ! Anh về đi!” Trong mối quan hệ rối như bòng bong ấy sau tất cả đều sẽ có một người phụ nữ đau khổ, dì đã chịu đủ những đau đớn ngoài chiến trường cùng với đức hi sinh cao cả dì Mây đã để cho mình đau và để cho cô Thanh hạnh phúc. Trước sự hi sinh ấy cô Thanh cũng nức nở mà biết ơn dì.
Trong phân đoạn này Bút pháp tả cảnh và diễn biến tâm lí các nhân vật của tác giả trong truyện ngắn Người ở bến sông Châu đã cho ta thấy được niềm say mê khẳng định cái tốt, cái tích cực; phủ nhận những điều xấu xa giả dối sẽ đem lại cho tác phẩm một luồng sinh khí, biến những tư tưởng khô khan thành các hình tượng sinh động, tạo ra một bầu khí quyển nóng bỏng, biến tác phẩm trở thành một sợi dây truyền tình cảm của tác giả đến người tiếp nhận. Sự nhiệt thành trong việc bộc lộ cảm xúc của nhà văn, nhà thơ sẽ khiến “cảm hứng chủ đạo của tác phẩm chi phối sự thống nhất cảm xúc của hình tượng, chi phối hệ thống nghệ thuật biểu cảm của tác phẩm”. Đặc biệt trong thể loại truyện ngắn – một thể loại có dung lượng khiêm tốn, thường lấy cái “khoảnh khắc”, cái “lát cắt” cuộc sống làm căn cốt – thì vai trò của cảm hứng nghệ thuật càng quan trọng. Truyện càng ngắn thì sự dồn nén của tình tiết và sự mãnh liệt trong tình cảm càng đòi hỏi cao. Những xúc cảm tâm lý thường bộc lộ một cách cao độ hơn, thể hiện nội dung tư tưởng một cách nổi bật, tập trung vào một vấn đề nhân sinh trọng tâm chứ không dàn trải như ở thể loại tiểu thuyết.
Cuộc sống về sau của dì cũng thật đau khổ, từ ngày hôm ấy, cuộc sống của vợ chồng chú San, Thanh và dì ở nhà bên, cách nhau có hàng rào tre, diễn ra hết sức trớ trêu và đau khổ. Dì quyết ra bến sông ở, nhưng từ ngày chuyển ra đó dì lúc nào cũng buồn buồn, cứ thẫn tha thẫn thờ, lúc ngắm trời nhìn nước, lúc lụi cụi nấu cơm. Cuộc sống quẩn quanh ấy thật giống với cái khung cảnh ở phố huyện Cẩm Giàng trong “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Nhớ trước kia dì là một cô gái trẻ trung, yêu đời, tóc dì dài đến gót chân, xinh đẹp nhất làng nhưng đã dũng cảm xung phong ra chiến trường để rồi khi trở về tóc dì rụng đi nhiều và xơ, cô trở về trong sự lãng quên của gia đình, của người thân và cả của người yêu.
Cuộc sống sau đó của dì Mây hết sức bình bị với cái chân lành còn lại, dì đưa đám bạn của Mai qua sông đi học và đặc biết gì trở về làm một nữ quân y khi xây trạm xá mới. Nhà văn Pautopxki từng nói: “Chi tiết làm nên bụi vàng của tác phẩm” thật vây, từ những chi tiết được tác giả chắt lọc và xây dựng lên tình huống truyện giúp bộc lộ tính cách nhân vật dì Mây một cách rõ nét. Tác giả đã đặt dì Mây vào một tình huống thực sự đặc biệt khi vợ chú San vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi ngược lại tràng hoa quấn cổ. Thím Ba đã loay hoay đỡ mãi nhưng không được, cô Thanh cũng đuối dần, nguy cơ tử vong khá cao. Trong cái đêm mưa gió bão bùng, đường lên huyện quá xa, đò ngang cách trở dì đã khoác áo mưa đến và đỡ đẻ thành công cho cô Thanh không màng đến lời thím Ba nói. Trong trường hợp này tác giả đã xây dựng tình huống rất hay để làm nổi bật phẩm chất và nhân cách của nhân vật dì Mây. Bởi, chú San là người đã phản bội tình cảm của dì Mây nhưng dì không chút thù oán, không vì chuyện cá nhân mà ngó lơ tình thế nguy hiểm của vợ chồng chú. Từ đó, người đọc cảm nhận rõ dì Mây luôn quan tâm đến người khác, bao dung, vị tha, có trách nhiệm trong công việc của mình. Cũng chính từ tình huống ấy đã khiến một cô gái mạnh mẽ như dì phải trào nước mắt. Sau khi đỡ đẻ thành công cho cô Thanh – vợ chú San, dì Mây đã gục luôn xuống bàn đỡ đẻ và khóc tức tưởi. Dì Mây khóc như vậy bởi lẽ người được hưởng hạnh phúc ấy đúng ra là dì. Nhưng giờ đây, khi dì trở về, chú San đã lấy vợ. Đó cũng là lúc những hi vọng, chờ mong, niềm ao ước về một cuộc sống hạnh phúc cùng nhau đã bị dập tắt. Dì Mây khóc cho chính số phận mình, có lẽ giây phút đó, dì đã quá tủi thân và bởi những nỗi đau mà dì chịu đựng, dồn nén trong lòng quá lâu, chỉ trực chờ một khoảnh khắc nào đó, khoảnh khắc mà người con gái ấy không thể gồng mình lên chống đỡ được nữa thì giọt nước mắt ấy sẽ tuôn rơi.
Chiến tranh đã đi qua nhưng đã lấy đi rất nhiều thứ của nhân dân và cũng để lại biết bao hệ luỵ không đáng có. Bến sông Châu vẫn đầy bom bi chưa nổ và thím Ba vì đun te vướng bom bi nên đã qua đời, thằng Cún đã mất mẹ. Khi ấy có chú lính trinh sát Quang mà dì Mây gặp ở chiến trường tìm về tận quê. Dù dì trốn chạy và lảng tránh nhưng chú quyết định ở lại bến sông Châu nguyện chăm sóc và bù đắp cho dì suốt quãng đời còn lại. Nhưng dì lại không chấp nhận mà chọn chăm sóc con của thím Ba Dì nuôi thằng cún và mỗi đêm tiếng ru nó ngủ của dì lại vang lên trên bến sông Châu. Tếng ru của dì hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây dường như cũng là sự thay đổi trong tâm trạng. Có lẽ, tâm trạng lúc đầu của dì Mây vẫn còn chất chứa sự tủi thân, nỗi buồn từ những chuyện chẳng vui nhưng dần dần, dì đã chấp nhận được sự thật và cùng chung sống với nó. Dì Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược.
Chiến tranh đã lấy đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu của dì Mây. Vết thương trên người mỗi khi trái gió là lại đau nhức. Dì trở về chỉ còn một mình cô bên chiếc nạn gỗ, bên con búp bê không biết nói. Nếu như trước kia dì năng động, hoạt bát, xinh đẹp phơi phới sắc xuân thì giờ đây cô lại mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ. Dưới ngòi bút của tác giả cốt truyện m tuy giản dị nhưng lại gây ấn tượng mạnh đến độc giả, tạo cho người đọc thấu hiểu được từng lớp văn chương. Từ không gian đến thời gian chỉ xoay quanh nhân vật Dì Mây nhưng được lồng ghép vào xen kẽ rất đặc biệt, nói về làng quê với cái nhìn hiện thực, vừa lãng mạn đan xen vào nhau và vốn am hiểu, cảm thông với người phụ nữ đã làm rung động tâm hồn độc giả.
Dì Mây trong truyện ngắn đã cho chúng ta thấy được những thứ được và mất sau chiến tranh, những góc khuất trong đời sống thường ngày. Với tâm lòng am hiểu, thông cảm sâu sắc đến thân phận người phụ nữ qua những chi tiết đã phần nào được phản ánh tích cực.
Qua tình truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của tác giả Sương Nguyệt Minh ta thấy được hình tượng về con người và thảm họa con người sau cuộc chiến tranh được chuyển tải bằng thứ ngôn ngữ của trái tim bị rung động thật sự. Bị cuốn hút bởi một thực tế, một hiện thực không thể tưởng tượng, không thể hư cấu hơn, tự nó đã làm nên giá trị tư tưởng của tác phẩm. Hậu quả của nó để lại vô cùng nặng nề, ô nhiễm môi trường nghiêm trọng bởi khói lửa của bom đạn, của các chất hóa học do con người chế tạo nhằm phục vụ cuộc chiến. Các công trình kiến trúc được coi là văn minh nhân loại, những cánh rừng bất tận không còn màu xanh mà chỉ thấy khói lửa… Chiến tranh cũng khiến cho nền kinh tế trở nên kiệt quệ. Bóc lột giữa con người với con người ngày càng gia tăng, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng. Cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp,… Văn học hé mở khát vọng bức thiết, đòi hỏi quan tâm đến mỗi số phận cá nhân. Mối quan tâm cộng đồng đã nhường chỗ cho số phận cá nhân. Cái tôi trữ tình tìm thấy tiếng nói khác đầy ắp tâm trạng, nỗi trăn trở, sự day dứt, lo âu đầy trách nhiệm về chiến tranh vệ quốc, về hy sinh, mất mát, về nhu cầu, khát vọng của con người. Đó chính là cơ sở để thức tỉnh ý thức cá nhân và tinh thần nhân bản sẽ trở thành nền tảng tư tưởng và cảm hứng chủ đạo bao trùm của nền văn học sau năm 1975. Sương Nguyệt Minh khai thác những sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Với chỗ đứng của một người đã có độ lùi khoảng cách thời gian với “một thời đã qua”, Sương Nguyệt Minh nhìn chiến tranh và những người đi ra từ chiến tranh với một cái nhìn sâu hơn, đa chiều hơn. Yêu cầu tái hiện lịch sử giờ chỉ là một phần, nhà văn còn khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến. Sương Nguyệt Minh biết đặt cuộc chiến trong tương quan với cuộc sống hôm nay, từ đó có những đóng góp không nhỏ vào mảng đề tài viết về chiến tranh. Sự đan xen cảm hứng ở những tác phẩm viết về chiến tranh tạo ra những mảng màu đa dạng trong tác phẩm của Sương Nguyệt Minh. Đọc những câu chuyện của anh viết về thời kỳ khói lửa, người đọc vừa được cảm nhận vẻ đẹp lung linh của những mối tình thời chiến, vừa thấy cái khốc liệt mà bom đạn gây ra cũng như những đổi thay đau lòng khi con người bước vào cuộc sống hòa bình.
