10+ Thảo luận về tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống
Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống hay nhất giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
10+ Thảo luận về tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống
Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống - mẫu 1
Xin chào thầy cô và các bạn thân mến. Tôi là…………, học sinh lớp 12….., trường………………..
Các bạn thân mến! Hiện nay, các cuộc thi tái chế trang phục từ rác thải trong trường học đang gây nhiều tranh cãi. Nhiều ý kiến cho rằng những cuộc thi này chỉ mang tính hình thức, không đem lại hiệu quả bền vững trong việc bảo vệ môi trường.
Thời gian gần đây, nhiều trường học trên khắp cả nước đã tổ chức các cuộc thi tái chế rác thải, nhựa phế liệu thành trang phục cho học sinh tham gia. Những cuộc thi này được tạo ra với mục đích nâng cao nhận thức và ý thức cho các bạn trong vấn đề bảo vệ môi trường. Thông qua đây, những thông tin, kiến thức về rác thải nhựa và phương pháp tái chế chúng đến với học sinh một cách dễ tiếp thu, dễ ứng dụng hơn. Nhiều bạn đã có những sản phẩm rất chất lượng, công phu, thể hiện được tài năng, tính sáng tạo của mình.
Tuy nhiên, thời trang tái chế trong trường học cũng gây tranh cãi khi nhiều ý kiến cho rằng chúng chỉ mang tính hình thức bởi hầu hết các sản phẩm làm ra đều dùng từ giấy, bao nilon, chai nhựa mới với số lượng lớn. Bên cạnh đó, để làm ra các trang phục như vậy phải sử dụng rất nhiều băng dính, hồ dán… – những thứ vẫn liên quan đến nhựa. Sau khi kết thúc cuộc thi, những sản phẩm này cũng không thể sử dụng trong thực tiễn và lại quay về làm rác thải, vừa gây lãng phí vừa làm ô nhiễm môi trường.
Cô Phạm Thị Bình (giáo viên Trường THPT Dân Tộc Nội Trú số 2, tỉnh Nghệ An) nhận xét: “Những cuộc thi này chủ yếu chỉ mang tính hình thức, không đem lại nhiều hiệu quả, thậm chí còn xả rác nhiều hơn ra môi trường”.
Chị Hoàng Thu Trang (Nguyên Chủ nhiệm CLB Khởi nghiệp xanh và hành động vì môi trường GSEA) cho rằng: “Mình tôn trọng tinh thần muốn cống hiến của các bạn học sinh cũng như nhà trường, dù còn nhỏ nhưng các bạn cũng góp một phần ảnh hưởng, thay đổi tư duy về việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, nhiều trường và đơn vị lại không có quy định rõ ràng về nguồn gốc nguyên liệu. Thay vì sử dụng vật liệu tái chế thì các bạn lại “tự tạo vòng đời” mới bằng việc mua đồ mới (chai nước, giấy) để dùng. Các bạn dường như hiểu sai về khái niệm tái chế hay giảm thiểu. Hậu sự kiện, một số nhóm chạy theo thành tích nên đôi khi không đạt được giải như mong muốn lại “bỏ mặc” những sản phẩm mình vừa tái chế, không thu gom đúng cách”.
Xuất phát từ mong muốn tốt đẹp, nhưng hầu hết những cuộc thi này không mang đến kết quả đúng như mục đích mà nó hướng tới: đó là góp phần bảo vệ môi trường.
Theo chị Hoàng Thu Trang, để những cuộc thi thời trang tái chế mang lại kết quả đúng với mục đích thì không nên tổ chức nhỏ lẻ ở mỗi trường và liên kết mạnh trong vùng, hạn chế chạy theo thành tích. “Ngoài ra, nhà trường còn có thể tổ chức đặt bàn hoặc kho thu gom phục vụ cho cuộc thi. Bên cạnh đó, việc tái chế nên là việc hàng ngày chứ không phải gần đến cuộc thi thì đi mua hẳn đồ mới về để dùng rồi tái chế. Bảo vệ môi trường cần là vấn đề lâu dài”.
Với cô Phạm Thị Bình, muốn nâng cao nhận thức của học sinh trong vấn đề về môi trường còn những cách hiệu quả hơn: “Nhà trường có thể tổ chức một số cuộc thi tái chế nhưng theo hướng phát minh các mô hình, trò chơi, sản phẩm mang tính mỹ thuật”. Có nhiều phong trào, hoạt động chống rác thải nhựa vẫn đang được triển khai thực hiện tại nhiều trường học mà không phải là thi thời trang tái chế, ví dụ như các mô hình: chế tạo đồ dùng, đồ chơi, tác phẩm nghệ thuật từ nhựa phế liệu; sáng tạo tranh, ảnh, poster, infographic tuyên truyền; đổi rác lấy cây xanh… Đơn cử như sự kiện “Đổi rác lấy tương lai” được các bạn sinh viên thuộc Câu lạc bộ Sinh học (Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội) tổ chức tháng 10 vừa qua đã thành công thu hút nhiều bạn trẻ trên địa bàn Hà Nội tham gia với nhiều hoạt động ý nghĩa: đổi rác lấy cây, các sản phẩm handmade được tái chế từ rác thải nhựa hay từ giấy các loại (vòng tay cao su; xích đu, lọ hoa bằng que kem, hoa giấy,…); khuyến khích sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường…
Bên cạnh đó, tổ chức những cuộc thi, chương trình để nâng cao nhận thức cho các bạn học sinh không hẳn là điều nhất thiết phải làm. Việc bảo vệ môi trường ở lứa tuổi học trò có thể xuất phát từ những hành động đơn giản, thường ngày. Em Hà Khánh Đạt (học sinh trường THPT Hà Huy Tập, TP Vinh) chia sẻ: “Để bảo vệ môi trường thì trước tiên cần đảm bảo trường lớp được sạch sẽ. Chúng em vẫn thường xuyên có phát động các phong trào dọn dẹp vệ sinh trong trường học, nhặt rác, tiết kiệm điện…”. Đó là những hành động nhỏ bé nhưng thiết thực mà các bạn học sinh có thể làm hàng ngày để góp phần bảo vệ, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp.
