Top 20 Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 (hay nhất)

Tổng hợp các đoạn văn Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 hay nhất giúp học sinh lớp 3 có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

Top 20 Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 (hay nhất)

Quảng cáo

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 1

Bài thơ "Bài ca về Trái Đất" của tác giả Định Hải:

Trái đất này là của chúng mình

Quả bóng xanh bay giữa trời xanh

Bồ câu ơi, tiếng chim gù thân mến

Hải âu ơi, cánh chim vờn sóng biển

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Cùng bay nào, cho trái đất quay!

Trái đất trẻ của bạn trẻ năm châu

Vàng, trắng, đen… dù da khác màu

Ta là nụ, là hoa của đất

Gió đẫm hương thơm, nắng tô thắm sắc

Màu hoa nào, cũng quý, cũng thơm!

Màu da nào, cũng quý, cũng yêu!

Quảng cáo

Tiếng hát vui giữ bình yên trái đất

Tiếng cười ran cho trái đất không già

Hành tinh này, là của chúng ta!

Hành tinh này, là của chúng ta!

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 2

Trái Đất và Trái nước

Có lần, một bạn học sinh hỏi tôi rằng: Trái Đất ba phần tư là nước, sao không gọi là Trái Nước mà gọi là Trái Đất?

Câu trả lời rất có thể là vì con người lấy không gian sống của mình để định vị, và họgọi tên theo thể hoán dụ. Con người thân thiện với đất hơn là với nước. Đơn bào, đa bào…Có thể hàng triệu triệu năm trước, conngười đi ra từ nước. Nhưng khoảng thời gian quá lâu đủ để họ xa lạ với cái nôi của mình. Nước sâu thăm thẳm, đại dương bao la tiềm ẩn bao bất trắc. Nào là ma tà, thuỷ quái, tam giác quỷ, tàu ma, sóng thần… Kể từ đó, họ đã thân thiện với Sơn Tinh hơn là Thuỷ Tinh.

Quảng cáo

“Giọt lệ giữa không trung” – là Trái Đất – đã thực sự là nước mắt khi một con sóng thần đã tàn phá Nam Á và Đông Nam Á trong ngày Chủ nhật định mệnh vừa qua, cướp đi sinh mạng của gần 90.000 người. Đó chưa phải là con số cuối cùng. Những ngôi làng chài nghèo từ bao đời của những nước nghèo, trong phút chốc hoang tàn. Những người mẹ trong phút chốc mất con, tiếng kêu lạc giọng. Những ngôi nhà đổ nát, những xác người. Ôi, những xác người đã qua kiếp người, đã tạm biệt cuộc sống hiềnhoà, lương thiện. Những em bé. Có những em bé, chết rồi mà cánh tay vẫn vươn lên, không thể hạ xuống được. Có thể đó là động tác cuối cùng vươn tay gọi mẹ trong nỗi kinh hoàng và tuyệt vọng.

Vậy là đã có trái nước, trong một nghĩa nào đó! Gió có trái gió, và nước có trái nước. Khốc liệt, bạo tàn. Đất nước mình nằm xoài trên bờ biển. Nhiều bão lũ. Và rất nhiều những người đàn ông ra biển không về. Cho nên chúng mình hiểu được nỗi đau thiên tai. Hôm nay chúng mình cùng chia sẻ nỗi đau với thế giới, cũng như thế giới cũng đã từng bao lần cùng dân mình chia bất hạnh.

Quảng cáo

Mặt Trăng, Mặt Trời, Sao Hoả, Sao Kim… Chỉ có Địa Cầu được gọi là Trái Đất. Trái chín, trái rụng, trái là phải lửng lơ giữa không gian. Mong manh làm sao! Tôi đã từng khuyên em phải viết hoa cả hai chữ Trái Đất. Đâu phải bởi chỉ vì đó là luật chính tả cho danh từ riêng, là độc nhất vô nhị. Mà còn vì lòng trân trọng thiêng liêng trước sự mong manh này.