Nhà văn Aimatov đã từng nhận định rằng: “Một tác phẩm chân chính không bao giờ kết thúc ở trang cuối cùng”. Bởi lẽ khi trang sách đóng lại, tác phẩm mới thực sự đang sống, sống với những trăn trở và tình cảm của người đọc. Qua tác phẩm “Người ở bến sông Châu” của nhà văn Sương Nguyệt Minh bản thân chúng ta đã có thêm một bài học. Những hậu quả mà chiến tranh để lại là vô cùng khủng khiếp, cho nên con người chúng ta sống và phải đấu tranh vì hoà bình, vì tự do và vì hạnh phúc. Hơn thế chúng ta phải biết ơn những chiến sĩ, anh hùng đã nằm xuống để đổi lấy hoà bình ngày hôm nay, như câu nói:
“Tự do, hòa bình không phải dễ, có được bây giờ nhất định phải giữ”
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 5
Nhà văn Nguyễn Minh Châu từng nói: “Văn học và nghệ thuật là hai đường tròn đồng tâm mà tâm điểm chính là con người”. Giá trị chân chính của nghệ thuật chính là ở vẻ đẹp con người. Đến với mỗi tác phẩm văn học, chúng ta như được làm quen, gặp gỡ và thấu hiểu với một số phận, một cuộc đời. Và có lẽ, người đọc sẽ không thể nào quên nhân vật dì Mây trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh. Dì Mây là một trong những nhân vật bộc lộ được bản chất người lính đã trải qua cuộc chiến tranh, thấy được sự hy sinh mất mát, và nỗi đau khôn cùng của người phụ nữ Việt Nam.
Người ở Bến Sông Châu là một câu chuyện đầy cảm động về Mây - cô gái trẻ trung xinh đẹp, tóc đen dài, óng mượt "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm”. Trước khi đi xung phong dì có mối tình đẹp đẽ, trong trẻo với chú San. Nhưng phải chia tay nhau vì chú San đi học nghề ở nước ngoài. Còn dì thì xung phong làm cô y sĩ Trường Sơn. Được trở về quê hương, về với gia đình là niềm vui khôn xiết với những người lính từng vào sinh, ra tử với biết bao mất mát, thiệt thòi của đời người con gái. Tình yêu của Mây và San là một mối tình đẹp mà nhiều người hằng mong ước.
Dì Mây đã để lại một bàn chân, một phần tuổi trẻ và nhan sắc lại nơi chiến trường. Niềm hạnh phúc duy nhất để chị cố sống sót trở về là tình yêu với San. Nhưng trớ trêu thay, ngày chị về cũng là ngày người yêu đi lấy vợ. Đám cưới của San đã dập tắt mọi niềm vui, khát vọng của dì Mây và để lại sự bẽ bàng, cô đơn. Dì Mây đau đơn, “nhắm mắt lại trốn tránh ánh đèn măng sông đám cưới. Đó là thứ ánh sáng hạnh phúc của người tình xưa chiếu vào tận sâu thẳm lòng dì. Nó như muôn vàn mũi kim nhọn châm, chích vào trái tim dì đang rỉ máu…” Chị xót xa nhìn cái chân cụt đến đầu gối và tấm thân còm nhom, xanh lướt của mình. Mặc dù đau đớn là vậy, nhưng khi San muốn từ bỏ tất cả để quay lại, chị vẫn từ chối. Mây đã có những năm tháng sống hết mình nơi chiến trường, dám hi sinh tính mạng để đồng đội được sống, nay hòa bình, lại một lần nữa hi sinh tình yêu của mình để người đàn bà khác khỏi đau khổ: “Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ…” Vì hạnh phúc của người mình yêu, dì Mây sẵn sàng hi sinh bản thân mình. Đó là sự hi sinh cao cả chỉ có ở tấm lòng bao dung và nhân hậu.
Sau ngày về vui ít đau nhiều, dì Mây “lại khoác ba lô ra lều cỏ” làm bạn với bến sống Châu trong quạnh quẽ, cô đơn. Dù có những lúc buồn ngồi đến thẫn thờ, không muốn ăn nhưng dì Mây vẫn gắng sống và làm được điều hữu ích. Sau một thời gian chèo đò phụ cho cha, dì nhận lời làm y tá trạm xá giúp đỡ người dân mặc những khó khăn đi lại của mình.
Những ngày sống ở lều cỏ bên bến sông, dì cứ tha thẩn, tư lự. Nhất là những đêm khuya “nghe tiếng trẻ sơ sinh khóc bên trạm xá vọng sang, dì Mây giật mình thon thót”. Tác giả đã đặt dì Mây vào tình huống trớ trêu hơn khi để dì đỡ đẻ cho cô Thanh – vợ chú San. Trong cơn mưa tầm tã, dì Mây với đôi chân thương tật của mình giúp cô Thanh vượt cạn. Mặc cho lời can ngăn của thím Ba, dì nhẹ nhàng khuyên bảo cô Thanh cố rặn: “Em cố lên. Hãy nghĩ đến đứa con. Nào...cố lên em....” Có lẽ sẽ chẳng ai nghĩ được rằng đây là lời nói của một người phụ nữ đối với người đã thế chỗ cho hạnh phúc của mình. Và sau khi đỡ đẻ thành công cho cô Thanh – vợ chú San, dì Mây đã gục luôn xuống bàn đỡ đẻ và khóc tức tưởi. Dì Mây khóc như vậy bởi lẽ người được hưởng hạnh phúc ấy đúng ra là dì. Nhưng giờ đây, khi dì trở về, chú San đã lấy vợ. Đó cũng là lúc những hi vọng, chờ mong, niềm ao ước về một cuộc sống hạnh phúc cùng nhau đã bị dập tắt. Dì Mây khóc cho chính số phận mình, có lẽ giây phút đó, dì đã quá tủi thân và bởi những nỗi đau mà dì chịu đựng, dồn nén trong lòng quá lâu, chỉ trực chờ một khoảnh khắc nào đó, khoảnh khắc mà người con gái ấy không thể gồng mình lên chống đỡ được nữa thì giọt nước mắt ấy sẽ tuôn rơi.
Thím Ba bị vướng bom bi chết, thằng Cún mồ côi mẹ cho thấy chiến tranh đã qua đi nhưng hậu quả của chiến tranh vẫn còn rất nặng nề, dai dẳng. Mỗi người chúng ta cần sống bản lĩnh, can đảm đối mặt và sẵn sàng vượt qua những những tình huống khó khăn, nan giải trong cuộc sống và hãy quan tâm hơn đến những con người đã và đang chịu bao nỗi đau mất mát vì chiến tranh. Dì Mây quyết định nuôi bé Cún một lần nữa cho thấy tấm lòng nhân hậu tuyệt vời hiếm có của dì. Dì sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, tìm được niềm vui và ý nghĩa cuộc đời khi biết giúp đỡ những hoàn cảnh éo le, bất hạnh.
Niềm khát khao hạnh phúc của dì Mây còn được thể hiện qua suy nghĩ của dì Mây ở phân đoạn cuối truyện, khi chú Quang - người thương binh năm nào được dì che chắn cửa hầm mà an toàn vượt qua bom đạn kẻ thù - đi tìm dì, khi dân xóm trại thì thầm đồn nhau rằng dì Mây sắp lấy chồng. Dì Mây thở dài “Ngày ấy, ở Trường Sơn có hẹn ước gì đâu. Bây giờ người ta đã là kĩ sư . Còn mình…liệu có nên không?”. Trong lời độc thoại ấy, ta thấy được một thoáng mặc cảm về bản thân của dì. Nhưng mặc cảm ấy sẽ là gì nếu không phải vì muốn được “lấy chồng” được yêu thương, hạnh phúc. Nỗi băn khoăn “liệu có nên không?” như gói ghém tất cả mong ước của người con gái ấy về một mái ấm gia đình. Mỗi đêm tiếng ru của dì hòa với cảnh đêm của miền sông nước và sự cảm nhận lắng nghe của những chú lính làm cầu. Sự thay đổi trong tiếng ru của dì Mây dường như cũng là sự thay đổi trong tâm trạng. Có lẽ, tâm trạng lúc đầu của dì Mây vẫn còn chất chứa sự tủi thân, nỗi buồn từ những chuyện chẳng vui nhưng dần dần, dì đã chấp nhận được sự thật và cùng chung sống với nó. Dì Mây không giống như những hình ảnh người phụ nữ xưa mà mang theo hơi thở hiện đại, cô là người luôn hy sinh và sống cho người khác nhưng tuyệt đối không phải là một người cam chịu, nhu nhược.
