Top 20 Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 (hay nhất)

Tổng hợp các đoạn văn Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 hay nhất giúp học sinh lớp 3 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 (hay nhất)

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 - mẫu 1

Mùa hè năm ấy

Cả lớp lặng im, những con mắt đổ dồn về phía tôi khi nghe tôi đọc xong bài văn tả phong cảnh quê hương được cô giáo cho điểm cao nhất lớp hôm nay. Cô giáo đi lại gần, hỏi tôi thoáng một chút nghi ngờ:

- Là một học sinh thành phố, làm thế nào mà em có thể viết được một bài văn tả quê hương sâu sắc, chân thật và gần gũi đến như vậy?!

- Thưa cô… bà em… giúp em ạ!

- Sao? Em vừa nói gì? Bà em viết hộ em à?

- Thưa cô, không ạ!... vâng, đúng ạ!

Tôi nhìn ra hàng phượng vĩ trước sân trường và chợt nhớ đến mùa hè năm ấy… Tháng 5, bố đưa tôi về quê nội. Quê nội tôi, một xóm nghèo bên kia sông Hồng. Biết bao lần, tôi đã mơ ước được về thăm quê, thăm bà, thế nhưng mới bước chân lên con đường làng lầy lội, lớp nhớp bùn sau cơn mưa, nhìn những mái nhà tranh thấp tè ẩm ướt sau luỹ tre làng, tôi đã bắt đầu thất vọng. Tôi không dám cằn nhằn nhưng ấm ức nghĩ thầm: "Sao mà bẩn thế! Biết thế này, mình chẳng đòi bố cho về nữa". Bố tôi tươi cười chào người làng, có lúc lại còn đứng lại nói chuyện với một bác gánh phân. Bữa cơm trưa hôm ấy, bà tôi tấm tắc khen ngon và gắp vào bát tôi miếng thịt luộc. Tôi gắp ra nhăn mặt: "Mỡ thế này, cháu ăn làm sao được!"

Quảng cáo

Bố chan cho tôi canh cua, mới ăn được một miếng tôi đã vội kêu lên: "Canh chưa cho mì chính, nhạt lắm, lại hoi hoi, con ăn chưa quen…". Cả nhà lặng người. Bố tôi tái mặt vì giận…

Tối hôm ấy trăng rằm, bà tôi kê ghế ra ngoài sân nhặt khoai lang và kể cho tôi nghe đủ mọi chuyện. Bà kể rằng, bố tôi đã từ nơi này ra đi. Và chính nơi này, bố tôi đã lớn lên bằng lời ru của bà, bằng đôi tay ẵm bồng của bao người. Bà đã từng mớm cơm cho tôi, nuôi tôi khôn lớn ở đây... Tình cảm quê mùa nhưng chân thật. Bà chỉ tay về phía góc trời sáng rực lên và bảo đó là Hà Nội. Bà bảo rằng: " ở Hà Nội sướng hơn ở quê nên ai ai cũng ước ao được sống ở Hà Nội, còn bà thì bà thích ở quê hơn vì bà quen mất rồi. Nếu cháu cứ ở Hà Nội mãi, sẽ chẳng bao giờ biết được ánh trăng ở quê đẹp như thế nào đâu!"

Tôi ngước nhìn lên bầu trời xanh thẳm không một gợn mây chi chít những vì sao. Trăng treo lơ lửng trên đầu ngọn tre in đậm lên nền trời. Anh trăng trùm lấy mái nhà và khu vườn rau xanh tốt của bà. Lúc ấy, tôi bỗng nắm chặt lấy tay bà và thốt lên:

Quảng cáo

"Bà ơi! Trăng ở quê đẹp thật bà ạ!..."

Sau mùa hè năm ấy, bà nội tôi đã ra đi mãi mãi. Hè nào tôi cũng xin bố cho về thăm quê. Quê nội tôi bây giờ cũng khác hẳn, chẳng còn một tý dấu vết nào của ngày xưa nữa. Những dãy nhà hai, ba tầng san sát nhau mọc lên như nấm. Không ai còn nhớ nổi bóng dáng luỹ tre xanh….Tôi cầm bút viết, dồn tất cả tình cảm nhớ thương sâu đậm với bà vào bài tập làm văn tả phong cảnh quê hương hôm ấy… Tôi viết về quê hương tôi với luỹ tre xanh mát rượi và ánh trăng rằm dịu ngọt. Phải rồi, tôi bỗng hiểu ra rằng: chính bà đã làm xanh mãi ước mơ của tôi.

(Truyện ngắn của Đào Quốc Thịnh)

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 - mẫu 2

Việt Nam quê hương ta

Việt Nam đất nước ta ơi

Mênh mông biển lúa đâu trời đẹp hơn

Cánh cò bay lả rập rờn (dập dờn)

Mây mờ che đỉnh Trường Sơn sớm chiều

 

Quê hương biết mấy thân yêu

Bao nhiêu đời đã chịu nhiều thương đau

Mặt người vất vả in sâu

Gái trai cũng một áo nâu nhuộm bùn.

 

Đất nghèo nuôi những anh hùng

Chìm trong máu lửa lại vùng đứng lên

Đạp quân thù xuống đất đen

Súng gươm vứt bỏ lại hiền như xưa

 

Việt Nam đất nắng chan hoà

Hoa thơm quả ngọt bốn mùa trời xanh

Mắt đen cô gái long lanh

Yêu ai yêu trọn tấm tình thuỷ chung.

