15+ Kể chuyện sáng tạo lớp 5 (học sinh giỏi)

Tổng hợp các bài văn Kể chuyện sáng tạo hay nhất, ngắn gọn với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.

15+ Kể chuyện sáng tạo lớp 5 (học sinh giỏi)

Quảng cáo

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 1

Trong một lần tìm đọc các câu chuyện về những tấm gương thiếu nhi dũng cảm, em đã được biết đến câu chuyện Út Vịnh của nhà văn Tô Phương.

Câu chuyện kể về Út Vịnh - một cậu bé vừa dũng cảm lại có trái tim yêu thương mọi người. Nhờ có Út Vịnh thuyết phục, mà Sơn - một bạn học sinh nghịch ngợm, thường chơi thả diều trên đường tàu nhận ra sai lầm của mình và hứa sẽ không nghịch dại nữa. Những hành động dũng cảm nhất của Út Vịnh là khi cậu thành công giải cứu bé Lan khỏi nanh vuốt của tử thần.

Hôm đó, Út Vịnh đang ngồi làm bài tập ở nhà, thì bỗng nghe từng hồi còi tàu vang lên dồn dập. Cậu lấy làm lạ, có hôm nào mà tàu lại kéo còi từ xa và liên hồi như vậy đâu. Thế là, cậu liền chạy vội ra gần đường tàu để xem xét. Đến nơi, cậu giật mình khi nhìn thấy hai cô bé Lan và Hoa đang ngồi chơi chuyền trên đường tàu. Thấy tàu đang lao đến, Út Vịnh liền chạy về đường tàu, hét lên thật to để cho hai cô bé nghe thấy. Lúc này, Lan và Hoa mới giật mình nhìn lên, thấy tàu đang lao đến, sợ hãi vô cùng. Hoa vì giật mình nên ngã ra khỏi đường tàu, lăn xuống ruộng, thoát khỏi nguy hiểm. Còn Lan thì vì quá sợ hãi, nên đứng im một chỗ không dám cử động. Đúng giây phút nguy cấp, Út Vịnh lao nhanh về phía ray tàu, ôm chầm lấy Lan, lăn xuống mép ruộng. Nhờ sự dũng cảm và mạnh mẽ ấy của Vịnh, mà Lan được cứu sống trong gang tấc. Khi bố mẹ của Lan biết tin, đã chạy đến ôm chầm lấy Vịnh và cảm ơn cậu rối rít.

Quảng cáo

Nhân vật Út Vịnh trong câu chuyện đã khiến em rất ngưỡng mộ và thán phục. Cậu ấy chính là một người anh hùng nhỏ tuổi thực sự để chúng em học tập và noi theo.

Dàn ý Kể chuyện sáng tạo

1. Mở bài

- Giới thiệu sơ lược về bản thân: là cá vàng quen cuộc sống tung tăng, tự do nơi biển cả.

2. Thân bài

a. Câu chuyện gặp ông lão đánh cá

- Vô tình bị vướng vào lưới của ông lão, "tôi" vô cùng lo sợ.

- Sau sự cầu xin, ông lão nhân hậu đã thả "tôi" về với biển cả tự do.

- Vô cùng cảm kích trước tấm lòng nhân hậu của ông lão, tôi đã bảo ông có việc gì cứ gọi tôi.

b. Câu chuyện những yêu cầu của vợ ông lão

- Đòi cá vàng đền cho một cái máng lợn mới

- Đòi cá vàng đền một cái nhà rộng

Quảng cáo

- Đòi cá vàng cho làm một bà nhất phẩm phu nhân

- Đòi cá vàng cho làm nữ hoàng

- Đòi cá vàng cho làm Long Vương

Làm nữ hoàng vẫn chưa thỏa mãn, mụ vợ lại bắt ông lão ra đòi tôi cho mụ trở thành Long Vương ngự trên mặt biến để tôi hầu hạ và làm theo mọi ý muốn của mụ.