Bằng cách kể chuyện vô cùng độc đáo, người kể đã mượn giọng điệu nhân vật Mai, cô cháu gái của Mây để kể lại cuộc đời dì mình. Cách cách kể đó tạo nên sự chân thực, hấp dẫn, giúp người viết thâm nhập vào đời sống nội tâm của nhân vật. Không gian của truyện là bến sông Châu, gợi mở nhiều lớp nghĩa; thời gian nghệ thuật được nhòe mờ, hiện tại, quá khứ đan xen, đó là thời gian tâm trạng. Với nghệ thuật miêu tả tâm trạng tinh tế, ngói bút hiện thực của tác giả đã xoáy sâu vào góc khuất của chiến tranh với cái nhìn độc đáo, nỗi khổ đau bất hạnh của người phụ nữ. Song tấm lòng nhân đạo đã giúp nhà văn phát hiện được hạt ngọc đáng quý trong những tâm hồn khốn khổ. Hạt ngọc đẹp đẽ ấy toả ra từ bản lĩnh sống mạnh mẽ và trái tim nhân ái bao dung. Dì Mây vẫn sống, nỗi ám ảnh đau thương của cuộc chiến vẫn còn, người đọc sẽ dõi theo và hi vọng hạnh phúc sẽ mỉm cười với Mây.
Cuộc đời dì Mây để lại bao suy nghĩ trong lòng bạn đọc. Sau mỗi cuộc chiến tranh là nước mắt, nỗi đau. Thông qua nhân vật dì Mây và truyện ngắn, Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã mang đến cho chúng ta cái nhìn chân thực về số phận con người thời hậu chiến. Ở đó trong nước mắt đắng cay, con người vẫn sống mạnh mẽ, sống nhân hậu bao dung. Càng cảm thương cho dì Mây và những cuộc đời khổ sau chiến tranh, ta càng thêm trân trọng và giữ gìn cuộc sống hoà bình ngày hôm nay.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 6
Với tư cách là nhà văn quân đội, tác giả Sương Nguyệt Minh đã phản ánh hậu quả của chiến tranh một cách đầy khéo léo và tinh tế qua tác phẩm "Người ở bến sông Châu". Nổi bật trong văn bản là nhân vật dì Mây. Đây là nhân vật chính cũng là nhân vật trung tâm của toàn truyện.
Dì Mây được tác giả miêu tả với ngoại hình thanh thoát, đẹp đẽ của người con gái đôi mươi. Trước khi tham gia chiến tranh, dì Mây có một mái tóc vô cùng suôn mượt, mềm mại. Mỗi lần gội đầu, dì đều nhờ Mai lấy ghế để đứng lên chải tóc. Vẻ đẹp mái tóc khiến cho chú San "nhìn trộm cũng giật mình". Nhiều lúc ra triền sông chơi, "chạy ngược chiều gió thổi, tóc dì xổ tung bay bồng bềnh, bồng bềnh như mây" làm "Mai thầm ước khi thành thiếu nữ có mái tóc mây dài đẹp như dì". Nhan sắc của dì Mây còn khiến bao người ao ước, đắm say "Ngày xưa dì đẹp nhất làng", "Có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm". Lúc tắm sông, dì để lộ ra bờ vai trần, khuôn ngực căng đầy và chiếc cổ trắng ngần cùng đôi mắt lung linh, huyền hoặc. Đó là một vẻ đẹp hết sức mềm mại, nhẹ nhàng và thanh khiết.
Thế nhưng, sau khi tham gia chiến tranh, mái tóc ấy "rụng nhiều, xơ và thưa". Dì Mây cũng không còn là người con gái lành lặn như trước mà trở thành kẻ tật nguyền với cơ thể đã bị cụt một bên chân. Chiến tranh khốc liệt đã cướp đi tuổi trẻ, sắc đẹp của dì.
Bên cạnh ngoại hình, dì Mây còn để lại cho người đọc bao ấn tượng và rung cảm bởi vẻ đẹp phẩm chất. Có thể thấy, dì Mây là người con gái vô cùng chung thủy. Suốt thời gian dài làm nhiệm vụ cứu chữa người bệnh ở rừng Trường Sơn, dì Mây không lúc nào là không nhớ đến chú San, "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh.". Dù xa nhau nhưng dì luôn mang nặng tình yêu thương đối với chú San.
Ông trời như trêu ngươi khi ngày dì về cũng là ngày người yêu dì - chú San đi lấy vợ. Tình cảm dành cho chú chưa bao giờ vơi bớt song dì vẫn kiên quyết không đồng ý với lời đề nghị "Mây! Chúng ta sẽ làm lại", "Anh sẽ từ bỏ tất cả. Chúng ta sẽ về sống với nhau.". Nếu như không có chiến tranh, nếu như dì về sớm hơn một chút thì có lẽ đám cưới hôm nay sẽ là đám cưới của chú San với dì. Thế nhưng, hoàn cảnh trớ trêu ấy đã đẩy dì vào những chọn lựa vô cùng đau khổ. Khác với vẻ quỵ lụy ban nãy, dì dõng dạc nói "Không!" rồi mạnh mẽ "bật dậy, chống nạng gỗ cộc cộc đi vào sân" bỏ lại chú San ở sân. "Ván đã đóng thuyền", biết mọi chuyện tới bước đường này không thể thay đổi được nữa, dì nói "Thôi! Thôi! Lỡ rồi! Đằng nào cũng chỉ một người đàn bà khổ. Anh về đi!" rồi khuyên chú "Sự thể đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn". Câu nói ấy chất chứa bao nỗi xót xa, cay đắng cho phận mình. Dì Mây rất rạch ròi, dứt khoát, suy nghĩ thấu đáo trong mọi việc, không vì tình cảm mà làm những việc trái với đạo đức, trái với lương tâm.
Ở dì Mây còn ánh lên vẻ đẹp của nghị lực phi thường. Chưa bao giờ, người đọc thấy dì có ý định từ bỏ sự sống sau muôn vàn biến cố, nỗi đau. Mặc dù bị mất một bên chân nhưng hàng ngày dì vẫn cần mẫn giúp ông chèo đò. Không muốn phải tiếp tục chứng kiến người mình yêu bên cạnh người con gái khác, dì quyết định chuyển ra bến sông Châu. Có thể cuộc sống không mấy vui vẻ, song dì vẫn cố gắng vượt qua và vươn lên chính mình.
Không chỉ mạnh mẽ, dì còn có tấm lòng nhân hậu và giàu lòng bao dung với tất cả mọi người. Suốt thời gian chèo đò cho ông, dì không bao giờ lấy tiền đỏ của lũ trẻ cấp ba. Chúng ái ngại nói "Chúng cháu sức dài vai rộng, dì giúp mãi, ngại quá!", dì chỉ cười nói "Đáng là bao, cho chúng mày nợ đến bữa có lương rồi trả". Lúc xây trạm xá mới, không có người, dì nhận lời của ông chủ tịch xã, quay trở về với nghề xưa. Có những đêm mưa, đường xá đi lại khó khăn, dì vẫn "cậm cạch bước, lưng thấm đẫm mồ hôi". Thấy gì vất vả, ông chủ tịch bảo dì nên tập xe đạp rồi ông rải mạt đá cho. Tuy nhiên, dì bảo "Trạm xá còn thiếu thuốc. Tôi cố, cũng như người tập thể dục". Không lúc nào dì không nghĩ cho người khác. Dì luôn đặt lợi ích của mọi người lên trên lợi ích bản thân.
Ngay cả khi vợ chú San sinh khó, dì sẵn lòng giúp đỡ, không mảy may đến lời cảnh báo của thím Ba. Ở trong hoàn cảnh của dì, thật khó để làm việc ấy, vậy mà dì vẫn ân cần hỗ trợ cô Thanh vượt cạn. Khi thím Ba mất, dì dang rộng vòng tay, yêu thương, chăm sóc thằng Cún như con đẻ của mình.
Qua lời kháo nhau của dân làng, ta còn thấy được sự dũng cảm, kiên cường, không sợ hiểm nguy ở dì Mây. Là một y sĩ Trường Sơn, dì không ngại gian lao, vất vả. Dì chắn cửa hầm che chở thương binh. Cô y sĩ bị phạt vào chân còn người lính công binh vẫn lành lặn. Đó là tinh thần quật cường của người lính cụ Hồ.
Vẻ đẹp phẩm chất, tính cách của nhân vật đã được khắc họa thông qua lời nói, hành động, tâm trạng. Có thể thấy, dì Mây vừa mang vẻ đẹp của người lính cụ Hồ vừa mang vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Số phận của dì Mây cũng chính là hoàn cảnh của những người bước ra từ chiến tranh.