 

Đất trăm nghề của trăm vùng

Khách phương xa tới lạ lùng tìm xem

Tay người như có phép tiên

Trên tre lá cũng dệt nghìn bài thơ

 

Nước bâng khuâng những chuyến đò

Đêm đêm còn vọng câu hò Trương Chi

Đói nghèo nên phải chia ly

Xót xa lòng kẻ rời quê lên đường.

 

Ta đi ta nhớ núi rừng

Ta đi ta nhớ dòng sông vỗ bờ

Nhớ đồng ruộng, nhớ khoai ngô

Bữa cơm rau muống quả cà giòn tan.

Nguyễn Đình Thi - Trích từ trường ca Bài thơ Hắc Hải (1958)

Đọc sách báo viết về cảnh đẹp quê hương lớp 3 - mẫu 3

“Ấn tượng Việt Nam” lay động và vấn vương qua mỗi miền đất nước

TTO - Gần 100 bài viết được chọn đăng đưa bạn đọc đến nhiều ngóc ngách nhỏ của những miền quê, của những con phố, con hẻm bình dị của phố xá nhộn nhịp.

Ba tháng của cuộc thi Ấn tượng Việt Nam chủ đề Quê hương tôi do báo Tuổi Trẻ tổ chức như một hành trình từ Nam chí Bắc với phong cảnh, món ngon và trên hết là con người ở cả ba miền đất nước.

Miền đất ngọt ngào trong mỗi người

Các "tay viết" hầu hết đều là người viết nghiệp dư, nhưng sự chân thật trong cảm xúc tạo ra những hành trình đầy lay động, vương vấn. Người đọc bồi hồi khi bắt gặp hình ảnh của một mái nhà ngói đỏ nằm bình yên giữa một thung lũng yên ả của vùng núi Tây Bắc, hay thấy con hẻm quận 5 rất đỗi bình thường với dãy nhà cũ kỹ, những đường dây điện chạy ngang dọc lại thân thương đến thế.

"Mặc kệ ngoài kia đường lớn ồn ào náo nhiệt như thế nào, chỉ cần bước vào hẻm là cả một không gian yên lặng và êm ả. Đa số hẻm đều có tên riêng, dãy nhà hai tầng, chia từng căn nhà nhỏ xen lẫn cổ kính và hiện đại…

Có vài hàng quán, khi tôi tần ngần không mang đủ tiền, các bà các bác xuề xòa cười nói thôi bán cho con luôn, mấy ngàn đâu có nhiều nhặn gì" - đó là một đoạn trong bài viết Sài Gòn bao nhớ của bạn đọc Trần Hồng Ngọc.

Trong tim mỗi người đều có một miền đất ngọt ngào. Đa phần người viết nói về chính nơi họ lớn lên. Nét đẹp được họ cảm nhận và mang đến cho người đọc là nét đẹp của sự thân thuộc, của sự gắn bó. Có thể nơi họ lớn lên chưa bao giờ được xướng tên trong sách du lịch hay trong những bài viết du lịch. Đó có thể là Hóc Môn - một huyện ngoại thành của TP.HCM - nơi tưởng rằng chẳng có gì để nhìn, để ngắm cũng có những khoảnh khắc đẹp nao lòng.

"Dân Hóc Môn còn chưa biết có cảnh đẹp quanh mình luôn đó" - đó là bình luận của một người Hóc Môn khi xem bộ ảnh bình minh trên những cánh đồng, ruộng rau với hình ảnh người dân đội nón lá, chú trâu gặm cỏ yên bình.

Ngay cả Sài Gòn, Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, hay như "Ở Lý Sơn người ta dùng tình để đón nhau" - những cái tên đã được viết quá nhiều trên báo, blog du lịch, vẫn khiến người ta muốn đọc thêm nữa. Như thể nghe tên vùng đất mến thương của mình, ai cũng muốn nghe xem người ta viết gì, nghĩ gì, để rồi thấy hãnh diện khi người đó mang những cảm xúc thật riêng, thật lạ về thành phố của mình.

Nếu nói đến du lịch, đến quê hương Việt Nam, không thể thiếu món ăn. Người đọc đã mang rất nhiều món ăn đến với diễn đàn. Từ loại nu-đồ (mì) đặc biệt của Việt Nam trong mắt người nước ngoài, Hà Nội bún ốc, bún chả, bún đậu cho đến món bún nước lèo dân dã của Sóc Trăng.

"Tôi dắt hắn tới hàng bún chả quen. Hắn sợ nước mắm lắm, tôi kì kèo mãi mới dám lấy thìa xúc… húp thử. Và sau đấy, hắn xin thêm hai bát nước mắm để húp. Phải thôi, thứ nước chấm bún chả không mặn quá, cũng chẳng ngọt quá, cứ dìu dịu trôi vào cổ họng mỗi người, làm hài lòng đến cả những kẻ khó tính nhất" - mẩu chuyện nhỏ vui vui nhưng rất thật của tác giả Ý An về Hà Nội khiến người không ở Hà Nội đột nhiên thèm lắm cảm giác ngồi co ro trong một quán bún chả giữa tiết trời đông phố cổ.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác