Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024

Tài liệu Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024 mới nhất gồm bảng đặc tả và 3 đề thi có đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024 sẽ giúp học sinh có kế hoạch ôn tập, luyện đề hiệu quả từ đó đạt kết quả cao trong các bài thi môn Hóa học lớp 10.

Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024

MA TRẬN ĐỀ THI HỌC KÌ 1

MÔN:  Hóa học 10 – THỜI GIAN LÀM BÀI: 45 phút

TT




Nội dung kiến thức

Đơn vị kiến thức

Mức độ nhận thức

Tổng

% tổng

Điểm


Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Vận dụng cao


Số CH

Thời gian

(phút)


Số CH

Thời gian 

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

Số CH

Thời gian

(phút)

TN

TL


  1

Nguyên tử và bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

Nguyên tử

2

1,5

2

2

1

4,5

1**

6,0

4

2






26




60%


Bảng tuần hoàn

2

1,5

2

2

1**

4



2


Liên kết hóa học

Liên kết ion

2

1,5

1

1


3


Liên kết cộng hóa trị

3

2,25

2

2

1**

5


Hóa trị

1

0,75

1

1



2




3



Phản ứng oxi hóa khử

Số oxi hóa

1

0,75

1

1





2


1,75

5%


Phản ứng oxi hóa - khử

2

1,5

1

1

1


4,5


1

6,0

3


2


17,25

35%


Phân loại phản ứng

2

1,5

1

1



3


Thực hành phản ứng oxi hóa - khử

1

0,75

1

1



2


Tổng

16

12

12

12

2

9

2

12

28

4

45



Tỉ lệ %

40%

30%

20%

10%






Tỉ lệ chung

70%

30%





Lưu ý: 

- Các câu hỏi ở cấp độ nhận biết và thông hiểu là các câu hỏi trắc nghiệm khách quan 4 lựa chọn, trong đó có duy nhất 1 lựa chọn đúng.

- Các câu hỏi ở cấp độ vận dụng và vận dụng cao là các câu hỏi tự luận.

- Số điểm tính cho 1 câu trắc nghiệm là 0,25 điểm. Số điểm của câu tự luận được quy định trong hưỡng dẫn chấm nhưng phải tương ứng với tỉ lệ điểm được quy định trong ma trận.

- Giáo viên ra 2 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng,  trong đó 1 câu ở đơn vị kiến thức thành phần cấu tạo nguyên tử hoặc hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị hoặc cấu tạo vỏ nguyên tử hoặc cấu hình electron nguyên tử hoặc liên kết ion hoặc liên kết cộng hóa trị hoặc hóa trị và 1 câu ở đơn vị kiến thức phản ứng oxi hóa khử (1*)  hoặc thực hành phản ứng oxi hóa khử (1*).

- Giáo viên ra 2 câu hỏi cho đề kiểm tra ở cấp độ vận dụng cao,  trong đó 1 câu (1**) ở đơn vị kiến thức thành phần cấu tạo nguyên tử hoặc hạt nhân nguyên tử, nguyên tố hóa học, đồng vị hoặc bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hoặc sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử, tính chất hóa học của các nguyên tố, định luật tuần hoàn hoặc ý nghĩa bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học hoặc liên kết cộng hóa trị 1 câu ở đơn vị kiến thức phản ứng oxi hóa- khử.

- Không được chọn câu ở mức độ vận dụng  và câu ở mức độ vận dụng cao trong cùng một đơn vị kiến thức.

Đề thi Học kì 1 năm học 2021

Môn thi Hóa học - Lớp 10

Thời gian làm bài: 45 phút

(không kể thời gian phát đề)

I - PHẦN TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Hạt nào mang điện tích âm trong nguyên tử?

A. Electron.

B. neutron. 

C. Proton. 

D. Hạt nhân.

Câu 2: Trong phân lớp s có số electron tối đa là bao nhiêu?

A. 2.

B. 6.

C. 8. 

D. 4.

Câu 3: Số nhóm A trong bảng tuần hoàn là

A. 8.  

B. 14.

C. 18. 

D. 6.

Câu 4: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học thì nhóm kim loại kiềm ở

A. đầu các chu kì.

B. cuối các chu kì.

C. đầu các nhóm nguyên tố.

D. cuối các nhóm nguyên tố.

Câu 5: Ion nào sau đây là cation?

A. Na+.

B. O2-

C. Br-

D. S2-.

Câu 6: Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử?

A. Mg2+.

B. Na+.

C. OH-.

D. O2-.

Câu 7: Theo quy ước kinh nghiệm dựa vào thang độ âm điện của Pau-linh, liên kết cộng hóa trị không cực được tạo thành giữa hai nguyên tử có hiệu độ âm điện

A. từ 0,0 đến < 0,4.

B. từ 0,4 đến < 1,7.

C. ≥1,7.

D. > 1,7.

Câu 8: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực?

A. H2

B. N2

C. HCl.

D. O2.

Câu 9: Liên kết cộng hóa trị được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng

A. lực hút tính điện của các ion.

B. một hay nhiều cặp neutron chung.

C. một hay nhiều cặp proton chung.

D. một hay nhiều cặp electron chung.

Câu 10: Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là gì?

A. Điện hóa trị.

B. Cộng hóa trị.

C. Liên kết cộng hóa trị.

D. Electron hóa trị.

Câu 11: Số oxi hóa của nguyên tố N trong phân tử N2 bằng bao nhiêu?

A. 0. 

B. +1.

C. +2. 

D. -3.

Câu 12: Trong phản ứng oxi hóa khử, quá trình thu electron được gọi là quá trình 

A. oxi hóa.

B. khử.

C. hòa tan.

D. phân hủy.

Câu 13: Trong phản ứng oxi hóa khử, chất khử là

A. chất nhường electron. 

B. chất thu electron.

C. chất nhường proton.

D. chất thu proton.

Câu 14: Phản ứng CaCO3Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024CaO + CO2 thuộc loại 

A. phản ứng hóa hợp.

B. phản ứng phân hủy.

C. phản ứng thế.

D. phản ứng trao đổi.

Câu 15: Phản ứng nào sau đây luôn có sự thay đổi số oxi hóa?

A. Phản ứng hóa hợp.

B. Phản ứng phân hủy.

C. Phản ứng thế.

D. Phản ứng trao đổi.

Câu 16: Rót vào ống nghiệm khoảng 2 ml dung dịch H2SO4 loãng, cho tiếp vào ống nghiệm một viên kẽm nhỏ thì thấy viên kẽm tan dần và có khí X thoát ra. Khí X có màu gì?

A. Không màu.

B. Màu vàng.

C. Màu xanh.

D.  Màu nâu đỏ.

Câu 17: Cho kí hiệu nguyên tử natri là Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024. Số hiệu nguyên tử natri là bao nhiêu?

A. 11.

B. 23.

C. 12.

D. 34.

Câu 18: Nguyên tử có cấu hình electron nào sau đây là nguyên tử của một nguyên tố p?

A. 1s22s22p1

B. 1s22s2.

C. 1s2.

D. 1s22s22p63s1.

Câu 19: Các nguyên tố ở chu kì 4 có số lớp electron trong nguyên tử là bao nhiêu?

A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.

Câu 20: Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p5, nguyên tố X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

A. IIA.

B. VA.

C. VIIA.

D. IA.

Câu 21: Nguyên tử F (Z = 9) khi nhận thêm một electron thì tạo thành ion nào?

A. F+.

B. F2+

C. F-

D. F2-.

Câu 22: Trong phân tử nào sau đây có cặp electron chung không bị lệch về phía một nguyên tử?

A. H2

B. HCl.

C. H2O.

D. NH3.

Câu 23: Dựa vào giá trị độ âm điện (Ca:1,00; N: 3,04; H: 2,2; Na: 0,93; K: 0,82), hãy cho biết chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị?

A. CaCl2

B. NH3

C. KCl. 

D. NaCl.

Câu 24: Trong phân tử CaCl2, nguyên tố Ca có điện hóa trị là bao nhiêu?

A. 2+.

B. 2-. 

C. 1-.

D. 1+.

Câu 25: Số oxi hóa của nitơ trong HNO3

A. +5.

B. +3. 

C. +4.

D. +2.

Câu 26: Trong phản ứng: 2Na + 2H2O →2NaOH + H2, chất nào là chất oxi hóa?

A. Na. 

B. H2O. 

C. NaOH. 

D. H2.

Câu 27: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa khử?

Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024

Câu 28: Tiến hành thí nghiệm cho đinh sắt (đã làm sạch bề mặt) vào ống nghiệm chứa dung dịch CuSO4 khi đó xảy ra phản ứng: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu, vai trò của Fe trong phản ứng là 

A. chất oxi hóa.

B. chất khử.

C. chất bị khử.

D. chất thu electron.

II- PHẦN TỰ LUẬN

Câu 29 (1 điểm): Cho: O ( Z = 8), Al ( Z = 13).

a) Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố O, Al.

b) Xác định vị trí (ô, chu kì, nhóm) của nguyên tố O, Al trong bảng tuần hoàn. 

Câu 30 (1 điểm): Cân bằng phương trình hoá học của các phản ứng oxi hóa khử sau bằng phương pháp thăng bằng electron và cho biết chất khử, chất oxi hóa trong mỗi phản ứng đó.

Ma trận đề thi Học kì 1 Hóa học 10 năm 2024

Câu 31 (0,5 điểm): Dựa vào cấu tạo phân tử giải thích tại sao HCl tan nhiều trong nước còn CO2 tan không nhiều trong nước.

Câu 32 (0,5 điểm): Hòa tan hết m gam Fe vào dung dịch H2SO4 loãng thu được dung dịch X. Dung dịch X làm mất màu vừa hết 200 ml dung dịch KMnO4 0,1M trong môi trường H2SO4 loãng, dư. Tính giá trị m. (Cho nguyên tử khối Fe = 56)

Xem thêm tài liệu ma trận đề thi môn Hóa học lớp 10 chọn lọc, có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Đề thi, giáo án các lớp các môn học
Tài liệu giáo viên