Qua quá trình phân tích dì Mây, ta càng thêm xót thương, cảm phục trước ý chí và nghị lực phi thường của những người lính. Dì Mây cũng giống biết bao người đi ra từ đống hoang tàn, đổ nát của chiến tranh, cũng mang trong mình những nỗi đau không thể xóa mờ. Nhưng cho dù thế nào, họ vẫn sống, vẫn chiến đấu ngay cả khi súng đạn đã qua đi. Tác phẩm chính là lời nhắc nhở nhẹ nhàng đến thế hệ trẻ về lòng biết ơn đối với thế hệ đi trước.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 7
Sương Nguyệt Minh là một nhà văn quân đội. Tuy đến với nghề muộn nhưng ông vẫn gặt hái được nhiều giải thưởng quý giá từ những tác phẩm của mình. Trong số đó, người đọc hết sức ấn tượng với truyện ngắn "Người ở bến sông Châu". Lấy đề tài hậu chiến, nhà văn người Ninh Bình đã tái hiện thành công số phận, cuộc đời con người thông qua nhân vật dì Mây - một người phụ nữ thủy chung, kiên cường.
Dì Mây là một cô y sĩ Trường Sơn. Trước khi vào chiến trường, dì được miêu tả là "đẹp nhất làng". Người ta nói cái răng, cái tóc là góc con người, dì Mây có mái tóc đen óng mượt, dài đến nỗi phải lấy ghế đứng lên để chải. Khi đi trước gió, tóc dì bồng bềnh, khiến bao người say đắm. Lúc tắm với Mai ở sông, dì Mây để lộ ra vẻ đẹp vốn bị giấu kín của mình. Đó là chiếc cổ trắng ngần, ngực căng đầy và đôi mắt sáng lung linh. Có thể thấy, dì Mây mang một vẻ đẹp đầy nữ tính, dịu dàng, trong sáng. Song, chiến tranh qua đi, sắc đẹp của dì không còn nữa. Từ mái tóc bao người mơ ước đã trở thành một mái tóc xơ, rụng nhiều. Không những thế, dì còn mất đi một bên chân do bị mảnh đạn phạt vào khi che chắn cửa hầm cho thương binh. Chiến tranh đã cướp đi cô gái xinh đẹp, duyên dáng của bến sông Châu, trả lại một cô thương binh xơ xác, héo mòn.
Dì Mây và chú San đã từng có quãng thời gian yêu nhau thắm thiết. Khi chú San đi học ở nước ngoài, chính dì là người đã chèo đò tiễn chú. Trong những ngày ở Trường Sơn, dù vất vả mệt nhọc nhưng dì luôn gìn giữ tình cảm của mình, "trang nhật kí nào em cũng viết tên anh". Tình yêu, lòng thủy chung của dì Mây là thứ mà không phải thời gian hay khoảng cách có thể đánh bại được.
Trớ trêu thay, ngày dì Mây trở về từ chiến trường khốc liệt cũng là ngày chú San lấy vợ. Khi chú San biết dì còn sống, chú cố gắng níu kéo "Mây à! Chúng ta sẽ làm lại". Tình huống này đã cho độc giả thấy sự kiên quyết, dứt khoát của dì Mây. Đáp lại lời thỉnh cầu của chú San, dì đã từ chối bằng những lời phủ định mạnh mẽ như "Không" hay "Thôi! Thôi! Lỡ rồi!". Dù còn rất yêu nhưng dì hiểu rằng chú đã đi lấy vợ, nếu tiếp tục đoạn tình cảm này thì rất nhiều người sẽ bị tổn thương. Vậy nên dì Mây đã dứt kiên quyết chấm dứt tình cảm với chú San, khuyên chú nên quay về sống hạnh phúc với vợ.
Phẩm chất đáng quý nhất ở dì Mây là ý chí nghị lực, mạnh mẽ thoát ra khỏi cuộc chiến. Từ Trường Sơn trở về, dì phải chịu nhiều nỗi đau về cả tinh thần lẫn thể xác. Tuy rất buồn vì chú San đi lấy vợ, tình yêu và niềm tin bị phản bội nhưng dì vẫn sống, sống một cách cực kỳ đáng ngưỡng mộ. Dì chuyển ra ở với ông bên bến sông Châu, ngày ngày giúp ông chèo đò. Dù ngày nào cũng đưa mấy đứa trẻ cấp 3 qua sông nhưng chưa bao giờ lấy tiền của chúng, chỉ trêu mấy đứa bao giờ đi làm có lương rồi dì lấy cả thể. Ngoài việc chèo đò, dì còn làm thêm ở trạm xá do ở đó không có người. Những đêm mưa, dì đi bộ đến nhà bệnh nhân bằng cái chân giả hay nạng gỗ, dì bước chân bước thấp bước hụt. Thấy dì khổ quá, ông chủ tịch xã bảo dì tập đi xe đạp để ông rải đá cho đường dễ đi hơn. Dì gạt đi vì "trạm xá còn thiếu thuốc". Dì đã đặt lợi ích của cộng đồng lên trên lợi ích của bản thân, chấp nhận đi bộ như "người tập thể dục" để dành tiền mua thuốc men. Tấm lòng cao cả, nhân hậu ấy được chia đều cho mọi người, cho cả chú San – người yêu cũ đã đi lấy vợ. Ngày vợ chú San khó sinh, trời cũng mưa tầm tã, dì đến đỡ đẻ cho vợ chú mặc lời cảnh báo của thím Ba. Dì làm hết sức để vợ chú được mẹ tròn con vuông, không hề bận tâm đến những khúc mắc trong tình cảm mà chỉ một lòng muốn cứu người. Tấm lòng nhân ái, thương người của dì còn được thể hiện ở việc nhận nuôi thằng Cún khi thím Ba mất. Tuy rằng chưa từng làm mẹ nhưng bằng tình yêu thương và đức tính tốt đẹp của mình, dì đã chăm sóc, nuôi dạy Cún như con đẻ.
Trong hoàn cảnh đau thương, mất mát nhất thì nhân cách cao quý của con người mới được khai thác và sáng lên rực rỡ. Dì Mây cũng vậy, số phận ngặt nghèo không thể đánh gục người con gái như dì mà càng thúc đẩy những đức tính tốt đẹp biểu hiện ra. Bằng việc khắc họa nhân vật thông qua lời nói, hành động, tác giả đã thành công trong việc xây dựng hình ảnh dì Mây. Người con gái mang phẩm chất của người lính cụ Hồ dũng cảm, kiên cường song cũng có sự dịu dàng, nhân hậu đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam. Dì Mây đại diện cho rất nhiều mảnh đời vừa bước ra từ cuộc chiến. Tuy cuộc sống khó khăn nhưng họ vẫn cố gắng sống, hướng đến các giá trị tốt đẹp.
Thông qua tác phẩm "Người ở bến sông Châu" và nhân vật chính dì Mây, Sương Nguyệt Minh muốn tố cáo sự ác độc của chiến tranh. Chiến tranh đã qua đi nhưng hệ quả vẫn còn ảnh hưởng tới rất nhiều thế hệ. Đồng thời, ca ngợi những con người dũng cảm bước ra cuộc chiến. Họ vẫn tiếp tục sống và đối mặt với hậu quả của chiến tranh một cách kiên cường, mạnh mẽ.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 8
Cuộc sống hậu chiến tranh là đề tài khá quen thuộc trong văn chương Việt Nam, nhất là khoảng cuối thế kỉ XX. Nhà văn quân đội Sương Nguyệt Minh cũng có tác phẩm nổi bật ở đề tài này. Truyện ngắn của ông mang tên "Người ở bến sông Châu". Hình ảnh nhân vật dì Mây kiên cường, mạnh mẽ trong tác phẩm đã để lại dấu ấn vô cùng sâu đậm cho độc giả.
Dì Mây hiện lên với ngoại hình xinh đẹp: tóc dài, đen, óng mượt. Mỗi lần gội đầu xong, dì phải đứng lên ghế để chải mới hết được mái tóc dài ấy. Hay những khi chạy ngược chiều gió, tóc dì xổ tung bay bồng bềnh như mây. Ngoài ra, dì còn sở hữu bầu ngực căng đầy, chiếc cổ trắng ngần. Đặc biệt, dì có đôi mắt sáng lung linh, huyền hoặc khiến bao chàng trai làng đắm chìm trong đôi mắt ấy, ôm mộng nằm mơ mỗi đêm. Vẻ đẹp của dì khiến bao trai làng si tình. Bởi vậy, người trong vùng thường nói dì Mây đẹp nhất làng. Ấy vậy mà vẻ đẹp thanh thuần, tươi trẻ ấy đã bị chiến tranh cướp đi. Từ chiến trường trở về, dì Mây phải chịu biết bao sự đổi thay của cơ thể. Mái tóc xơ, gãy rụng nhiều. Một bên chân mất đi do mảnh đạn phạt vào, nay chỉ có thể bước đi tập tễnh.
