Top 20 Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
Tổng hợp các đoạn văn Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 1)
- Dàn ý Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 2)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 3)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 4)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 5)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 6)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 7)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 8)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (mẫu 9)
- Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (các mẫu khác)
Top 20 Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi (hay nhất)
Đề bài: Ghi lại một cuộc đối thoại (giả định) giữa hai người (khoảng 5 -7 câu), trong đó, một người có dùng câu tục ngữ: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 1
A. Xin chào, dạo này em làm ở đâu rồi?
B. Dạ dạo này em đi học làm tóc ở quán nổi tiếng nhất huyện mình đó anh.
A. Em học nghề lâu chưa? Có gặp khó khăn gì không?
B. Em học được vài tháng nay rồi ạ. Chủ quán cắt tóc em giỏi và nổi tiếng lắm ạ nên nhiều khi có một số vấn đề em không dám hỏi và trao đổi.
A. Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi em ạ, mình không biết thì phải hỏi để tích lũy kinh nghiệm, rồi mới thành thợ chính được. Em cố gắng nhé!
B. Dạ, em cám ơn anh.
Dàn ý Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người, trong đó, một người có dùng câu tục ngữ
Ví dụ một cuộc trò chuyện giữa bà mẹ và cậu con trai.
- Nhân vật trò chuyện với nhau: mẹ và con.
- Hoàn cảnh cuộc trò chuyện: trong gia đình.
- Nội dung trò chuyện con nói với mẹ về chuyện học nghề sửa chữa điện tử.
- Câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi” xuất hiện trong một lời khuyên của mẹ đối với con.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 2
Linh và Lan đang chia sẻ với nhau về những định hướng nghề nghiệp. Linh hỏi:
- Lan, sau này cậu định làm nghề gì?
- Mẹ tớ bảo tớ học tốt tiếng Anh. Sau này tớ có thể làm cô giáo hoặc phiên dịch viên. Nhưng tớ vẫn đang lo.
- Cậu lo điều gì?
- Tớ lo là tớ không thể dạy cho người khác hiểu hoặc tớ không phiên dịch nhanh được.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 3
Trong bữa cơm chiều, anh Nam nói với mẹ:
- Mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa điện tử. Nhưng nghề đó học khó và phải học lâu mẹ ạ!
Mẹ đáp: Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Con cứ thử học xem sao. Chỉ cần con cố gắng, cần cù, chăm chỉ, kiên trì thì mẹ tin là con sẽ làm được.
- Dạ vâng mẹ, con sẽ cố gắng ạ!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 4
Cuộc đối thoại giả định:
A: B ơi, tớ đang muốn đầu tư vào bất động sản để kiếm thêm thu nhập
B: Tớ thấy cũng rất ổn cậu, có tinh thần cầu tiến thế là tốt rồi
A: Nhưng mà tớ đang sợ quá cậu, tớ chưa làm công việc này bao giờ nên thấy hơi ngại.
B: Ở đời có ai thành công mà dễ dàng đâu A, muốn lành nghề không nề học hỏi, chúc A thành công nha
A: Cảm ơn cậu nhiều!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 5
Đầu xuân, em được bố mẹ dẫn đi chơi ở làng gốm Bát Tràng. Em đã được đi xem những sản phẩm làm từ gốm và được trải nghiệm việc làm gốm, từ công đoạn nặn đất sét, sử dụng bàn xoay để tạo hình đồ vật cho đến khi mang đi nung đốt để khô và tráng bóng. Em đã nặn một lọ hoa cho mẹ có thể cắm hoa hằng ngày.Bố hỏi em:
- Con định nặn đồ vật gì?
- Con định nặn một lọ hoa, bố ạ. Con muốn làm lọ hoa để tặng mẹ.
- Nghe có vẻ thú vị đấy nhỉ?!
- Vâng, nhưng con sợ là con sẽ làm không được đẹp.
- Không sao, muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Con chỉ cần cố gắng học hỏi, luyện tập từ từ là sẽ có được một lọ hoa đẹp thôi.