=> Những yêu cầu cứ ngày một tăng tiến, tham lam, vượt ra ngoài giới hạn chịu đựng của kẻ "ăn cháo đá bát" đã khiến tôi nổi giận và biến tất cả mọi thứ về vị trí cũ.

3. Kết bài

- Đối xử với ân nhân của mình như thế, cá vàng tôi cũng đau khổ lắm. Nhưng đạo lí không cho phép tôi dung túng mụ vợ tham lam kia. Lòng tham, ích kỉ và sự bội ơn phải chịu sự trừng phạt thích đáng.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 2

Một sáng thu xưa, Bác Hồ đến thăm Đền Hùng. Nắng vàng rực rỡ như một lớp áo ấm cho mái đền cổ kính. Bác gặp các chiến sĩ Đại đoàn Quân tiên phong đang đóng ở đây.

Quảng cáo

Bác nhìn từng chiến sĩ một và hỏi: “Các chủ có khoẻ không?” Mọi người đều đáp: “Thưa Bác, khoẻ ạ!” Bác lại hỏi: “Các chú có biết đền thờ ai đây không?” Một chiến sĩ trả lời: “Đền thờ một ông vua ạ!” Bác mỉm cười trìu mến và hỏi tiếp: “Nhưng vua nào?” Một cán bộ đứng lên và trả lời: “Dạ, Vua Hùng!”

Bác giải thích: “Các Vua Hùng có công dựng nước, chính là Tổ của nước Việt Nam ta.” Rồi Bác dặn dò mọi người: “Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bắc cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.” Lời dạy của Bác, giản dị nhưng đầy ý nghĩa, còn vang vọng mãi trong lòng mọi người. Mỗi lần nhớ lại, lòng mọi người lại càng thêm yêu quý Bác và quê hương đất nước.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 3

Hôm ấy, một buổi sáng mùa thu mát mẻ tại Đền Hùng, nơi Đại đoàn Quân tiên phong chúng tôi đang đóng quân ở đó. Thật vinh dự và tự hào khi được đón Bác ghé thăm, khoảng 8 giờ sáng Bác đến, tôi thật bất ngờ khi nhìn thấy bác một ông Cụ râu tóc bạc phơ với bộ quần áo ka ki sờn cũ cùng đôi dép cao su. Bác đi vào nhìn quanh một lượt những chiến sĩ được phân công ra đón Bác rồi Bác hỏi thăm sức khoẻ mọi người trong đại đoàn, ai nấy cũng mừng rỡ và đồng thanh trả lời Bác. Trong khi tất cả đang im lặng nghe Bác nói chuyện, đột nhiên Bác hỏi “Các chú có biết đề thờ ai đây không” Một đồng đội đứng cạnh Bác đã nhanh chóng trả lời “Đền thờ một ông vua ạ” nhưng đó chưa phải câu trả lời đúng và đầy đủ nhất, cán bộ chỉ huy chúng tôi đã trả lời Bác rằng đây là đền thờ Vua Hùng. Sau câu trả lời đó, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học vô cùng bổ ích về Đền Thờ Vua Hùng, công lao của các vị Vua Hùng đối với đất nước. Sau buổi gặp mặt ngày hôm đó, trong tôi luôn nhớ mãi đến lời dạy của Bác “ Các Vua Hùng đã có công dụng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 4

Câu chuyện cổ tích Sự tích hoa màu gà là câu chuyện về tình bạn ý nghĩa nhất mà em từng được đọc.

