Thành ngữ lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Tài liệu Thành ngữ lớp 7 chọn lọc với lý thuyết chi tiết (định nghĩa, phân loại, tác dụng) và bài tập đa dạng có hướng dẫn giải chi tiết giúp Giáo viên có thêm tài liệu giảng dạy Tiếng Việt lớp 7.
Thành ngữ lớp 7 (Lý thuyết, Bài tập)
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 (Lý thuyết + Bài tập) bản word có lời giải chi tiết:
- B1: gửi phí vào tk:
0711000255837
- NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR) - B2: Nhắn tin tới Zalo VietJack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận đề thi
I. Thành ngữ và nghĩa của thành ngữ là gì?
- Khái niệm: Thành ngữ là những cụm từ được sử dụng để chỉ một ý cố định. Chúng không tạo thành một câu có có ngữ pháp hoàn chỉnh. Thành ngữ ở đây chính là tập hợp từ không đổi, không thể giải thích đơn giản qua nghĩa của các từ tạo nên chúng.
- Trong câu, thành ngữ hoạt động khá riêng biệt và thường mang một ý nghĩa sâu sa.
Ví dụ: “Lên thác xuống ghềnh”,...
II. Đặc điểm và cấu tạo của thành ngữ
* Cấu tạo của thành ngữ
Có các cách phân loại cấu tạo ngôn ngữ như sau:
– Dựa vào số lượng thành tố trong ngôn ngữ:
+ Thành ngữ kết cấu ba tiếng: Ác như hùm, bụng bảo dạ,…
Câu hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép, như: Bé hạt tiêu, có máu mặt,…; kiểu có ba từ đơn, kết cấu giống như cụm từ C-V: Bạn nối khố, cá cắn câu…
+ Thành ngữ kết cấu bốn từ đơn hay hai từ ghép liên hợp theo kiểu nối tiếp hay xen kẽ: Bán vợ đợ con, bảng vàng bia đá,…
Trong đó các tác giả chia ra các kiểu:
* Kiểu thành ngữ có láy ghép: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt,…
* Kiểu thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép: Nhắm mắt xuôi tay, nhà tranh
vách đất,…
+ Thành ngữ kết cấu năm hay sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
Một số thành ngữ có kiểu kết cấu từ bảy, tám, mười tiếng; có thể hai hay ba ngữ đoạn, hai hay ba mệnh đề liên hợp tạo thành một tổ hợp kiểu ngữ cú dài cố định, như: Vênh váo như bố vợ phải đâm, vén tay áo xô đốt nhà táng giày.v.v…
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
+ Câu có kết cấu CN-VN + trạng ngữ hoặc tân ngữ: Nước đổ đầu vịt, Chuột sa chĩnh gạo…
+ Câu có kết cấu C-V, V-C: Vườn không nhà trống, mẹ tròn con vuông…
* Đặc điểm của thành ngữ
- Có tính hình tượng và thường được xây dựng dựa trên các hình ảnh cụ thể.
- Thành ngữ có tính hàm súc, khái quát cao.
III. Thành ngữ có mấy loại?
Thành ngữ được phân loại như sau:
– Dựa vào số lượng thành tố trong thành ngữ:
+) Thành ngữ có kết cấu ba tiếng: Đây là kiểu thành ngữ có hình thức là tổ hợp ba tiếng một, nhưng về mặt kết cấu, đó chỉ là sự kết hợp của một từ đơn và một từ ghép. Ví dụ như: Ác như hùm, bụng bảo dạ,…
+) Thành ngữ có kết cấu từ hai từ ghép hoặc bốn từ đơn theo kiểu nối tiếp hoặc xen kẽ: Đây là kiểu thành ngữ phổ biến nhất của thành ngữ tiếng việt.
Trong đó, có thể chia ra thành 2 loại thành ngữ là:
· Thành ngữ có láy ghép
· Thành ngữ tổ hợp của hai từ ghép.
Ví dụ: Ăn bớt ăn xén, chết mê chết mệt hoặc…
+) Thành ngữ có kết cấu năm hoặc sáu tiếng: Trẻ không tha già không thương, treo đầu dê bán thịt chó…
– Dựa vào kết cấu ngữ pháp:
Câu có kết cấu chủ ngữ – vị ngữ + trạng ngữ (hoặc tân ngữ): Nước đổ đầu vịt, chuột sa chĩnh gạo…
IV. Tác dụng của thành ngữ
- Vì thành ngữ mang đậm sắc thái biểu cảm nên dễ dàng bày tỏ, bộc lộ được tâm tư, tình cảm của người nói, người viết đối với điều được nhắc tới.