Bên cạnh đó, Dì Mây còn được miêu tả là người con gái thủy chung. Dì và chú San yêu nhau. Hai người họ có mối tình vô cùng đẹp đẽ, tinh khôi. Tuy phải chịu sự chia cách vì thời thế, chú San đi học ở nước ngoài còn dì trở thành cô y sĩ Trường Sơn nhưng trong tim hai người vẫn luôn có nhau. Suốt những năm tháng làm nhiệm vụ, không lúc nào dì Mây không nhớ chú, dì nói "Ngày ở Trường Sơn, trang nhật kí nào em cũng viết tên anh". Tình yêu chính là động lực cho dì trong những ngày ở chiến trường. Thế nhưng số phận trêu ngươi, dì Mây bị nhầm lẫn rằng đã hi sinh, mọi người ai cũng tưởng dì không còn nữa. Ngày dì khoác ba lô về làng cũng là ngày chú San đi lấy vợ. Dù lòng đau như cắt nhưng dì Mây có thái độ rất rõ ràng, dứt khoát với chú San. Khi chú ngỏ lời "Mây! Chúng ta sẽ làm lại", dì kiên quyết từ chối "Không", "Anh về đi". Dì hiểu rằng chú đã có vợ, nếu tiếp tục mối tình này sẽ là sai trái. Vậy nên, dì Mây chấp nhận phần thiệt về mình, khuyên chú quay về sống hạnh phúc với người vợ mới cưới. Đây là một sự hi sinh đầy cao cả, cốt để vẹn toàn cho chú San và vợ.
Không chỉ hi sinh hạnh phúc riêng, dì Mây còn dành cả sự bao dung, vị tha cho vợ chồng chú San. Vợ chú khó sinh, dì không quản ngại mưa gió đến hộ sinh. Mặc lời cảnh báo của thím Ba rằng ca này khó, vợ chú San chỉ có một hai phần sống, sợ dì bị vạ lây, dì vẫn kiên quyết đỡ đẻ. Đây là tấm lòng nhân hậu, không vụ lợi, không tư thù cá nhân của một con người đầy đáng kính. Mất rất nhiều thời gian và công sức, dì cũng đưa đứa bé ra, vợ chú San cũng qua cơn nguy hiểm. Nhìn đứa bé, dì không kìm nổi cơn đau đến từ đáy lòng mà khóc lớn. Đọc đến đây, chúng ta không khỏi đau xót, thương cảm trước tình cảnh của dì Mây, người phụ nữ hi sinh quá nhiều để thành toàn cho người mình đã từng yêu. Vượt lên trên nỗi đau, dì Mây đã thể hiện tình cảm cao thương, bao dung của một con người giàu lòng nhân hậu.
Là một người lính Trường Sơn, dì Mây được tôi luyện nên đức tính mạnh mẽ, nghị lực. Tuy mang nhiều nỗi đau về thể xác lẫn tinh thần nhưng dì vẫn tiếp tục cố gắng sống. Dì làm hai công việc là chèo đò và làm ở trạm xá. Mặc dù rất khó khăn nhưng ban ngày, dì vẫn bỏ đi cái chân giả, chống nạng gỗ leo lên sạp thuyền ngồi chèo đò phụ ông. Mấy đứa trẻ cấp 3 học ở trường huyện ngày nào cũng đi học qua sông mà dì chẳng bao giờ lấy tiền đò của chúng. Dì chỉ cười rồi nói "nợ đến khi có lương trả" cho qua chuyện. Nhiều đêm mưa, dì đi tập tễnh, khấp khểnh trên đường quê đến nhà người bệnh khám. Con đường từ bến sông đến trạm xá có mấy trăm mét nhưng lúc nào lưng áo dì cũng ướt đẫm mồ hôi. Ông chủ tịch xã thấy dì vất vả bèn gợi ý bảo dì tập xe đạp rồi ông sẽ cho sửa đường rải đá mạt. Dì từ chối với lí do "trạm xá còn thiếu thuốc". Đây là những chi tiết cho thấy sự cao thượng, nhân hậu của dì Mây. Một lần nữa, dì nhận phần thiệt về mình, muốn để dành tiền cho lợi ích chung của cả cộng đồng. Chúng ta không thể không cảm khái cho ý chí kiên cường, mạnh mẽ của dì trước những khó khăn sau chiến tranh.
Thông qua lời của những người lính công binh, chúng ta còn thấy được sự gan dạ, không sợ hiểm nguy của dì Mây. Trên chiến trường, dì không những hoàn thành nhiệm vụ của người y sĩ mà còn sẵn sàng dùng thân mình chắn cửa hầm che chở cho thương binh. Dì bị mảnh đạn phạt mất một bên chân, còn người lính bên trong hầm vẫn lành lặn. Dì Mây đã có hành động dũng cảm, thể hiện tinh thần quật cường, không sợ hi sinh xứng đáng với danh xưng người lính cụ Hồ.
Sau khi thím Ba mất giữa thời bình vì bị "đun te vướng bom bi", dì Mây nhận nuôi thằng Cún - con của thím Ba. Dù ba Mai đã từng ngỏ ý muốn nuôi thằng Cún nhưng dì gạt đi ngay, vì dì muốn thực hiện lời trăn trối của thím Ba. Cũng có thể dì ở bến sông Châu rất cô đơn nên muốn có thằng Cún ở bên cạnh bầu bạn. Dù vì lí do gì đi nữa thì một người chưa từng làm mẹ như dì đã dành hết sự yêu thương trong cuộc đời mình cho thằng Cún, nuôi dưỡng và chỉ bảo nó nên người.
Qua câu chuyện, ta thấy được dì Mây là người con gái có rất nhiều phẩm chất cao cả, tốt đẹp. Đức tính hi sinh, dành phần thiệt về phía mình vì lợi ích chung; lòng bao dung, vị tha, nhân hậu hay sự chung thủy trong tình yêu đều là những vẻ đẹp đáng tôn vinh của người phụ nữ Việt Nam. Ngoài ra, dì còn mang cho mình lòng gan dạ, kiên cường, sự quyết đoán, dứt khoát. Những nét tính cách đó đã giúp dì trở thành nhân vật tiêu biểu, đại diện cho một thế hệ người lính người bước ra từ cuộc chiến, cố gắng cống hiến cho đất nước mới hòa bình.
Bằng nghệ thuật khắc họa tính cách, phẩm chất của nhân vật thông qua lời nói, hành động với cách miêu tả tâm lí tài tình, Sương Nguyệt Minh đã vẽ lên bức chân dung của dì Mây - người con gái đáng ngưỡng mộ và ngợi ca.
Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của tác giả Sương Nguyệt Minh đã gây cho độc giả nhiều ấn tượng sâu sắc về số phận các nhân vật sau chiến tranh, đặc biệt là dì Mây, dù phải chịu nhiều nỗi đau nhưng dì đã sống một cuộc đời cao đẹp. Dì Mây chính là đại diện cho con người Việt Nam kiên cường, dũng cảm và cũng rất bao dung, nhân ái.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 9
Sau khi chiến tranh qua đi, những tổn thương và mất mát không chỉ là về vật chất mà còn là về tinh thần. Đặc biệt, những người phụ nữ là những nạn nhân chịu đựng đau thương sâu sắc. Họ phải đối mặt với những vết thương cắt sâu vào trái tim, khiến tâm hồn bị tổn thương và đe dọa sự tồn tại của mình. Tuy nhiên, câu chuyện ngắn "Người ở bến sông Châu" lại thể hiện giá trị nhân văn và tình yêu thương, tôn vinh tinh thần kiên cường của con người, đặc biệt là của những người phụ nữ.
Trong câu chuyện, dì Mây là nhân vật chính. Cô gái trẻ trung xinh đẹp, với mái tóc đen dài óng ảnh được người dân trong làng gọi là "Dì đẹp gái nhất làng, có khối trai làng ra bến sông ngó trộm dì mày tắm". Dì Mây đã từng có một tình yêu trong trẻo với chú San trước khi anh đi học nghề ở nước ngoài và hai người phải xa nhau. Dì Mây chọn tham gia quân đội làm cô y sĩ Trường Sơn trong khi chú San tham gia quân đội và được đặt ở một nơi khác. Hoàn cảnh đã khiến cho họ phải xa cách và chịu đựng nỗi đau và tuyệt vọng. Chiến tranh và bom đạn đã làm cho họ bị tách biệt trong cảnh vật đầy tàn khốc.
Từ chiến trường trở về, Dì Mây bị trúng bom khiến chị bị cụt một chân. Nỗi đau thể xác dù lớn lao đến mấy cũng chẳng thấm vào đâu so với nỗi bấn loạn tinh thần mà chị phải gánh chịu khi biết người đàn ông chị yêu và viết nhật ký hàng ngày ở Trường Sơn đã đi lấy vợ khác. Làm thế nào cô có thể chịu một đòn tàn khốc như vậy? Trái tim cô tràn ngập sự thất vọng, tuyệt vọng và cảm giác tuyệt vọng. Tuy nhiên, trước sự tuyệt vọng đó, Dì Mây đã thể hiện sự kiên cường và mạnh mẽ phi thường.
Quyết tâm kiên định của chị thể hiện tinh thần bất khuất của phụ nữ Việt Nam. Dì Mây kiên quyết từ chối đề nghị làm lại từ đầu của San. Cô ấy đã chịu đựng đủ rồi, và cô ấy không muốn một người phụ nữ nào khác phải trải qua nỗi đau như vậy. Bất chấp đau đớn và tuyệt vọng, cô vẫn ngẩng cao đầu và đại diện cho tinh thần bất khuất của những người phụ nữ vươn lên từ chiến tranh và bom đạn.