Câu chuyện kể về một cô gà mái mơ xinh đẹp. Cô có một chiếc mào đỏ tươi, lóng lánh dưới mặt trời như chiếc vương miện nhỏ. Cây cối và các con vật trong khu vườn ai cũng xuýt xoa về chiếc mào ấy. Bản thân gà mái mơ cũng rất hãnh diện về chiếc mào của mình. Cô luôn thích thú trước việc soi mình lên mặt hồ để tự ngắm vẻ đẹp của bản thân. Một ngày nọ, khi đang đi dạo trong khu vườn rạo rực sắc xuân, thì gà mái mơ nghe thấy tiếng khóc thút thít ở ven hồ. Lần qua đám cỏ dại, cô nhìn thấy một cây hoa nhưng lại chẳng có hoa đang đứng khóc rất buồn rầu. Hỏi chuyện gà mái mơ mới biết, bạn hoa này từ khi sinh ra đã không thể nở hoa. Giờ đây mùa xuân về, các bạn trong vườn đều rạo rực ra hoa, chỉ có bạn ấy là kém sắc, nên không có ai chơi cùng. Thấy bạn khóc nức nở, gà mái mơ buồn lắm. Sau một lúc suy nghĩ, gà mái mơ đã quyết định tặng chiếc mào của mình cho cây hoa. Từ hôm đó, cây hoa mào gà được tham gia  hội hoa với các bạn bè trong khu vườn. Cây hoa vui lắm, nên tự giới thiệu mình là hoa mào gà để thể hiện sự biết ơn với bạn gà mái mơ. Còn gà mái mơ thì sao? Tuy chẳng còn chiếc mào lộng lẫy, nhưng cô vẫn vui vẻ, yêu đời vì đã giúp đỡ cho bạn bè. Còn mọi người thì vẫn quý mến cô như trước, vì cô là một chú gà tốt bụng.

Đọc Sự tích hoa mào gà, em cảm nhận được tình bạn trong sáng của gà mái mơ. Từ nhân vật này, em học được bài học ý nghĩa về sự sẻ chia, giúp đỡ và quan tâm lẫn nhau trong cuộc sống.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 5

Truyện cổ tích Tấm Cám là một câu chuyện có từ rất lâu, và đã đồng hành với biết bao thế hệ trẻ em Việt Nam ta.

Câu chuyện xoay quanh cuộc đời của nhân vật chính là cô Tấm dịu dàng, nết na. Cô Tấm mồ côi mẹ từ sớm. Cha sau khi đi bước nữa không lâu thì qua đời, dể cô sống một mình với bà dì ghẻ và người con riêng của bà là Cám. Biết bao đau khổ của đời Tấm đều do hai mẹ con độc ác này gây nên.

Suốt những năm tháng tuổi thơ đến khi lớn lên, Tấm bị dì ghẻ bắt làm việc quần quật suốt ngày, lại chịu cảnh mắng nhiếc, thiếu thốn đủ đường. Một lần, dì ta lấy chiếc yếm đào mới để tổ chức cho Tấm và Cám thi mò cua bắt ốc. Dĩ nhiên với tính chăm chỉ của mình, phần hơn sẽ phải nghiêng về Tấm. Ngờ đâu Cám gian xảo đã bày mưu lừa Tấm đi gội đầu sạch sẽ, để cướp giỏ tôm cua về nhà trước. Chờ Tấm lên bờ thì trong giỏ chỉ còn mỗi con cá bống nhỏ xíu. Tấm bật khóc nức nở, thì ông Bụt hiện lên và dặn dò cô mang cá bống về nuôi.

Tấm nuôi cá trong cái giếng sau nhà. Hôm nào cũng mang cơm ra cho cá ăn, và hát bài hát riêng của mình thì bống mới ngoi lên. Ngờ đâu, mụ dì ghẻ độc ác đã rình mò và nghĩ ra kế xấu. Mụ ta lừa Tấm đi chăn trâu ở đồng xa, rồi ở nhà bắt chước Tấm gọi cá bống lên và ăn thịt. Ăn xong, mụ chôn xương cá ở góc bếp. Chờ đến lúc Tấm về nhà, mang cơm ra giếng, gọi bống lên thì chỉ còn cục máu đỏ tươi mà thôi. Buồn bã, Tấm bật khóc nức nở. Ông Bụt lại hiện lên, chỉ cho Tấm lấy nắm thóc cho gà ăn, để nó bới đất tìm xương cá bống cho. Rồi ông dặn Tấm chôn xương vào bốn chiếc bình, đặt ở chân giường.