Nghe bố nói vậy, em cảm thấy tự tin hơn nhiều. Cuối cùng, em đã làm được một lọ hoa màu trắng để tặng mẹ.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 6
Vào dịp nghỉ hè vừa qua, em được bố hướng dẫn cách chụp ảnh bằng máy ảnh. Đó quả thực là một trải nghiệm thú vị. Em đã hiểu được các khái niệm về khẩu độ, tốc độ màn trập… cũng như đã biết xóa phông ảnh hay chọn bố cục cho bức ảnh của mình. Để được như thế, cả bố và em đã mất khoảng 2 tháng. Những ngày đầu tiên, bức ảnh em chụp thường mắc phải một số lỗi. Bố luôn động viên em:
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Học từ những va vấp của mình, rồi con sẽ có được những bức ảnh đẹp.
- Vâng, con sẽ tiếp tục chụp ảnh.
- Tốt lắm, giờ bố con mình ra bãi biển chụp cảnh hoàng hôn nhé!
- Nhất trí ạ!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 7
Trong giờ học môn Ngữ văn, chúng tôi được tìm hiểu về tục ngữ. Cô giáo đã tổ chức một trò chơi cho cả lớp. Chúng tôi sẽ phải ghép các câu tục ngữ với nghĩa của nó. Tôi đã xung phong lên trả lời:
- Câu tục ngữ “Muốn lành nghề chớ nề học hỏi” có nghĩa là là muốn thành thạo, làm tốt công việc thì phải không ngại học hỏi, cố gắng rèn luyện ạ!
Cô giáo nói:
- Bạn Huyền trả lời đúng rồi. Em sẽ nhận được phần thưởng là một chiếc bút bi nhé!
Tôi vui vẻ nhận lấy phần thưởng của mình. Trò chơi diễn ra vô cùng sôi nổi. Sau tiết học, chúng tôi đã biết thêm rất nhiều thành ngữ.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 8
A: Bình à, dạo này cậu có khỏe không?
B: Tớ vẫn khỏe, còn cậu? Công việc dạo này thế nào rồi?
A: Công việc của tớ cũng bình thường. Đợt này tớ mới vào học nghề trong xưởng cơ khí. Cũng vất vả lắm cậu ạ.
B: Ừ. Các cụ bảo muốn lành nghề, chớ nề học hỏi. Cậu hãy cứ cố gắng, mình tin là sau này cậu sẽ thành công trên con đường của mình.
A: Cảm ơn cậu nhé!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 9
Buổi tối, cả nhà vừa ăn cơm, vừa trò chuyện vui vẻ. Bố đã hỏi anh Hùng về dự định sau khi tốt nghiệp cấp ba.
- Hùng này, con muốn đi học nghề hay thi đại học?
Anh Hùng suy nghĩ một lúc, rồi nói:
- Bố mẹ ơi, con muốn học nghề sửa chữa ô tô. Nhưng nghề đó khó học quá ạ!
Bố liền mỉm cười rồi nói với anh:
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Muốn thành công thì cần phải kiên trì và cố gắng con ạ!
Nghe lời động viên, anh Hùng vui vẻ đáp:
- Dạ vâng, con sẽ cố gắng ạ!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 10
Trong bữa cơm, mẹ đã hỏi chị Hà về dự định sau khi tốt nghiệp cấp ba.
- Hà này, sau khi tốt nghiệp, con muốn học đại học hay làm gì?
Chị Hà nói:
- Bố mẹ ơi, con muốn học nghề trang điểm. Nhưng con cảm thấy khó khăn quá ạ!
Mẹ liền nói:
- Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi con ạ. Mẹ thấy nghề đó giờ rất phổ biến, nếu con có đam mê thì mẹ tin con sẽ học được.
Nghe lời động viên của mẹ, chị Hà xúc động nói:
- Con biết rồi ạ. Con sẽ cố gắng học hỏi!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 11
Hôm nay, lớp tôi có giờ học môn Ngữ văn. Nội dung bài học tìm hiểu về tục ngữ. Cô giáo liền đặt ra câu hỏi:
- Bạn nào hãy cho cô biết ý nghĩa của câu tục ngữ “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”?