V. Phân biệt thành ngữ với tục ngữ
- Tục ngữ là một câu nói hoàn chỉnh, ngắn gọn, súc tích biểu đạt trọn vẹn ý nghĩa, kinh nghiệm sống được đúc kết từ ngàn đời xưa của ông cha ta hoặc mang ý nghĩa phê phán một sự việc hiện tượng nào đó.
|
Tục ngữ |
Thành ngữ |
Về hình thức, ngữ pháp |
Tục ngữ thường là một câu hoàn chỉnh (thường là vế thứ 2 trong một cặp lục bát) thể hiện khả năng phán đoán nào đó. Ví dụ: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng,... |
Thành ngữ lại là cụm từ cố định và là một thành phần trong câu. Ví dụ: Bách chiến bách thắng/Có mới nới cũ,... |
Về nội dung, ý nghĩa |
Tục ngữ biểu thị một ý nghĩa trọn vẹn thường là những phán đoán, đúc kết kinh nghiệm của cha ông ta về đời sống hay mang ý nghĩa phê phán những hiện tượng xấu trong xã hội. Ví dụ: “Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh” |
Thành ngữ lại mang đậm tính biểu trưng, khái quát, cô đọng và hình tượng bóng bẩy. Vì vậy khả năng biểu đạt rất cao. Ví dụ: Chân cứng đá mềm/Bảy nổi ba chìm/Chó giữ mất láng giềng…
|
|
Những thành ngữ hay được lồng vào lời nói dân gian để tăng tính biểu cảm cao hơn. |
Tục ngữ sẽ đứng một mình vì nó là câu hoàn chỉnh. |
VI. Bài tập về thành ngữ
Bài 1. Điền các từ còn thiếu để hoàn chỉnh các thành ngữ nói về sự đoàn kết dưới đây, sau đó đặt câu với một thành ngữ đó?
- Đồng sức đồng …
- Đồng … nhất trí.
- Đồng cam cộng …
- Đồng tâm hiệp…
Trả lời:
- Đồng sức đồng lòng.
- Đồng tâm nhất trí.
- Đồng cam cộng khổ.
- Đồng tâm hiệp lực.
Bài 2. Giải thích nghĩa của các câu thành ngữ, tục ngữ sau:
- Quê cha đất tổ.
- Nơi chôn rau cắt rốn.
Trả lời:
- Quê cha đất tổ: Nơi quê hương bản quán, nơi tổ tiên, ông cha đã từng sinh sống.
- Nơi chôn rau cắt rốn: Nơi mình sinh ra và gắn bó máu thịt với nó.
Xem thêm tài liệu Chuyên đề Tiếng Việt lớp 7 chọn lọc, hay khác:
- Nói quá lớp 7
- Mạch lạc trong văn bản lớp 7
- Liên kết trong văn bản (Biện pháp liên kết và từ ngữ liên kết) lớp 7
- Dấu chấm lửng lớp 7
- Thuật ngữ lớp 7
Tủ sách VIETJACK luyện thi vào 10 cho 2k10 (2025):
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Đề thi lớp 1 (các môn học)
- Đề thi lớp 2 (các môn học)
- Đề thi lớp 3 (các môn học)
- Đề thi lớp 4 (các môn học)
- Đề thi lớp 5 (các môn học)
- Đề thi lớp 6 (các môn học)
- Đề thi lớp 7 (các môn học)
- Đề thi lớp 8 (các môn học)
- Đề thi lớp 9 (các môn học)
- Đề thi lớp 10 (các môn học)
- Đề thi lớp 11 (các môn học)
- Đề thi lớp 12 (các môn học)
- Giáo án lớp 1 (các môn học)
- Giáo án lớp 2 (các môn học)
- Giáo án lớp 3 (các môn học)
- Giáo án lớp 4 (các môn học)
- Giáo án lớp 5 (các môn học)
- Giáo án lớp 6 (các môn học)
- Giáo án lớp 7 (các môn học)
- Giáo án lớp 8 (các môn học)
- Giáo án lớp 9 (các môn học)
- Giáo án lớp 10 (các môn học)
- Giáo án lớp 11 (các môn học)
- Giáo án lớp 12 (các môn học)