Ít lâu sau, nhà vua mở hội tuyển vợ, con gái khắp nơi xúng xính váy áo để đi trảy hội. Tấm cũng hớn hở theo. Cô xin dì ghẻ cho được đi trảy hội. Ngờ đâu, bà ta bắt cô phải nhặt hết một đống đầy hạt gạo, hạt đỗ lẫn vào nhau xong mới được đi hội. Đau khổ, lần nữa Tấm lại òa khóc. Ông Bụt lại hiện lên lần nữa, gọi đàn chim sẻ đến giúp Tấm. Nhờ vậy, cô nhanh chóng hoàn thành xong công việc dì ghẻ giao. Nhưng bây giờ, cô lấy gì mặc để đi hội, khi cô chỉ toàn những bộ trang phục cũ rích? Thấy cô băn khoăn, ông Bụt bảo cô lấy những chiếc bình ở chân giường lên. Chao ôi, bên trong là bộ váy và đôi hài lộng lẫy. Mặc lên, Tấm đẹp như một nàng công chúa vậy.

Có váy áo, Tấm cảm ơn ông Bụt rồi hớn hở đến hội. Lúc đi qua sông, cô đánh rơi một bên giày xuống nước. Người đến hội đông quá, cô không sao xuống tìm giày được. Đúng lúc đó, voi của vua đi ngang qua, vướng chiếc giày nên mãi chẳng chịu đi. Vua cho lính xuống mò lên, ngắm đôi giày một lát, vua ra chỉ: Ai đi vừa chiếc giày ấy, sẽ được làm vợ vua. Biết bao cô gái đến thử vận may, nhưng chẳng ai vừa cả. Đến lượt Tấm, cô vừa đi thử là vừa ngay như in. Thế là Tấm trở thành hoàng hậu.

Tuy trở thành vợ vua, nhưng cô Tấm vẫn giữ nguyên những đức tính chăm chỉ ngày nào. Năm đó, đến giỗ cha, cô xin vua được trở về quê lo giỗ. Về nhà, cô tự tay mình chuẩn bị một mâm cũng tươm tất để thờ cha. Đến lúc sau, mụ dì ghẻ nhờ Tấm trèo lên cây hái buồng cau. Rồi nhân lúc cô ở trên cau thì chặt gốc, khiến cô ngã xuống ao rồi qua đời.

Nhờ phép lạ, Tấm không chết mà hóa thành vàng anh bay vào cung vua. Vua quý vàng anh lắm, đi đâu cũng mang theo. Điều này khiến Cám - kẻ mặc áo của Tấm vào cung để thay chị hầu vua ghen tức vô cùng. Nhân một hôm vua đi vắng, Cám bắt chim ăn thịt, rồi vứt lông chim ở góc vườn. Từ đống lông chim ấy, mọc lên một cây xoan cao lớn xum xuê lạ thường. Ở dưới bóng mát của cây, vua cảm thấy rất thoải mái, nên cho lính mắc võng dưới cây rồi thường xuyên ra đó nghỉ ngơi. Ghen tức với cây xoan, chờ vua đi tuần, Cám cho người chặt cây làm thành khung cửi. Nhưng mỗi lần Cám dệt vải, khung cửi lại kêu lên kẽo cà kẽo kẹt những tiếng chửi mắng đáng sợ khiến cô ta khiếp vía. Nên cô ta cho người đốt khung cửi thành tro, rồi đem ra đổ ở ngã tư thật xa cung vua.

Cám cứ tưởng thế là xong nên hả hê lắm. Ngờ đâu từ đống tro ấy, mọc lên một cây thị to lớn, rồi cây cho ra một quả thị duy nhất, tỏa hương thơm ngát. Có bà bán nước ở gốc cây thấy vậy đã xin cây cho lấy trái thị về nhà để ngửi, và hứa là không ăn quả. Thế là quả thị rớt vào bị của bà. Từ hôm đó, chờ bà cụ đi vắng, cô Tấm từ trong quả thị bước ra, giúp bà việc nhà, cơm nước. Bà cụ thấy lạ, nên rình xem và phát hiện ra cô. Bà đã ôm chầm lấy Tấm và xin được nhận cô làm con nuôi. Từ đó, hai người trở thành mẹ con của nhau.

Một hôm, nhà vua đi tuần về, nghỉ chân ở quán nước của bà cụ. Nhìn những miếng trầu cánh phượng hệt như vợ têm, vua liền mời người têm trầu ra gặp mặt. Khi nhìn thấy nhau, hai người mừng mừng tủi tủi, ôm chầm lấy nhau trọng hạnh phúc. Sau đó, Tấm theo vua về cung, chung sống hạnh phúc. Còn mẹ con Cám thì bị đuổi đi biệt xứ, không bao giờ trở về nữa. Thật xứng đáng cho hai kẻ độc ác.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 6

Trong các câu chuyện cổ tích mà em đã từng được đọc, thì câu chuyện em thích nhất chính là truyện cổ tích Thạch Sanh.

Câu chuyện kể về cuộc đời của Thạch Sanh - một chàng trai dũng cảm, tốt bụng và tài năng. Chàng vốn là thái tử ở trên thiên đình, được Ngọc Hoàng phái xuống làm con của hai vợ chồng già tốt bụng. Cha chàng qua đời trước khi chàng được sinh ra. Mấy năm sau, mẹ chàng cũng qua đời. Để lại Thạch Sanh sống cánh tứ cố vô thân, lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa. Cả gia tài của chàng là một lưỡi búa của cha để lại. Năm chàng biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho chàng đủ các môn võ nghệ và mọi phép thần thông.

Thạch Sanh là người luôn khát khao mái ấm gia đình. Vì vậy, chàng đã bị Lý Thông lừa gạt, đến sống chung và làm lụng giúp đỡ mẹ con nhà hắn. Sau này, chàng còn bị Lý Thông lừa đến miếu thờ nộp mạng cho chằn tinh thay hắn. May mắn nhờ có võ nghệ và phép thần thông, Thạch Sanh đã giết chết và chặt đầu chằn tinh mang về. Lần này, chàng lại bị Lý Thông lừa gạt cướp công giết chằn tinh, còn bản thân thì lại trở về lủi thủi một mình dưới gốc đa.

Sau này, trong một lần tình cờ, chàng nhìn con đại bàng tinh đang bắt một cô gái bay ngang qua. Thế là Thạch Sanh liền bắn bị thương cánh của đại bàng, rồi lần theo vết máu mà đuổi tới hang của đại bàng, nhằm tìm cách cứu cô gái. Tuy biết được hang ổ của đại bàng, nhưng Thạch Sanh vẫn chưa tìm ra cách cứu cô gái vì cái hang quá sâu, một mình chàng thì không đưa cô gái lên được. Đúng lúc đó, chàng gặp lại Lý Thông, một lần nữa hắn lại tìm cách lừa chàng. Thì ra, cô gái đó chính là công chúa, và nhà vua đã ra lệnh rằng, nếu ai cứu được công chúa sẽ được cưới nàng và nối ngôi vua. Thạch Sanh không chút nghi ngờ, lập tức dẫn Lý Thông và quân lính đến hang đại bàng. Chàng chủ động nhảy xuống đưa công chúa lên trước. Đến lượt chàng, Lý Thông sai quân lính lấp cửa hang lại. Đến lúc này chàng mới nhận ra bộ mặt độc ác, xảo trá của hắn.