Rồi sẽ hàn gắn nỗi đau và rút cho mình những suy ngẫm. Suy ngẫm đầu tiên là trận động đất này có thể báo động kịp nếu thông tin có thể chia sẻ. Thông tin đã không được chia sẻ vì không đủ thiết bị lắp đặt hệ thống cảnh báo, các nước không đủ khả năng tài chính để tham gia dịch vụ thuê bao chia sẻ thông tin. Indo, Sri Lanka, ấn Độ, Bangladesh, Somalia…Người nghèo bao giờ cũng ở trong nhóm có nguy cơ cao. Nước nghèo cũng vậy?

Tự nhiên này còn biết bao điều chúng ta chưa hiểu hết, hiểm hoạ vẫn còn rình rập. Vậy thì thế giới này hãy tiếp tục tập trung cho sự khám phá, hiểu biết tự nhiên, để conngười luôn được dự báo nhiều nhất có thể.

Mất mát, khổ đau. Thêm một lần nữa để conngười biết e ngại trước mẹ thiên nhiên. Để trong khả năng của mình có thể, trong một phạm vi khác, con người có trách nhiệm hơn trong môi trường sống của mình, để xã hội này phát triển bền vững như ước vọng.

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 3

Vì Sao Nói Môi Trường Trái Đất Là Nơi Lưu Trữ Và Cung Cấp Thông Tin Cho Con Người?

Môi trường trái đất được coi là nơi lưu trữ và cung cấp thông tin cho con người bởi vì chính môi trường trái đất là nơi:

Cung cấp sự ghi chép và lưu trữ lịch sử địa chất, lịch sử tiến hoá của vật chất và sinh vật, lịch sử xuất hiện và phát triển văn hoá của loài người. Cung cấp các chỉ thị không gian và tạm thời mang tính chất báo động sớm các nguy hiểm đối với con người và sinh vật sống trên trái đất như các phản ứng sinh lý của cơ thể sống trước khi xảy ra các tai biến thiên nhiên và hiện tượng thiên nhiên đặc biệt như bão, động đất, v.v. Lưu trữ và cung cấp cho con người sự đa dạng các nguồn gien, các loài động thực vật, các hệ sinh thái tự nhiên và nhân tạo, các vẻ đẹp và cảnh quan có giá trị thẩm mỹ, tôn giáo và văn hoá khác.

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 4

Thiên nhiên tươi đẹp, kì thú, hoà hợp tương hỗ lẫn nhau. Mọi vật xung quanh ta đều tồn tại trên cơ sở đó. Nhưng con người, vì những nhu cầu cá nhân hoặc tính tham lam đã làm tổn hại những yếu tố tự nhiên theo một cách thiếu suy nghĩ. Câu chuyện “Người đi săn và con vượn” em đã học lúc lớp Ba đáng để loài người suy ngẫm.

Có một người thợ săn lành nghề, bắn rất giỏi, bách phát bách trúng, chưa hề bắn trượt một con thú nào. Con thú nào gặp người thợ săn đó là cầm chắc cái chết.

Một hôm, ông xách nỏ vào rừng săn bắn. Ông thấy một con vượn mẹ ngồi ôm con trên tảng đá, ông nhẹ nhàng giương nỏ bắn một mũi tên trúng tim nó. Vượn mẹ giật mình, nó hết nhìn mũi tên lại nhìn người thợ săn một cách căm giận. Tay vượn mẹ vẫn không rời vượn con. Máu ở vết thương của nó rỉ ra, ướt hết cả ngực. Bỗng vượn mẹ đặt con xuống, vơ nắm bùi nhùi gối đầu cho con. Đoạn nó hái cái lá to, vắt sữa vào và đặt lên miệng vượn con. Vượn mẹ chăm chú nhìn vượn con, nét mắt của nó vô cùng đau khổ. Sau đó, vượn mẹ nghiến răng, giật phắt mũi tiên ra, hét lên thật to rồi ngã xuống.