Ngoài tính cách kiên cường, Dì Mây còn có bản tính nhân hậu, bao dung. Khi hay tin cô Thanh, vợ Chú San, đang nguy kịch vì sinh non và bị dây rốn quấn quanh cổ, Dì Mây lập tức chạy đến cứu giúp mà không chút do dự, e dè. Dù hoàn cảnh của bản thân không mấy lý tưởng nhưng cô đã không ngần ngại giúp đỡ Cô Thanh vượt qua cơn hiểm nghèo, đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.
Như vậy, có thể thấy được Dì Mây là hình ảnh tiêu biểu cho những phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Cô sẵn sàng hy sinh hạnh phúc và tuổi trẻ của bản thân vì những điều tốt đẹp hơn. Sự ngoan cường, bền bỉ, nhân hậu của chị đã trở thành tấm gương sáng về nghị lực của người phụ nữ Việt Nam.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 10
Trong tác phẩm "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh, Dì Mây là một trong những nhân vật chính được miêu tả chi tiết và chân thật. Cô là một người lính sau chiến tranh, đã dành cả thanh xuân và tình yêu cho cách mạng. Mây trở về quê hương khi gia đình đã nhận được thông tin về cái chết của cô, và ngay sau đó, người yêu của cô - San - đã kết hôn với một người phụ nữ khác.
Trước đây, Mây là một cô gái xinh đẹp, tràn đầy năng lượng và sức sống. Tuy nhiên, sau khi trở về từ chiến tranh, cô trở nên buồn tẻ và u sầu. Cô không còn là chính mình nữa và trở thành một người phụ nữ đơn độc và đau khổ. Tuy nhiên, dù đối mặt với những nỗi đau và mất mát lớn lao, Dì Mây vẫn giữ được tinh thần kiên cường và mạnh mẽ. Cô từ chối lời đề nghị của San và không bao giờ quay lại với anh ta. Dù đau khổ và cô đơn, cô vẫn luôn giữ một tấm lòng tốt và sẵn sàng giúp đỡ người khác, như khi cô đã đến giúp đỡ Cô Thanh khi cô gặp nguy hiểm khi sinh con.
Dì Mây là một ví dụ về sự hy sinh và tình yêu của những người lính sau chiến tranh. Cuộc sống của cô là một mảnh đất màu mỡ cho các nhà văn và nhà thơ để khai thác về những cảm xúc và trải nghiệm của những người lính sau chiến tranh. Cô là một nhân vật đáng nhớ, đại diện cho những người phụ nữ Việt Nam kiên cường và mạnh mẽ. Sau khi chiến tranh kết thúc, cô đã trở về bên bờ sông Châu để sống, tóc dài hơn, da dẻ hồng hào hơn, nhưng vẫn mang trong mình những vết thương không thể nào chữa lành. Điều đáng kể là, Dì Mây đã không chấp nhận sự chăm sóc của anh lính trinh sát Quang, mà chọn chăm sóc con của thím Ba. Điều này thể hiện sự trân trọng và tình yêu thương của cô dành cho những người xung quanh.
Những người lính trở về sau chiến tranh không chỉ đối mặt với những thử thách của cuộc sống, mà còn phải đối mặt với những nỗi đau và thương tổn tinh thần, tuy nhiên, với sự kiên cường và lòng nhân ái, họ đã vượt qua được nghịch cảnh để sống tốt và khẳng định phẩm chất của mình.
Câu chuyện của Dì Mây đã giúp chúng ta thấy được những giá trị đích thực của cuộc sống và lòng nhân ái trong hoàn cảnh khó khăn, đồng thời nhắc nhở chúng ta không bao giờ quên đi những người đã hy sinh và chiến đấu cho sự tự do và hòa bình của đất nước.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 11
Cuộc kháng chiến của dân tộc ta đã tạo nên một bức tranh hào hùng về sự hy sinh, đấu tranh và thống nhất của dân tộc. Cuộc chiến đó cũng tạo nên những tác phẩm văn học, nghệ thuật đặc sắc, trong đó truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh với nhân vật Dì Mây đã vẽ lên một bức tranh tuyệt vời về bản chất người lính và tình yêu thương của người phụ nữ Việt Nam.
Dì Mây trong truyện là một người phụ nữ đã dành cả cuộc đời để tham gia cuộc kháng chiến, với lòng trung thành, tình yêu thương và hy sinh cao đẹp. Cô đã từ bỏ tình yêu đẹp nhưng éo le với chú San để hy sinh cho cách mạng. Một khi đã bị vây hãm vào cuộc chiến, Dì Mây đã chấp nhận số phận mất mát, đau đớn của mình để bảo vệ đồng bào.
Tình yêu của Dì Mây và chú San được xây dựng trên nền tảng sự hiểu biết và cảm thông, và được bày tỏ một cách rất sâu sắc trong câu nói của cô: "Một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ". Cô hiểu rằng cuộc đời của mình đã đánh đổi mọi thứ để dành cho cách mạng và không thể quay lại với tình yêu của mình. Nhân vật Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" đã cho chúng ta thấy được sự hy sinh, tình yêu thương và lòng trung thành của người lính và người phụ nữ Việt Nam trong cuộc chiến đấu vì độc lập và tự do của đất nước. Câu chuyện cũng là một lời nhắc nhở đến chúng ta về giá trị của sự hy sinh và tình yêu thương trong cuộc sống.
Nhà văn Sương Nguyệt Minh đã tạo ra một nhân vật đầy cảm xúc và đời thường trong Dì Mây trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu". Nhân vật này cho thấy rõ những góc khuất của cuộc chiến tranh và những đau thương của người phụ nữ Việt Nam. Sự thành công của nhà văn Sương Nguyệt Minh không chỉ là việc xây dựng một nhân vật có tính cách chân thực, sâu sắc mà còn là cách ông đã truyền tải những thông điệp về lòng yêu nước, tình cảm đồng loại và lòng hi sinh cao đẹp.
Nhân vật Dì Mây đã cho thấy được sự mất mát và đau thương của người phụ nữ sau chiến tranh. Chính những con người như cô đã cống hiến hết mình cho sự nghiệp độc lập, tự do của đất nước, để chúng ta có được cuộc sống như ngày hôm nay.
Vì vậy, chúng ta cần cảm thông, tôn trọng và biết ơn những người đã hy sinh và chiến đấu cho sự tự do và hòa bình của đất nước. Truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh đã truyền tải rất rõ ràng thông điệp đó đến với độc giả và tạo nên một tác phẩm văn học có giá trị cao.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 12
Trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu" của nhà văn Sương Nguyệt Minh, nhân vật Dì Mây là một người phụ nữ đã trải qua cuộc chiến tranh, mang trong mình nhiều đau thương và mất mát. Dì Mây được miêu tả là một người lính dũng cảm và kiên cường, đã hy sinh quãng đời thanh xuân để dành cho cách mạng.
Dì Mây có một tình yêu đằm thắm với chú San, nhưng cuộc đời lại đẩy họ vào những tình huống éo le và trớ trêu. Chú San lấy vợ khi tưởng rằng Dì Mây đã hy sinh trong cuộc chiến, nhưng sau đó khi biết Dì Mây vẫn còn sống, anh đã tìm cách để có thể trở lại với cô. Tuy nhiên, Dì Mây từ chối và quyết định sống một cuộc đời độc lập, với quyết định "sự thế đã thế, cố mà sống với nhau cho vuông tròn".
Ngoài việc phải đối mặt với những cảm xúc đau thương liên quan đến tình yêu, Dì Mây còn phải chịu đựng những hậu quả của chiến tranh. Cô đã trở thành một người tàn tật với chân giả và mái tóc rụng nhiều. Tuy nhiên, Dì Mây không bao giờ từ bỏ sự kiên cường và tự hào với những cống hiến của mình cho cách mạng. Cô đã chắn cửa hầm để che chở cho thương binh và vẫn luôn lành lặn sau mỗi cuộc nổ bom.
Những đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng nhân vật Dì Mây đã cho thấy một hình ảnh của người phụ nữ kiên cường và đầy nỗi bất hạnh vì chiến tranh. Dì Mây đã đối mặt với những tình huống đau khổ trong cuộc sống và luôn giữ vững tinh thần tự lập và độc lập. Câu chuyện về Dì Mây là một trong những đề tài văn học và nghệ thuật hấp dẫn và cảm hứng nhất của giới văn nghệ sĩ, và cũng là một phần của lịch sử dân tộc Việt Nam trong cuộc kháng chiến trường kỳ.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 13
Trong truyện ngắn "Người ở bến sông Châu", Dì Mây là một nhân vật đầy cảm hứng và đáng kính, mang trong mình bản chất của một người lính đã trải qua cuộc chiến tranh. Cô là một trong những người phụ nữ Việt Nam đầy hy sinh và mất mát trong thời kỳ đầy biến động.
Dì Mây đã dành quãng đời thanh xuân tươi đẹp nhất để dâng hiến cho cách mạng. Cô đã trải qua nhiều khó khăn và đau thương trong cuộc đời, từ tình yêu đằm thắm đến sự tàn tật do chiến tranh để lại. Tuy nhiên, Dì Mây luôn giữ vững tinh thần kiên cường và tận tâm đến với những người xung quanh.
Dì Mây là một hình ảnh của người phụ nữ Việt Nam đầy nghĩa khí, kiên định và quyết tâm trong cuộc đời. Cô đã dành tất cả sự hy sinh và tâm huyết của mình để bảo vệ và giúp đỡ những người khác, cho dù đó là những người quen hay là những người xa lạ. Từ việc chăm sóc thương binh, xây dựng căn nhà, cho đến những việc làm nhỏ nhoi hàng ngày, Dì Mây luôn tỏ ra tận tụy và tâm huyết.