Cửa hang bị lấp lại, Thạch Sanh cố tìm cách ra ngoài bằng một lối đi khác. Trong quá trình đó, chàng gặp mặt và cứu thoát con trai vua Thủy Tề khỏi cũi sắt. Sau đó, chàng được mời xuống thủy cung và được vua thủy tề tạ ơn hậu hĩnh. Thế nhưng với tính cách thật thà, chàng chỉ xin nhận một cây đàn rồi lại trở về túp lều cũ dưới gốc đa.

Trở về nhà, chàng lại tiếp tục cuộc sống như xưa. Ngày ngày, sau khi làm việc mệt mỏi thì chàng lại lấy cây đàn ra để giải khuây. Tiếng đàn của chàng vẳng đến cung công chúa, khiến nàng bật cười vui vẻ. Thì ra từ lúc được cứu ra khỏi hang đại bàng, công chúa lúc nào cũng ủ rũ, buồn bã. Thấy vậy, nhà vua liền cho mời Thạch Sanh vào cung để truy hỏi cho rõ ràng. Đến nơi, Thạch Sanh kể rõ sự tình cho mọi người. Đến đây, sự thật được phơi bày. Mẹ con Lý Thông bị đem ra xử phạt, còn Thạch Sanh trở thành phò mã. Thế nhưng với lòng thương người, chàng đã tha cho mẹ con Lý Thông và để họ về quê. Nhưng trên đường về họ bị sét đánh trúng và biến thành bọ hung.

Sau khi đám cưới của Thạch Sanh và công chúa diễn ra thì hoàng tử các nước chư hầu đem quân sang tấn công nước ta vì ganh ghét. Thạch Sanh đã xin nhà vua cho mình được ứng chiến. Đến nơi, chàng dùng tiếng đàn để làm quân địch bủn rủn tay chân, không nghĩ suy gì về việc chiến đấu. Sau đó, chàng dùng niêu cơm thần ăn mãi không hết khiến cho quân lính các nước chịu thua. Vì không ai có thể ăn hết cơm được. Do đó, quân của các nước chư hầu buộc phải rút về. Sau này, Thạch Sanh nối ngôi vua, trở thành một vị hoàng đế.

Câu chuyện vô cùng hay và hấp dẫn em không chỉ vì nó có nhiều chi tiết kì ảo thú vị. mà còn bởi vì trong nó, chứa đựng những ước mơ, niềm tin của nhân dân về cái thiện, cái chính sẽ luôn thắng cái ác, cái tà. Đây là một tư tưởng vô cùng tốt đẹp, cần được giữ gìn và phát huy.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 7

Ở trước nhà em có trồng rất nhiều cây tre. Mỗi khi rảnh rồi, em thường ngồi đếm các đốt của cây tre. Có lần em hỏi ông: “Ông ơi, có cây tre nào có một tẳm đốt không ạ?”. Nghe vậy ông bật cười: “Muốn có cât tre trăm đốt thì phải có thần chú cơ.” Nghe vậy em liền quấn lấy ông đòi biết được câu thần chú. Vậy là ông bảo em ngồi xuống rồi kể cho em nghe câu chuyện cổ tích Cây tre trăm đốt.

Chuyện kể về một anh chàng thanh niên tuy nghèo khó nhưng rất khỏe mạnh, chịu khó làm lụng. Anh làm đầy tớ cho một ông lão, và được ông ta hứa là nếu chịu khó làm lụng cho nhà lão mà không lấy tiền thì lão sẽ gả cô con gái xinh đẹp của mình cho. Nghe vậy, anh vui lắm, nên ra sức làm lụng mà không lấy dù chỉ một đồng điền công.