Trên đây là phần thảo luận của tôi về vấn đề: Thời trang tái chế tại trường học: có thật sự hiệu quả?. Rất mong sự góp ý của thầy cô và các bạn. Cảm ơn mọi người đã chú ý lắng nghe.
Thảo luận về đề tài tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến trước các vấn đề đời sống - mẫu 2
Tự do ngôn luận là một quyền cơ bản của con người, được ghi nhận trong Hiến pháp và luật pháp của nhiều quốc gia, bao gồm cả Việt Nam. Quyền này bao gồm quyền được tự do phát biểu ý kiến, tư tưởng của bản thân về các vấn đề đời sống, dù ý kiến đó có thể khác biệt, thậm chí trái ngược với ý kiến của đa số.
Tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến là điều cần thiết để đảm bảo một xã hội dân chủ, cởi mở, nơi mọi người có thể tự do trao đổi ý kiến, tranh luận và tìm kiếm sự đồng thuận. Việc hạn chế hoặc đàn áp quyền tự do ngôn luận sẽ dẫn đến sự bế tắc trong tư duy, cản trở sự phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, quyền tự do ngôn luận cũng đi kèm với trách nhiệm. Mọi người cần sử dụng quyền này một cách có trách nhiệm, đảm bảo rằng những ý kiến được phát biểu không vi phạm pháp luật, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, và không gây ra những hậu quả tiêu cực cho xã hội.
Khi mọi người được tự do trao đổi ý kiến, tranh luận về các vấn đề khác nhau, những ý tưởng mới, sáng tạo có thể được nảy sinh và phát triển. Điều này góp phần thúc đẩy sự phát triển của khoa học, kỹ thuật, văn hóa và xã hội. Việc tự do phát biểu ý kiến giúp cho mọi người có thể cùng nhau thảo luận, tìm kiếm giải pháp cho những vấn đề chung của xã hội. Tự do ngôn luận là công cụ quan trọng để bảo vệ quyền lợi của cá nhân, chống lại sự áp bức, bất công. Khi mọi người được tự do bày tỏ ý kiến, những hiểu lầm, mâu thuẫn có thể được giải quyết một cách hòa bình, góp phần xây dựng sự đoàn kết trong cộng đồng.
Tuy nhiên, việc tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến cũng cần đi kèm với một số lưu ý . Không phải tất cả các ý kiến đều là sự thật, và không phải tất cả các ý kiến đều cần được tôn trọng. Cần có sự phân biệt rõ ràng giữa ý kiến cá nhân và sự thật để tránh những hiểu lầm và sai lệch thông tin. Khi bày tỏ ý kiến của bản thân, cần tôn trọng ý kiến của người khác, dù ý kiến đó có thể khác biệt với mình. Tránh sử dụng những lời lẽ xúc phạm, miệt thị hoặc hạ thấp giá trị của người khác. Không nên lợi dụng quyền tự do ngôn luận để truyền bá thông tin sai lệch, kích động bạo lực hoặc vi phạm pháp luật.
Tôn trọng và bảo vệ quyền được phát biểu chủ kiến về các vấn đề đời sống là điều cần thiết để xây dựng một xã hội dân chủ, cởi mở và phát triển. Tuy nhiên, việc sử dụng quyền này cần đi kèm với trách nhiệm và sự tôn trọng đối với người.
Xem thêm các bài Soạn văn 12 Kết nối tri thức hay nhất, ngắn gọn khác:
- Phân tích, đánh giá việc khái thác các chủ đề, hình tượng, mô típ của sáng tác dân gian (ca dao, thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) trong 1 tác phẩm văn học hiện đại.
- Viết bài nghị luận về vấn đề: Thanh niên và việc xác lập giá trị sống
- Xây dựng đề cương cho báo cáo nghiên cứu về một vấn đề liên quan đến vấn đề sinh hoạt học đường.
- Thuyết trình về một tác phẩm truyện có cách tiếp cận và thể hiện mới mẻ đối với đời sống, khát vọng của tuổi 20
- Thuyết trình về mối quan hệ giữa vay mượn và sáng tạo trong sáng tác văn học qua phân tích một số tác phẩm cụ thể lấy từ văn học Việt Nam (thơ, truyện, kịch)
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 12 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn Chuyên đề Văn 12 Kết nối tri thức
- Giải lớp 12 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 12 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 12 Cánh diều (các môn học)
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT