Cước chú lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Cước chú lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.
Cước chú lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Cước chú là gì?
- Khái niệm: Cước chú là loại chú thích đặt ở chân trang hoặc cuối văn bản về một từ ngữ khó hiểu hay một nội dung chưa quen với phần lớn độc giả, vốn xuất hiện trong phần chính của trang hoặc của văn bản. Loại chú thích cho biết văn bản hay một số yếu tố của văn bản được lấy từ nguồn nào cũng được gọi là cước chú.
- Ví dụ:
Những miếng đánh trong keo vật thờ được thể hiện rất chậm, người xem cảm nhận được từng nhịp thở: đâu là miếng bốc, đâu là miếng gồng; hay bất chợt đây là miếng mới, đó là miếng sườn (1) ... Tất cả được hai đô biểu diễn nhịp nhàng và đẹp mắt. Cái hay của keo vật thờ chính là ở chỗ có thể giới thiệu cho người xem hiểu được phương pháp tấn công và thủ pháp chống đỡ để rồi phản công. Những người dự khán (2) keo vật thờ đều vô cùng cảm kích (3) trước tài năng của cả hai đô vật.”
→ Các số (1), (2), (3) được giải thích ghi ở chân trang hoặc cuối văn bản là cước chú.
(1) Miếng bốc, miếng gồng, miếng mỏi, miếng sườn...: tên các miếng (mẹo) đánh trong keo vật.
(2) Dự khán: có mặt để xem hoặc theo dõi một hoạt động chung nào đó (dự: tham dự; khán: xem, nhìn).
(3) Cảm kích: cảm động và được kích thích tinh thần trước hành vi tốt đẹp của người khác.
II. Tác dụng của cước chú
- Người đọc có thêm điều kiện để nắm bắt được một cách chính xác những thông tin, thông điệp, ý nghĩa của văn bản.
III. Cách ghi cước chú
- Cách ghi cước chú:
+ Đánh dấu từ ngữ, nội dung cần cước chú bằng chữ số hoặc dấu hoa thị.
+ Ở chân trang hoặc cuối văn bản, lần lượt chú thích về từng từ ngữ hay nội dung đã được đánh dấu để tạo thành một cước chú hoàn chỉnh gồm các thành phần: kí hiệu đánh dấu đối tượng; dấu hai chấm; nội dung giải thích.
IV. Các quy định về cước chú
* Các kí hiệu để ghi cước chú:
- Thường được biểu diễn dưới dạng các số nguyên á-rập được liệt kê theo thứ tự từ một đến hàng trăm, ứng với vị trí xuất hiện của chúng trong văn bản gốc.
- Có trường hợp sử dụng các biểu tượng đặc biệt như dấu hoa thị, dấu sao hoặc các ký hiệu khác thay vì sử dụng các số nguyên. Điều quan trọng là số lượng các dấu hiệu này phải tương ứng với số thứ tự xuất hiện của các cước chú và hậu chú.
* Các đánh số cước chú:
– Để đảm bảo tính chính xác và rõ ràng, vị trí của các con số cước chú hoặc hậu chú cần được đặt ngay sau những thuật ngữ, nhân danh, địa danh hoặc tên tác phẩm mà cần chú thích.
– Nếu liền sau các thuật ngữ, nhân danh, địa danh hoặc tên tác phẩm cần chú thích là các dấu phẩy, dấu chấm phẩy, dấu chấm, dấu hai chấm, dấu ngoặc đơn, dấu ngoặc kép… thì các con số cước chú hoặc hậu chú cần được đánh ngay sau các dấu này. Đồng thời, chúng cũng phải được đánh cao hơn hàng chữ thường bằng một co chữ có kích thước nhỏ hơn, với phong cách chữ đang sử dụng.