Tuy nhiên, khi đến lúc cô con gái xinh đẹp trưởng thành thì ông ta đổi ý. Muốn gả cô cho tên phú hộ trong làng. Vì vậy, hắn nói với chàng trai rằng, hãy tìm cho được một cây tre trăm đốt về làm đũa cưới thì mới gả con gái cho. Thế là chàng trai hì hục thi tìm cây tre trăm đốt. thế nhưng chàng tìm mãi, tìm mãi vẫn không tìm được cây tre trăm đốt nào cả. Quá mệt mỏi và tuyệt vọng, chàng ngồi xuống bật khóc tức tưởi. Đúng lúc đó bụt hiện lên, bảo anh hãy chặt một trăm đốt tre và dạy cho anh hai câu thần chú. Câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để một trăm đốt tre tự gắn lại với nhau tạo thành cây tre trăm đốt. Câu thần chú “Khắc xuất, khắc xuất” để các đốt tre tự rời nhau ra để tiện di chuyển.

Thế là chàng trai mừng rỡ mang tre về nhà. Về đến nơi, chàng thấy trên sân là đám cỗ linh đình thì nhận ra là mình bị lừa. Thế là, chàng vội chạy lại, gọi ông lão lại xem cây tre trăm đốt. Khi lão ta vừa lại gần, chàng đọc ngay “Khắc nhập, khắc nhập” khiến lão bị dính luôn vào cây tre, trở thành đốt tre một trăm linh một. Cả nhà hỗn loạn, đầy tờ tìm mọi cách vẫn không gỡ lão ra được. mãi sau, lão đồng ý gả con gái cho chàng đúng như đã hứa. Chàng không tin ngay, mà bắt lão thề thốt nhiều lần mới thả cho lão xuống.

Từ đó, mọi người ai cũng nể phục chàng lắm. Còn chàng thì cưới được cô vợ xinh đẹp, chung sống bên nhau hạnh phúc.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 8

Đêm qua, bà kể cho em nghe câu chuyện “Thánh Gióng”. Câu chuyện thật hay. Chúng em bị cuốn hút theo từng lời kể hấp dẫn của bà.

Bà kể rằng vào đời vua Hùng Vương thứ sáu, ở làng Gióng có hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn và có tiếng là phúc đức. Hai ông bà ao ước có một đứa con. Một hôm bà ra đồng trông thấy một vết chân rất to, liền đặt bàn chân mình lên ướm thử để xem thua kém bao nhiêu. Không ngờ về nhà bà thụ thai và mười hai tháng sau sinh ra một cậu bé mặt mũi rất khôi ngô. Hai vợ chồng mừng lắm. Nhưng lạ thay! Đứa trẻ cho đến khi lên ba vẫn không biết nói, biết cười, cũng chẳng biết đi, cứ đặt đâu thì nằm đấy.

Bấy giờ có giặc Ân đến xâm phạm bờ cõi nước ta. Thế giặc mạnh, nhà vua lo sợ, bèn sai sứ giả đi khắp nơi rao tìm người tài giỏi cứu nước. Đứa bé nghe tiếng rao, bỗng dưng cất tiếng nói: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”. Sứ giả vào, đứa bé bảo: “Ông về tâu với vua sắm cho ta một con ngựa sắt và một tấm áo giáp sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này”. Sứ giả vừa kinh ngạc, vừa mừng rỡ, vội vàng về tâu vua. Nhà vua truyền cho thợ ngày đêm làm gấp những vật chú bé dặn.

Càng lạ hơn nữa, từ sau hôm gặp sứ giả, chú bé lớn nhanh như thổi. Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong dã căng đứt chỉ. Hai vợ chồng làm ra bao nhiêu cũng không đủ nuôi con, đành phải chạy nhờ bà con, làng xóm. Bà con đều vui lòng gom góp nuôi chú bé vì ai cũng mong giết giặc, cứu nước.

Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy, vươn vai một cái bỗng biến thành tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.

Vua nhớ công ơn phong là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ ngay ở quê nhà. Hiện nay vẫn còn đền thờ ở làng Phù Đổng, tục gọi là làng Gióng. Mỗi năm đến tháng tư, làng mở hội to lắm. Người ta kể rằng, những bụi tre đằng ngà ở huyện Gia Bình vì ngựa phun lửa bị cháy mới ngả màu vàng óng như thế, còn những vết chân ngựa nay thành những ao hồ liên tiếp. Người ta còn nói khi ngựa thét ra lửa, lửa đã thiêu cháy một làng, cho nên làng đó về sau gọi là làng Cháy.