Chứng kiến cái chết của vượn mẹ, người thợ săn đứng lặng, nước mắt chảy ròng. Người đi săn vô cùng hối hận. Lúc ấy, một câu hỏi vang lên trong đầu ông: “Vượn mẹ chết, rồi đây vượn con sẽ sống ra sao?”. Càng nghĩ càng thấy đau lòng, người đi săn bẻ gãy chiếc nỏ và lẳng lặng quay gót ra về. Từ đấy, người thợ săn bỏ nghề săn thú.

Tình yêu con của vượn mẹ đã đánh thức tâm trí của người thợ săn, để đọng lại trong tim ông nỗi niềm ân hận day dứt. Ông bỏ nghề thợ săn là quyết định đúng. Chuyện kể cũng là lời cảnh báo cho toàn thể loài người, khơi dậy trong tâm hồn con người lòng từ ái đối với vạn vật, hoa lá, chim muông. Bảo vệ thiên nhiên là bảo vệ chính mình.

Cái chết của vượn mẹ, cái lá đựng sữa của vượn mẹ đặt gần con là thông điệp tố cáo sự tàn nhẫn của con người, rất may mắn là bác thợ săn đã nhận thức đúng lúc: bác bỏ nghề để không còn bắn giết thú rừng nữa.

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 5

CÂU CHUYỆN “CHIM SƠN CA VÀ BÔNG CÚC TRẮNG”

Tôi đã từng nghe ai đó nói: Thiên nhiên là bạn tốt của con người. Thiên nhiên đem đến cho con người môi trường sinh sống, đem đến bao loài hoa thơm trái ngọt, bao loài động vật hữu ích,… Ấy vậy mà có hai cậu bé đã không quý trọng thiên nhiên. Chỉ vì thú vui của mình, hai cậu đã vô tình làm hại chết chú sơn ca và loài cúc trắng.

Bên bờ rào của khu vườn nọ, giữa đám cỏ dại, một bông cúc vừa nở những cánh hoa trắng tinh. Dưới nắng, bông cúc y như chiếc chén nhỏ bằng ngọc lấp lánh. Vẻ đẹp ấy đã làm sơn ca đang bay phải sà xuống, líu lo hót rằng:

- “Cúc ơi! Cúc xinh xắn làm sao!"

Bông cúc trắng nghiêng đầu lắng nghe, lòng sung sướng khôn tả. Chim véo von quanh cúc hồi lâu rồi mới bay vút lên bầu trời xanh thẳm.

Sáng sớm hôm sau, khi bông cúc trắng vừa xoè cánh đón bình minh và háo hức chờ đợi sơn ca tới thì đã nghe thấy tiếng hót buồn thảm văng vẳng phía xa. Thì ra, sơn ca đã bị nhốt trong lồng. Bông cúc trắng muốn cứu bạn mà chẳng làm gì được.

Bỗng có hai cậu bé đi vào vườn, cắt đám cỏ lẫn bông cúc đem về bỏ vào lồng cho chim ăn. Sơn ca bị giam cầm, cổ họng khô bỏng vì khát nước. Nó rúc mỏ vặt đám cỏ ướt cho đỡ đói. Bông cúc trắng toả hương thơm ngào ngạt an ủi bạn. Sơn ca dù đói khát, chú ăn hết đám cỏ nhưng vẫn không đụng đến bông hoa. Màn đêm buông xuống tối đen. Hai cậu bé quên bẵng chú chim khốn khổ, không cho nó một giọt nước nào. Đêm ấy, chú sơn ca lìa đời. Bông cúc trắng thương xót bạn, khóc hết nước mắt, héo lả đi bên xác sơn ca.

Sáng ra, thấy chú chim đã chết, hai cậu bé tỏ vẻ ân hận và tiếc nuối. Hai cậu đặt xác sơn ca vào một chiếc hộp thật đẹp rồi chôn cất cẩn thận. Tội nghiệp con chim bé nhỏ! Khi nó còn sống, các cậu đã để mặc nó chết vì tù túng và đói khát. Còn bông cúc trắng, giá các cậu đừng vô tình thì hôm nay nó vẫn xinh tươi đùa vui nắng mặt trời.