Thông qua nhân vật Dì Mây, chúng ta thấy được những giá trị cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh: lòng can đảm, kiên trì, sự hy sinh và tình yêu thương đến với những người xung quanh. Dì Mây là một hình ảnh đầy cảm hứng và ý nghĩa, là một mẫu người phụ nữ đáng kính trong lịch sử đất nước.
Tác giả Sương Nguyệt Minh đã vô cùng thành công trong việc xây dựng nhân vật Dì Mây, người đã mang trong mình nhiều cảm xúc, cảm hứng và ý nghĩa. Dì Mây không chỉ là một nhân vật trong truyện, mà còn là một biểu tượng đầy tình cảm của những người phụ nữ Việt Nam đã hy sinh và chịu đựng trong thời kỳ chiến tranh.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 14
Dì Mây là một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tuyệt vời. Cô là người dũng cảm, gan dạ và sẵn sàng hy sinh tất cả cho sự nghiệp cách mạng. Với tinh thần đó, dì đã chắn cửa hầm che chở cho thương binh, giúp đỡ người lính công binh vượt qua những ngày đói rét và sốt rét. Sự hi sinh cao cả đó đã khiến dì Mây phải trả giá rất đắt, từ một người con gái xinh đẹp trở thành một người phụ nữ bị tổn thương, có tóc rụng nhiều, xơ và thưa, chân giả và chống nạng gỗ.
Nhưng mặc dù cuộc đời của dì Mây đầy thử thách và đau khổ, cô vẫn giữ được lòng nhân hậu vị tha và tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Một ví dụ điển hình là khi dì đỡ đẻ giúp vợ của chú San sinh em bé do vợ chú vượt cạn thiếu tháng, thai ngôi bị ngược. Cô cũng chăm sóc thằng Cún thay thím Ba vì thím đã mất do chiến tranh. Đó là những hành động đầy tình cảm và sự quan tâm chân thành đến những người xung quanh.
Tuy nhiên, dì Mây cũng phải đối mặt với những nghịch cảnh éo le trong cuộc đời. Mối tình đằm thắm với chú San của cô đã tan vỡ khi San tưởng rằng cô đã hy sinh trong chiến tranh và lấy vợ. Khi biết Mây còn sống và quay về, San đã tìm đến cô để xin được bỏ vợ và cả hai làm lại từ đầu. Nhưng dì Mây từ chối vì cho rằng một người phụ nữ đau khổ và lỡ dở đã là quá đủ.
Với cuộc đời đầy thử thách và đau khổ của dì Mây, chúng ta có thể rút ra được nhiều bài học quý giá. Chúng ta cần đánh giá cao những người dũng cảm và hy sinh tất cả cho sự nghiệp cách mạng như dì Mây. Chúng ta cũng cần học hỏi tinh thần nhân hậu vị tha và tình yêu thương đối với mọi người xung quanh như dì Mây. Cuộc đời của dì cũng cho chúng ta thấy rằng, dù có phải đối mặt với bất cứ khó khăn nào, chúng ta cũng cần giữ vững tinh thần và niềm tin vào bản thân. Tình yêu và sự quan tâm đến người khác cũng là những giá trị quan trọng trong cuộc sống.
Ngoài ra, câu chuyện của dì Mây còn là một lời cảnh tỉnh về những hậu quả của chiến tranh. Cuộc chiến tranh đã cướp đi tất cả những gì dì Mây có và để lại những vết thương khó lành. Chúng ta cần cùng nhau xây dựng một thế giới hoà bình, không chỉ để giữ gìn những gì chúng ta đang có, mà còn để tạo ra những cơ hội mới cho tương lai.
Dì Mây là một người phụ nữ với nhiều phẩm chất tuyệt vời. Câu chuyện của cô là một tấm gương sáng cho chúng ta học hỏi và cảm thông. Dì Mây đã trải qua những thử thách khó khăn trong cuộc đời, nhưng cô vẫn giữ vững tinh thần và tình yêu thương đối với mọi người xung quanh. Câu chuyện của dì Mây đã để lại những dấu ấn đậm nét trong lòng người và là một hình mẫu để chúng ta học tập..
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 15
Truyện Người ở bến sông Châu của Sương Nguyệt Minh và nhân vật Dì Mây đã đưa người đọc đến những cảm xúc sâu sắc về tình yêu, hy sinh, và lòng trắc ẩn của người lính sau chiến tranh. Những tác phẩm như thế này đều có giá trị văn hóa rất lớn, giúp cho chúng ta hiểu hơn về lịch sử và tinh thần của dân tộc ta.
Dì Mây là một nhân vật cảm động và đầy sức mạnh, cho thấy sự kiên cường và hy sinh của người lính sau chiến tranh. Cô đã trải qua rất nhiều thăng trầm trong cuộc đời, từ tình yêu đẹp nhưng không được bao lâu đến những hậu quả của chiến tranh như tàn tật và mất đi người thân. Dù đau khổ và tàn phế, Dì Mây vẫn kiên trì sống và dành cả đời để chăm sóc những người lính bị thương tật và tìm cách giúp đỡ cho họ. Đó chính là một trong những cách thể hiện tình yêu và sự hy sinh của một người lính đích thực.
Tân hôn của San và Thanh đã bị đánh đổi bởi tin tức đau lòng về Mây. Ngay khi biết được Mây còn sống, San đã quyết định tìm gặp cô để cầu xin được bỏ vợ và bắt đầu lại cuộc đời với Mây. Tuy nhiên, Mây đã từ chối lời đề nghị của San vì cô cho rằng cô đã đủ đau khổ với một cuộc tình lỡ dở. Sau đó, cuộc sống của San và Thanh cùng với Mây đã diễn ra trong sự trớ trêu và đau khổ. Mặc dù hai gia đình sống cạnh nhau, nhưng họ lại bị cách biệt bởi hàng rào tre. Mây đã từng là một người phụ nữ xinh đẹp, năng động, hoạt bát, nhưng sau khi trở về từ chiến trường, cô đã mất đi tuổi trẻ, nhan sắc và cả tình yêu. Vết thương trên người cô khiến cho cô luôn mang trong mình sự buồn tẻ, đượm buồn trong thân thể người phụ nữ. Tuy nhiên, Mây không phải là một người phụ nữ cam chịu, nhu nhược. Cô luôn đưa ra những quyết định quan trọng vào những thời điểm quan trọng trong sự tỉnh táo, sáng suốt và tự chủ. Không chịu được cảnh trớ trêu, Mây đã rời bỏ căn chòi bên bờ để ở đơn độc và sống với những nỗi buồn thầm lặng.
Sau một thời gian dài, mọi thứ đã quay lại với cuộc sống hàng ngày. Tóc của Mây đã dài thêm đôi chút và da dẻ của cô trở nên hồng hào hơn trước. Tuy nhiên, vết thương sâu bên trong và độ tuổi xuân thì của cô đã không còn như trước đây. Mặc dù cuộc sống của Mây đã không được như mong đợi, nhưng cô vẫn là một người phụ nữ mạnh mẽ và kiên cường. Cô đã sống với những nỗi đau và khó khăn, và không bao giờ từ bỏ hy vọng vào tình yêu và cuộc sống mới.
Dì Mây là một nhân vật đầy cảm hứng trong truyện "Người ở bến sông Châu", giúp chúng ta thấy được sự đau khổ, kiên cường và tình yêu thương của những người phụ nữ trong cuộc sống. Sự am hiểu, thông cảm và tận tâm của Dì Mây đã thể hiện một phần nhỏ tích cực trong những hoàn cảnh khó khăn.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 16
Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”, tác giả Sương Nguyệt Minh đã truyền tải tới người đọc hình ảnh về thảm họa con người sau cuộc chiến tranh. Tác phẩm đã bày tỏ sự lo lắng và quan tâm đến mỗi số phận cá nhân, từ đó đòi hỏi quan tâm đến những thực tế khắc nghiệt của cuộc chiến.
Cuộc chiến không chỉ gây ra ô nhiễm môi trường, tàn phá các công trình kiến trúc, mà còn khiến nền kinh tế kiệt quệ, chênh lệch giàu nghèo càng rõ ràng, khiến cuộc sống của người dân thường xuyên rơi vào đói nghèo, trình độ văn hóa thấp.
Tuy nhiên, qua truyện, chúng ta cũng thấy được tinh thần bền chí, nghị lực phi thường của con người, cụ thể là nhân vật dì Mây. Dì Mây đã chấp nhận rời xa chú San để sống nơi lều cỏ bên bến sông Châu, nhận lãnh trách nhiệm mới, sống nghĩa tình, nhân hậu, yêu thương giữa cuộc đời. Nhân vật này đã biết cách sống với hy vọng, niềm tin và tinh thần lạc quan, mặc dù cuộc đời đã rơi vào những thời điểm khó khăn nhất.
Bằng cách tập trung vào những nhân vật và cuộc đời cá nhân, Sương Nguyệt Minh đã khai thác những tình huống, sự kiện, con người trong các cuộc chiến càng không dừng lại ở cái nhìn xuôi chiều, phiến diện. Tác giả cũng khám phá được thế giới tâm lý con người, số phận con người trong và sau cuộc chiến, đem lại những đóng góp quan trọng cho đề tài viết về chiến tranh.
