Top 10 Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng

Tổng hợp trên 10 đoạn văn (khoảng 150 chữ) Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 10 Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng

Quảng cáo

Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng - mẫu 1

Qua bài “Bài ca ngất ngưởng”, ta có thể thấy rằng, lối sống ngất ngưởng của ông đều được xuất phát từ quan niệm Nho giáo đó là đề cao lòng trung quân, đây cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy thật đặc biệt, khác lạ, ông không khuôn mình, trói buộc theo những tư tưởng Nho học, mà “ngất ngưởng” theo cách của riêng mình nhưng vẫn vẹn đạo với vua, với nước. Đây cũng chính là điểm nhấn tạo nên dấu ấn riêng biệt cho Nguyễn Công Trứ. Ông đã từng nắm giữ các vị trí quan trọng như Thủ khoa đứng đầu khoa thi Hương tức Giải nguyên, Tham tán đại thần chỉ huy quân sự ở vùng Tây Nam Bộ, Tổng đốc Đông đứng đầu một tỉnh hoặc vài ba tỉnh, Đại tướng tức là người cầm đầu đội quân bình Trấn Tây, phủ doãn đứng đầu ở kinh đô. Ngoài ra, ông còn có đóng góp khác như: khai hoang ở Kim Sơn và Tiền Hải, trị thủy ở đê sông Hồng; đấu tranh với tệ cường hào ở nông thôn… Tất cả công việc ấy đều được Nguyễn Công Trứ thực hiện với tinh thần trách nhiệm, có hiệu quả cao. Con đường công danh của ông thênh thang rộng mở cho đến khi ông được ‘Giải tố chi niên”. Ông tự tin khẳng định mình là người “Tài bộ” tức là kẻ có “tài năng lỗi lạc xuất chúng” trong vũ trụ. Theo quan niệm của nho giáo thì dù có tài giỏi đến đâu cũng cần phải khiêm tốn giữ mình nhưng Nguyễn Công Trứ đi ngược lại điều ấy tự tin, mạnh dạn đề cao vai trò của bản thân, thể hiện tài năng của mình phá vỡ bức tường thành của nho gia. Nhà nho chân chính là những người coi thường danh lợi, không màng vinh hoa phú quý. Lập thân cốt chỉ để giúp vua giúp nước. Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng vậy khi triều chính rối ren bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua nhau nhưng họ lựa cho mình con đường cáo quan về ở ẩn. Nguyễn Công Trứ cũng vậy khi nói về các chức vị của mình ông chỉ dùng những từ cộc lộc, ngắn gọn chứng tỏ ông không phải là người coi trọng công danh, mà tất cả chỉ là phận sự của đấng nam nhi đứng trong vũ trụ. Nguyễn Công Trứ đã từng có một câu nói nổi tiếng: “Làm tổng đốc tôi không lấy làm vinh, làm lính tôi cũng không coi là nhục”. Dù đã giữ nhiều chức quan lớn trong triều nhưng đối với ông cũng thật nhẹ tênh, không có gì quan trọng. Chính điều ấy khiến ông thể hiện mình với cái tôi “Ngất ngưởng” trong toàn bài.

Quảng cáo

Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng - mẫu 2

Trong cuộc sống, sự được mất, khen chê, may rủi… luôn hiện hữu là hai mặt của vấn đề và nó xảy ra rất thường xuyên trong cuộc sống của chúng ta. Qua cái nhìn của “Nguyễn Công Trứ” trong “Bài ca ngất ngưởng”, ta dường như hiểu ra được một lý lẽ về sự được mất trong cuộc sống. Ông đã từng là quan, một người cống hiến sức mình vì đất nước, nhưng nay thì không và bản thân ông cũng không thấy hối tiếc. Tại sao lại như vậy? Bởi với ông, cuộc sống quan trường không phải là cuộc sống mong ước của ông, thứ ông mong muốn là cuộc sống nhàn hạ, tự do tự tại giữa đời, bởi vậy mà sự được mất, khen chê… ông nhận được nó như là hư vô, những thứ nhỏ bé không đáng nhắc, bởi vậy mà cuộc sống của ông ngay cả ở chốn quan trường hay cuộc sống hiện tại đều rất hiên ngang, tự do tự tại. Cuộc sống phóng túng của ông phần nào nhắc nhở chúng ta về cuộc sống thực tại, đừng lúc nào cũng chăm chăm vào sự được mất, may rủi, khen chê… bởi tất cả chỉ là những lời nói, đừng để nó ảnh hưởng quá nhiều đến bản thân và hãy sống đúng với những gì mình muốn, những gì mình đang có với cá tính thật của mình một cách có chừng mực.

Quảng cáo

Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng - mẫu 3

“Bài ca ngất ngưởng” của tác giả Nguyễn Công Trứ thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của ông có nguồn gốc từ những quan niệm của Nho giáo, chính là đề cao tinh thần trung quân ái quốc và đó cũng chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhân cách ấy mới lạ, hiện đại. Ông không bó buộc mình vào những tư tưởng Nho học mà đi theo lối đi riêng của mình nhưng vẫn thể hiện được tư tưởng trung với vua hiếu với dân. Đây chính là điểm nhấn riêng của Nguyễn Công Trứ. Ông từng nắm nhiều vị quan trọng trong kinh thành và có nhiều đóng góp lớn cho xây dựng quê hương, làng xóm, ổn định cuộc sống cho người dân với tinh thần trách nhiệm cao nhất của ông. Theo quan niệm của Ngo giáo dù có tài giỏi lối lạc đến đâu cũng phải khiêm tốn nhưng Nguyễn Công Trứ lại đi ngược lại với quan niệm ấy. Ông tự tin, mạnh dạn khẳng định vai trò và tài năng của bản thân mình Làm phá vỡ rào cản của Nho giáo. Một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước. “Bài ca ngất ngưởng” cũng nhắc đến Nguyễn Trãi và Nguyễn Bỉnh Khiêm đều là những quan to trong triều đình nhưng hai ông cũng không màng danh lợi chọn lui về ở ẩn giữa lúc bao kẻ tranh giành chức tước, hơn thua với nhau. Khi nói đến các chức quan của mình ông chỉ dùng những từ ngắn gọn, loa qua chứng tỏ ông là một người không coi trọng công danh, mà chỉ là trách nhiệm của một đấng nam nhi khi đứng trong vũ trụ. Do đó mà đối với ông dù đã giữ nhiều chức quan lớn nhưng đối với ông cũng không có gì quan trọng. Điều đó khiến ông thể hiện được cái tôi của bản thân trong toàn bài.

Quảng cáo

Bàn về cách ứng xử trước sự được mất, khen chê, may rủi, ... mà tác giả đã thể hiện trong Bài ca ngất ngưởng - mẫu 4

Trong tác phẩm “Bài ca ngất ngưởng” Nguyễn Công trứ đã thể hiện rõ lối sống ngất ngưởng của mình có nguồn gốc từ Nho giáo đó chính là quan niệm trung quân ái quốc, Đã yêu nước thì phải trung quân. Đó chính là nhân cách của một nhà nho chân chính. Nhưng ông không bó buộc mình vào các quan niệm lạc hậu mà yêu nước theo lối đi riêng của mình đó chính là điểm riêng biệt của mình. Ông đã được nắm nhiều chức quan lớn trong triều đình như: đỗ Thủ khoa trường Nghệ An, Làm quan võ, giữ chức Tham tán đại thần đi dẹp loạn ở Cao Bằng; làm quan văn, là Tổng đốc Đông (Hải Dương và Quảng Yên - Quảng Ninh). Trong tác phẩm, cái tôi ngất ngưởng của tác giả được thể hiện trong việc ông tự nhận thấy vai trò trách nhiệm của mình đối với cuộc đời, sự tự tin về tài năng của mình một cách thể hiện đi ngược lại với quan niệm của Nho giáo. Dù ở  chốn quan trường nhiều ganh đua tranh giành danh lợi nhưng lối sống phóng khoáng, cái tôi ngạo nghễ, ngất ngưởng, khác đời của tác giả vẫn được thể hiện một cách trọn vẹn. Đó chính là thái độ sống của người quân tử đầy lí tưởng, bản lĩnh, tự tin và kiên cường. Ông cũng chính là một nhà nho chân chính là người không màng danh lợi, không ham hư đến vinh hóa phú quý chỉ quan tâm đến việc giúp vua giúp nước, ông quyết định về ở ẩn giữa lúc bao kẻ đang tranh giành chức tước hơn thua nhau. Chứng tỏ ông là người không màng danh lợi chỉ quan tâm đến việc giúp vua cứu nước. Điều đó đã giúp ông thể hiện cái tôi của mình hoàn hảo trong toàn bài thơ.

Xem thêm các bài Soạn văn 11 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:

Tủ sách VIETJACK shopee lớp 10-11 cho học sinh và giáo viên (cả 3 bộ sách):

Săn shopee siêu SALE :

CHỈ CÒN 250K 1 KHÓA HỌC BẤT KÌ, VIETJACK HỖ TRỢ DỊCH COVID

Đăng ký khóa học tốt 11 dành cho teen 2k4 tại khoahoc.vietjack.com

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Tài liệu giáo viên