Câu chuyện “Chim sơn ca và bông cúc trắng” rất hay phải không các bạn? Nếu hai cậu bé không bắt nhốt chú sơn ca, không ngắt đám cỏ thì đã không gây ra chuyện buồn như vậy. Chúng ta phải biết gìn giữ, bảo vệ thiên nhiên để người bạn đặc biệt này luôn xanh tươi các bạn nhé!

Đọc sách báo viết về con người với thiên nhiên lớp 3 - mẫu 6

Tôi xin kể cho các bạn cùng nghe câu chuyện về Sự tích sông Cửu Long mà tôi đọc được.

Sông Cửu Long có rất nhiều tên gọi, trong đó có một cái tên rất quen thuộc với người Việt Nam cũng như trên thế giới. Đó là sông Công. Theo tiếng Lào Thái, Công nghĩa là “chờ”. Tại sao lại gọi là sông “Chờ”? Có một sự tích lí thú kể lại như sau:

Vào một thời xa lắc xa lơ có hai vị thần khổng lồ có thể dời núi lấp biển chỉ trong khoảnh khắc. Hai vị thần kiếm ăn bằng một nghề khác nhau, và tính cách cũng đối lập nhau. Kẻ thì nóng nảy, chân thật, người thì điềm đạm, tính toán. Tuy thế, họ là đôi bạn thân thiết. Một hôm, không rõ vì lí do gì, hai bên nổ ra một cuộc tranh cãi gay go, chẳng ai chịu ai. Cuối cùng họ đi tìm trọng tài để phân xử. Gặp được một thiên thần, cả hai đều trình bày đầu đuôi sự việc. Nghe xong, vị thiên thần bảo:

- Chuyện này thật khó xử. Ta tạm giải quyết thế này: Cả hai hãy chạy đua với nhau, ai đến đích trước coi như người đó thắng cuộc.

Cả hai đồng ý. Thế rồi vị thiên thần nọ dẫn họ đến địa điểm xuất phát. Chỗ ấy là một vùng rừng núi đại ngàn. Đích đến là vùng biển Đông.

Lệnh xuất phát ban ra. Hai vị thần (Thần Săn và Thần Câu) bắt đầu di chuyển. Thần Săn vốn quen leo đồi vượt dốc nên chạy miết, còn Thần Câu tỏ ra ngần ngại vì không quen trèo dốc vượt núi nên cứ dựa vào thế núi mà chạy nên rất chậm. Còn Thần Săn cắm đầu căm cổ chạy, chẳng bao lâu đã đến được cánh đồng bát ngát và bằng phăng. Thần bèn ngồi lại nghỉ. Thần Câu, vì men theo chân núi nên kéo dài thời gian và tốc độ thì quá chậm. Sốt ruột quá, Thần bèn bay vọt lên cao để tìm đường gần nhất. Thần Săn sau khi xả hơi vội làm một mạch đến đích và được thiên thần công nhận thắng cuộc.

Ngày nay, con đường Thần Săn chạy, đá văng đất lún trở thành dòng sông. Tuy dòng sông có thẳng hơn nhưng lại lắm ghềnh nhiều thác. Chỗ Thần Săn ngồi nghỉ lại chính là Biển Hồ. Còn con đường mà Thần Câu chạy cũng thành sông nhưng ngoằn ngoèo hơn. Thần Săn đến trước phải đợi chờ và hay đi đi lại lại. Những chỗ đi lại ấy đều biến thành những cửa sông. Có đến chín cửa sông như chín con rồng. Vì thế con sông còn có tên là Cửu Long.

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 3 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 3 hay khác:

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải bài tập Tiếng Việt lớp 3 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 3 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 3 Cánh diều khác