V. Bài tập về cước chú
Bài tập: Đọc văn bản và trả lời các câu sau:
CÁCH GỌT CỦ HOA THỦY TIÊN
Người Hà Nội thường cầu kì trong cách chơi hoa ngày Tết. Cầu kì nhất phải kể đến cách chơi thủy tiên – một loài hoa có vẻ đẹp “ngũ phẩm”: đẹp từ rễ, lá, hoa, hương … đẹp đến cả dáng thế của cây. Việc chăm hoa thủy tiên rất mực tỉ mỉ, công phu. Có lẽ vì thế mà bẵng đi mấy mươi năm, thú chơi hoa ấy biến mất, nghề chơi hoa cũng chẳng còn. Phải vất vả lắm, một số nghệ nhân mới tìm kiếm và phục hồi được những tuyệt kĩ gọt tỉa thuở xưa. Để rồi hôm nay, lối chơi ấy lan tỏa như chính vẻ đẹp của văn hóa Hà thành, mãi bền bỉ, trường tồn.
Cứ sắp sang tháng Chạp là bắt đầu mùa gọt thuỷ tiên. Những củ thuỷ tiên được nhập về, trông giống những củ hành tây, chỉ khác là các củ mọc thành cụm. Theo đà phát triển tự nhiên, lá và hoa thủy tiên sẽ mọc thẳng, đặc biệt là lá sẽ mọc cao và che lấp hoa, vì vậy việc gọt tỉa sẽ tạo ra những chậu hoa có hình dáng đẹp, nghệ thuật và có thể điều chỉnh thời điểm ra hoa theo ý muốn.
Để có một chậu hoa thuỷ tiên đẹp, người chơi cần phải vận dụng cả kĩ thuật lẫn kinh nghiệm, sự bài bản lẫn sự khéo léo, tinh xảo qua tất cả các khâu; chuẩn bị, ngâm nước và gọt tỉa, thuỷ dưỡng. Yêu cầu đối với mỗi khâu đều khá nghiêm ngặt. Cụ thể như sau:
1. Chuẩn bị
Công việc chuẩn bị bao gồm chuẩn bị dụng cụ và chọn củ thủy tiên
- Dụng cụ cắt tỉa gọt: về cơ bản, người chơi có thể chọn một đầu vát 1 dùng để gọt tỉa củ, một đầu lòng máng 2 dùng để chỉnh và xén lá, cạo cuống hoa.
- Củ thủy tiên: cần lưu ý chọn củ trong, cân đối, vỏ ngoài có màu nâu bóng, cầm thấy chắc tay.
2. Ngâm nước và gọt tỉa
Qúa trình gọt tỉa củ thủy tiên trải qua các bước sau:
- Ngâm và thay nước đúng kĩ thuật
Trước tiên, ngâm củ thủy tiên vào nước vài ngày. Thay nước liên tục cho lớp áp ngoài vùng bợt3 đi. Nhựa trong củ phải bớt thì về sau củ mới cho màu trắng ngọc ngà. Vài ngày ngâm rửa như thế, mới bắt đầu một trong những quy trình then chốt – gọt thủy tiên.
- Gọt tỉa củ thủy tiên khéo léo
Phải chăm chú quan sát, theo dõi cách nghệ nhân Nguyễn Phú Cường gọt thủy tiên mới thấy được sự khéo léo, tinh xảo mà công đoạn này đòi hỏi. Ông mài sắc con dao rồi mới bắt đầu bóc vỏ củ và bao mầm. Ngồi ngay ngắn, nâng củ thủy tiên trên tay như đang thực hiện một nghi lễ tâm linh, ông dùng con dao bén đi mấy đường để tách nhẹ từng lớp vỏ củ. Một màu xanh non mở mờ hiện ra. Đấy chính là những mầm lá, mầm hoa. Lại gọt tiếp những bẹ củ để mầm lộ hẳn ra. Các mầm nhỏ mọc xiên xẹo sẽ bị cắt bỏ, chỉ giữ lại các mầm chính giữa củ nằm thẳng hàng nhau. Công đoạn gọt thuỷ tiên gần như quyết định sự thành công của một bát thuỷ tiên sau này. Vì sao lại phải gọt khi lá, giò hoa mới là những mầm vẫn đang ngủ yên trong củ? Đấy là vì, nếu không “tác động” sớm, từ trước khi những cái mầm nhú lên, thì tất cả lá, giò hoa, đều lên thẳng đuỗn5 như những mớ hành.
Sau nhiều năm tìm hiểu các tài liệu và thử nghiệm đủ cách khác nhau, nghệ nhân Nguyễn Phú Cường4 ngộ ra những bí quyết chơi thuỷ tiên của người xưa. Theo ông, ở giai đoạn này, xén lá và cạo cuống hoa để tạo dáng thuỷ tiên thật sự là một nghệ thuật:
+ Để xén lá, nhát dao phải đi một đường thật ngọt, khéo léo dọc theo những chiếc lá đang ủ mầm. Độ cong của lá thuỷ tiên sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào độ nông sâu của vết xén. Việc xén lá giúp tạo sự uốn lượn của lá ở bên dưới hoa, tránh cho lá mọc thẳng, che mất hoa. Cuống hoa cũng vậy, thường mọc thẳng, do đó, để lọ thuỷ tiên mềm mại thì nên chủ động cạo nhẹ vào cuống hoa, cạo chiều nào cuống hoa sẽ cong theo chiều đấy. “Chuẩn vị” thuỷ tiên xưa, lá phải xoăn, thấp, những bông hoa cao lêu đêu cũng là hỏng. Vì thế, ngay từ lúc gọt, đã phải hình dung ra dáng thế sau này của bát thuỷ tiên. Tác động
nhiều hay ít vào mầm hoa, mầm lá sẽ cho ra những kết quả khác nhau.
+ Tầm dáng hoa cao hay thấp, phải tạo nên một bố cục tổng thể hài hoà mới đẹp. Và yêu cầu quan trọng là bông hoa không được ngửa lên. Giò hoa vươn lên, nhưng bông hoa phải hơi cúi xuống, như thiếu nữ dẫu đẹp kiêu sa, vẫn phải có nét e lệ. Đấy mới là cái đẹp Á Đông, Nếu bông hoa nghênh mặt lên thì lại hoá ra kênh kiệu. Cái lí của người chơi hoa thuỷ tiên là thế.
3. Thuỷ dưỡng6
Khâu thuỷ dưỡng hoa thuỷ tiên cũng phải tỉ mỉ, đúng kĩ thuật và phải biết nương theo thời tiết. Thực hiện khâu này phải chú ý cả kĩ thuật ngâm dưỡng, “thúc”, “hãm” và kĩ thuật chỉnh lá, chỉnh hoa để có được một bát thuỷ tiên đẹp.
- Ngâm dưỡng thuỷ tiên
Gọt xong, củ thuỷ tiên bị tổn thương, cho nên nhất thiết hằng ngày củ phải được “tắm rửa” vài lần bằng nước sạch. Đây chính là công đoạn thuỷ dưỡng. Trước khi dưỡng nên ngâm củ hoa trong chậu nước, đặt úp củ hoa xuống, thay nước khoảng 4 – 6 tiếng một lần, dùng chổi lông nhỏ để làm sạch nhựa và cặn bám ở các vết cắt rồi xả và ngâm lại vào nước. Sau hai ngày thì đặt ngửa củ lên, đưa vào dụng cụ dưỡng như bình thuỷ tinh, bình nhựa, bát đất nhưng cần tránh làm ngập các bao nụ hoa. Nước dưỡng hoa phải là nước sạch để đảm bảo. Nước trong dụng cụ dưỡng phải ngập lên trên các vết cắt của củ hoa chất lượng và sự phát triển của củ hoa. Nước bẩn là củ bị thối nên cần thay nước hằng ngày. Nếu được ngâm bằng nước mưa thì củ hoa sẽ sạch, màu sáng và không bị thâm. Nếu dùng nước máy, thì phải để ra ang7”, chậu nhiều ngày rồi mới dùng.