Bạn Lan đã xung phong trả lời:
- Thưa cô, câu tục ngữ trên có ý nghĩa là muốn thành thạo, làm tốt công việc thì phải không ngại học hỏi, cố gắng rèn luyện ạ!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 12
- Khôi này, tớ đang muốn mở rộng lĩnh vực kinh doanh, cậu thấy sao?
- Tớ thấy được đó!
- Nhưng tớ cảm thấy khá lo lắng, tớ không biết nhiều về lĩnh vực này.
- Muốn lành nghề không nề học hỏi, ai cũng phải bắt đầu từ con số không. Tớ tin cậu sẽ làm được.
- Ừ, tớ sẽ cố gắng. Cảm ơn cậu nhiều nhé!
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 13
Chị Hòa là thợ may nổi tiếng nhất của làng em. Chiều hôm nay, lúc sang chơi nhà chị, thấy chị đang miệt mài học một lớp may online. Lấy làm lạ, em liền hỏi:
- Chị Hòa ơi, chị đã may giỏi như vậy, ai cũng khen, sao còn phải học nữa ạ?
Nghe câu hỏi ngô nghê của em, chị Hòa mỉm cười và trả lời:
- Thế giới thời trang là vô cùng rộng lớn và thay đổi liên tục, chị phải học hỏi mỗi ngày thì mới có thể cập nhật được nhiều mẫu trang phục đẹp và cách may mới nhất chứ.
Nghe chị nói, em liền nghĩ ngay đến câu nói mà cô giáo vừa dạy hôm trước “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”. Có lẽ nhờ tinh thần không ngại học tập, luôn cố gắng mỗi ngày như vậy, mà chị Hòa mới có thể luôn là người thợ may mà mọi người tin tưởng, yêu quý.
Ghi lại một cuộc đối thoại giữa hai người có dùng câu tục ngữ Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi - mẫu 14
Buổi chiều, Tuấn sang nhà Hùng để rủ bạn đi chơi đá bóng. Tình cờ, Tuấn thấy bác Lâm - bố của Hùng đang ngồi đẽo gọt họa tiết cho khúc gỗ rất điêu luyện. Không kìm được sự tò mò, Tuấn lân la hỏi thăm:
- Bác ơi, mất bao lâu thì bác mới có thể đẽo gọt được giỏi như thế này ạ?
Nghe Tuấn hỏi, bác Lâm dừng lại và trả lời:
- Bác đã mất mấy năm học nghề của thầy, rồi thêm nhiều năm làm nghề nữa, thì mới có tay nghề như thế này cháu ạ. Nhưng bác vẫn chưa giỏi đâu, vẫn còn phải học hỏi thêm nhiều từ những người thợ mộc khác.
- Ơ, bác đã đẽo khéo như thế này mà vẫn phải học hỏi thêm nữa ạ?
- Ừ, vì thầy giáo của thầy vẫn dạy là “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi” cháu ạ!
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 hay khác:
Viết bài văn nghị luận về vấn đề Ham mê trò chơi điện tử, nên hay không nên?
Viết bài văn nghị luận về vấn đề Đồ dùng bằng nhựa - tiện ích và tác hại.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay nhất, ngắn gọn khác:
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 7 hay khác:
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (hay nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (ngắn nhất)
- Soạn văn 7 Kết nối tri thức (siêu ngắn)
- Giải lớp 7 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 7 Chân trời sáng tạo (các môn học)
- Giải lớp 7 Cánh diều (các môn học)
Tủ sách VIETJACK shopee lớp 6-8 cho phụ huynh và giáo viên (cả 3 bộ sách):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài soạn văn lớp 7 hay nhất dựa trên đề bài và hình ảnh của sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 Tập 1, Tập 2 bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống (NXB Giáo dục). Bản quyền soạn văn lớp 7 thuộc VietJack, nghiêm cấm mọi hành vi sao chép mà chưa được xin phép.
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Soạn văn 7 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 7 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 7 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 7 Global Success
- Giải Tiếng Anh 7 Friends plus
- Giải sgk Tiếng Anh 7 Smart World
- Giải Tiếng Anh 7 Explore English
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 7 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 7 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 7 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục công dân 7 - KNTT
- Giải sgk Tin học 7 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 7 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 7 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 7 - KNTT