Từ đó, chúng ta cũng thấy được giá trị chân chính của nghệ thuật văn học, khi nó làm nổi bật vẻ đẹp con người, kích thích sự quan tâm đến từng số phận cá nhân, và truyền tải những thông điệp nhân văn, tôn vinh lòng nhân ái, giúp ta sống đầy tâm hồn và ý nghĩa.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 17
Sương Nguyệt Minh không chỉ đem lại cái đẹp của nhân vật dì Mây mà còn truyền tải một thông điệp nhân văn sâu sắc. Đó là sự hy sinh cao cả của những người lính đã từng đi qua cuộc chiến, những người đã đánh đổi tính mạng của mình để bảo vệ quê hương và gia đình. Tác phẩm đã khắc họa chân thực hình ảnh của những người lính khi trở về quê hương với những thương tích, nỗi đau và sự lãng quên của xã hội. Họ không chỉ gặp khó khăn về mặt vật chất mà còn phải đối mặt với nỗi cô đơn, tuyệt vọng và bất lực trong cuộc sống hằng ngày.
Sương Nguyệt Minh đã phản ánh một cách chân thực và đầy cảm xúc hình ảnh của những con người sống trong thời kỳ khó khăn, đối mặt với những cảm giác bất an và mất an toàn. Tác phẩm của ông đã góp phần xây dựng một thế giới văn học đa dạng, phong phú, phản ánh đầy đủ cuộc sống và nhân văn, làm cho độc giả cảm thấy sự gần gũi và thân thiện với những nhân vật được miêu tả trong truyện. Văn học không chỉ đơn thuần là một sản phẩm nghệ thuật mà còn là một công cụ để phản ánh cuộc sống, gợi mở tâm trí và tâm hồn của con người. Tác phẩm của Sương Nguyệt Minh và hình ảnh nhân vật dì Mây đã thể hiện một cách rõ nét sự đẹp của con người, giúp cho độc giả thấu hiểu được những giá trị nhân văn và tinh thần cao đẹp, từ đó đem lại niềm tin và hy vọng cho cuộc sống.
Trong truyện ngắn “Người ở bến sông Châu”, nhân vật dì Mây được xây dựng với đặc điểm mạnh mẽ, đầy nghị lực và đức hi sinh cao cả. Dì Mây là người sống sót duy nhất của tiểu đội quân y trở về sau cuộc chiến tranh, nhưng cô đã phải đối mặt với sự lãng quên và bất công của gia đình và người yêu cô. Mặc dù đã trải qua nhiều khó khăn, nhưng dì Mây vẫn giữ được sự kiên trì và đức hi sinh để bảo vệ những người yêu quý cô. Dì Mây được xây dựng như một người phụ nữ cao thượng, luôn chấp nhận sự thật và không để những đau thương của mình làm tổn thương đến người khác. Cô đã để cho chú San hạnh phúc bên người khác, và bảo vệ cô Thanh trong những ngày đau thương của cô. Dì Mây cũng là một người có tình cảm sâu sắc, luôn nhớ về chú San và những kỉ niệm cũ, và dù đã trải qua nhiều khó khăn nhưng vẫn giữ được tấm lòng cao thượng và thương yêu. Với những đặc điểm tốt đẹp và sự đức hi sinh cao cả, nhân vật dì Mây đã góp phần làm nên giá trị tác phẩm “Người ở bến sông Châu”. Dì Mây là một hình ảnh đáng ngưỡng mộ, cho chúng ta thấy rằng tình yêu và sự hi sinh vẫn còn tồn tại trên thế giới này.
Tác giả của câu chuyện đã vẽ nên một nhân vật đầy đủ sắc thái và tình cảm. Dì Mây là một hình ảnh rất thật, rất đời thường của người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ chiến tranh. Đọc truyện ngắn này, ta cảm nhận được sự mất mát, cũng như sự can đảm, sự kiên cường và lòng nhân ái của Dì Mây. Nhân vật này đã cho thấy cho chúng ta rằng, dù chịu đựng bao nhiêu gian khổ, người Việt Nam vẫn có thể giữ được sự lạc quan, sống đẹp trong từng khoảnh khắc của cuộc đời.
Phân tích và đánh giá nhân vật dì Mây trong truyện Người ở bến sông Châu - mẫu 18
Nhà văn Sương Nguyệt Minh là một người xuất thân từ vùng quê nghèo của huyện Yên Mô, Ninh Bình. Sau khi lớn lên, anh ta đã chuyển đến thành phố để học hành và làm việc trước khi bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình. Có lẽ do kinh nghiệm và quan sát của anh ta từ thời thơ ấu, ngòi bút của anh đã "thiên vị" hướng về phụ nữ nông thôn như một đối tượng chủ đạo trong các tác phẩm của mình.
Với tâm hồn ấm áp và trí tuệ sắc bén, Sương Nguyệt Minh viết với một cái đầu lạnh và trái tim nồng nhiệt, chú ý đến từng chi tiết và ghi lại sự trải nghiệm của một người đàn ông thông minh đối với phái khác giới. Trong truyện "Người ở bến sông Châu", Dì Mây là một trong những nhân vật nữ tiêu biểu mà anh đã tạo ra, mang đến cho độc giả một cái nhìn chân thực và cảm động về cuộc sống của phụ nữ nông thôn.
Trong truyện, tác giả đã xây dựng một tình huống éo le, rắc rối, đầy trớ trêu với trung tâm là nhân vật dì Mây - một phụ nữ nữ quân y trở về từ chiến trường vào ngày người yêu lấy vợ. Nhưng tác giả không chỉ tập trung vào tình huống này mà còn thành công miêu tả tâm trạng đau khổ của dì Mây và đưa độc giả vào chuyến phiêu lưu của nhân vật này. Từ đó, độc giả có thể hiểu rõ hơn về quá khứ tình yêu của dì Mây và chú San, và cảm nhận được sự thay đổi của tinh thần và thể chất của dì Mây sau khi trở về bến sông Châu. Bên cạnh đó, tác giả cũng tập trung miêu tả những hành động, quyết định và lựa chọn của dì Mây, bao gồm việc giúp đỡ cha chèo đò, làm y tá ở trạm xá xã, cứu mẹ con cô Thanh, nhận nuôi thằng Cún và từ chối tình cảm của chú Quang. Những hành động này giúp tăng thêm chiều sâu cho nhân vật dì Mây và làm cho độc giả cảm thấy gần gũi và đồng cảm với nhân vật.
Truyện của Sương Nguyệt Minh không chỉ tập trung vào chiến tranh, bom đạn hay những nỗi đau, hi sinh của người nữ chiến sĩ trên chiến trường. Truyện còn kể về những sự hi sinh thầm lặng, phẩm chất tốt đẹp của người phụ nữ thương binh trong cuộc sống thường ngày.
Bằng bản lĩnh, nghị lực phi thường, và lòng nhân hậu, dì Mây đã hoà nhập vào cuộc sống, sống nghĩa tình và yêu thương giữa cuộc đời. Nhân vật này đã trở thành một điển hình của sự can đảm và ý chí vươn lên để trở thành một người tốt, sống có ích giữa cuộc đời. Bằng cách này, truyện của Sương Nguyệt Minh đã thể hiện rõ sức mạnh và giá trị của tinh thần và lòng nhân hậu trong cuộc sống của con người.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 10 hay khác:
- Giới thiệu, đánh giá nghệ thuật xây dựng tính cách nhân vật Trương Phi và Quan Công trong đoạn trích “Hồi trống Cổ Thành” (trích “Tam quốc diễn nghĩa” của La Quán Trung).
- Giới thiệu đánh giá về nhân vật dì Mây trong truyện “Người ở bến sông Châu” của Sương Nguyệt Minh.
- Từ hai dòng thơ: “Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất / Những buổi ngày xưa vọng nói về", em cảm nhận được lời nhắn nhủ gì trong tiếng vọng rì rầm" ấy? Hãy chia sẻ bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
- Tưởng tượng em là khán giả trong buổi biểu diễn văn nghệ của người lính đảo. Hãy chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ, ... của em khi đó bằng một đoạn văn (khoảng 8 – 10 dòng).
- Vì sao hình tượng “tràm” (hương tràm, họa tràm, lá tràm, bóng tràm) luôn gắn bó với nỗi nhớ em"? Từ đó, hãy viết một đoạn văn (khoảng 8 - 10 dòng) nói về vẻ đẹp của tình yêu luôn gắn với hình ảnh quê hương, đất nước trong bài thơ.
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 10 hay khác:
- Soạn văn 10 Cánh diều (hay nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (ngắn nhất)
- Soạn văn 10 Cánh diều (siêu ngắn)
- Giải Chuyên đề học tập Văn 10 Cánh diều
- Giải lớp 10 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 10 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 10 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 10 (hay nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (ngắn nhất) - Cánh diều
- Soạn văn 10 (siêu ngắn) - Cánh diều
- Giải sgk Toán 10 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh 10 Global Success
- Giải Tiếng Anh 10 Friends Global
- Giải sgk Tiếng Anh 10 iLearn Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 10 Explore New Worlds
- Giải sgk Vật lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hóa học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Sinh học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 10 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 10 - Cánh diều
- Giải sgk Kinh tế và Pháp luật 10 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học 10 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ 10 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 10 - Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 10 - Cánh diều