- “Thúc”, “hãm” thủy tiên
Việc “thúc”, “hãm” thuỷ tiên phải nương theo thời tiết. Trời nồm8 hoa dễ nở sớm. Gió bấc mạnh, ngóng mãi không thấy giò hoa đâm lên. Tuỳ thời tiết mà “thúc9”, hay “hãm10” cho phù hợp. Muốn củ ra hoa sớm thì dùng nước ấm để thủy dưỡng, ban ngày phơi nắng trực tiếp, ban đêm đưa vào nhà dùng bóng điện chiếu sáng. Muốn củ ra hoa muộn thì phải dùng nước lạnh để thay, không phơi nắng mà để trong chỗ tối hoặc nơi râm mát, ban đêm dưa ra ngoài trời.
- Chỉnh lá, chỉnh hoa
Bát thủy tiên được coi là đẹp, nếu đạt được “ngũ phẩm”: đẹp hoa, đẹp lá, đẹp rễ, đẹp thân và tổng thể dáng thế hài hòa. Vì vậy, gọt xong rồi, hằng ngày phải chỉnh lá, chỉnh hoa sao cho tạo nên bố cục đẹp. Nếu muốn chỉnh lá, phải đợi thời điểm dễ “nắn” nhất là khoảng bảy, tám ngày sau khi gọt. Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, đấy là lúc chiếc lá “ngoan” nhất. Khi ấy lá đã xanh tốt, khỏe, dùng tay uốn thử thấy mềm mại, không giòn thì có thể tạo dáng lá uốn lượn theo ý đồ người chơi. Bộ rễ của bát thủy tiên phải trắng ngần. Dù bố cục thế nào, thì bộ rễ vẫn phải được phô ra vẻ đẹp.
Theo nghệ nhân Nguyễn Phú Cường, “cái đẹp nhất của thủy tiên, chính là cái đẹp khi người ta chăm hoa, để rồi rèn tâm tính của chính mình”.
(Trích Cách gọt hoa thủy tiên – SGK Ngữ Văn 7 tập 2 – Chân trời sáng tạo)
1 Vát: Lệch sang hẳn một bên, tạo thành đường xiên chéo
2 Lòng máng: mặt phía bên trong trũng xuống của máng.
3 Bợt: có màu kém tươi, nhợt nhạt.
4 Nguyễn Phú Cường: một nghệ nhân nổi tiếng về gọt tỉa thủy tiên, ở Hà Nội.
5 Thẳng đuỗn: thẳng và cứng đờ, không mềm mại.
6Thủy dưỡng: ngâm dưỡng bằng nước.
7Ang: đổ đựng nước bằng đất nung, thành hơi phình, miệng rộng.
8Nồm: trạng thái thời tiết ấm và ẩm ướt ở miền Bắc vào lúc giao thời cuối đông đầu xuân.
9Thúc: làm cho quá trình phát triển của cây trồng diễn ra nhanh hơn.
10Hãm: làm cho quá trình phát triển của cây trồng diễn ra chậm hơn.
Câu 1: Ghi 3-5 từ ngữ, nội dung có cước chú trong văn bản “Cách gọt hoa thủy tiên”.
Trả lời:
Câu 1:
- Từ ngữ được giải thích nghĩa:
+ 1 Vát: Lệch sang hẳn một bên, tạo thành đường xiên chéo
+ 2 Lòng máng: mặt phía bên trong trũng xuống của máng.
+ 3 Bợt: có màu kém tươi, nhợt nhạt.
+ …
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:
- Thuật ngữ lớp 7
- Tài liệu tham khảo lớp 7
- Nghĩa của một số yếu tố Hán Việt thông dụng và nghĩa của những từ có yếu tố Hán Việt đó (Từ Hán Việt) lớp 7
- Phương tiện phi ngôn ngữ trong văn bản lớp 7
- Ôn tập một số biện pháp tu từ: tương phản, so sánh, câu hỏi tu từ, ẩn dụ... lớp 7
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)