Câu chuyện Thánh Gióng để lại cho em một ấn tượng sâu sắc. Nó nói lên truyền thống oai hùng đoàn kết chống giặc cứu nước của ông cha ta và thể hiện ước mơ của nhân dân: muốn có đủ sức mạnh vật chất và tinh thần để chiến thắng mọi kẻ thù xâm lược.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 9

Tôi là nhân vật Chim Thần trong truyện Cây khế - một câu chuyện hay trong kho tàng truyện cổ nước ta. Sau đây, tôi xin kể lại câu chuyện ấy cho các bạn cùng nghe.

Ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ đều mất sớm. Đến lúc lấy vợ người anh bèn chia gia tài. Cậy thế mình là anh cả, hắn chiếm hết tài sản cha mẹ để lại, chỉ cho người em một mảnh vườn nhỏ và cây khế ngọt ở cuối vườn. Vợ chồng hắn sống sung sướng trên gia tài có sẵn còn người em thì phải đi cày thuê cuốc mướn. Vất vả lắm người em mới kiếm được bát cơm manh áo sống cho qua ngày.

Đến mùa, cây khế ra hoa trĩu quá, người em sống nhờ vào cây khế. Tôi vốn rất thích ăn trái cây. Một hôm, bay qua khu nhà của người em, thấy những quả khế chín mọng, tôi vội sà xuống chén hết trái này đến trái khác. Thấy vậy, người em đi đến buồn rầu nói với tôi:

- Chim ơi! Gia tài tôi chỉ có mỗi cây khế. Chim ăn hết, tôi lấy gì để sống”

Tôi vội nói ngay:

- Ăn một quả, trả cục vàng, may túi ba gang, mang đi mà đựng.

Y như lời hứa, sáng hôm sau tôi bay đến chở người em ra đảo lấy vàng. Lấy đủ một túi ba gang, người em nhờ tôi chở về nhà. Từ đó, cuộc sống người em trở nên sung túc, giàu có.

Đến mùa khế ra hoa kết trái, tôi lại đến ăn như lần trước và tôi cũ bảo vợ chồng người anh như đã từng nói với người em. Cả hai vợ chồng hí hửng may một cái túi to đến mười hai gang. Rồi tôi cũng đưa họ đến đảo vàng như đã hứa. Đến nơi, anh ta hoa cả mắt, hì hục nhét vàng bạc châu báu chật cứng cả cái túi mười hai gang. Chưa thoả lòng tham, hắn nhét đầy vào người những chỗ nào có thể nhét được rồi ì à ì ạch leo lên lại tụt xuống mãi sau hắn mới bò lên được lưng tôi. Vì nặng quá, tôi phái vỗ cánh đến mấy lần mới nhấc mình lên được khỏi mặt đất. Khi bay qua biển rộng, một phần vì chở quá nặng, một phần do có một luồng gió bất thần xô đến, tôi cũng không giữ thăng bằng được, bèn nghiêng cánh hất hắn và cả túi và rơi xuống biển sâu.

Thế là hết đời một kẻ tham lam, không tình nghĩa. Câu chuyện Cây khế là vậy đó.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 10

Tên tôi là Khang, vốn làm nghề tiều phu. Bố mẹ mất sớm, tôi sống thui thủi một mình trong một căn lều dựng tạm nơi bìa rừng. Cuộc sống của tôi cứ êm đềm trôi qua cho đến một ngày tôi gặp một sự lạ kì.

Hôm ấy, cũng như mọi khi, tôi vác rìu vào rừng đốn củi. Không hiểu tay chân vụng về thế nào, tôi làm rơi rìu xuống con sông gần đó. Nước sâu, sông rộng, khó lòng lấy lại được rìu. Mà đó lại là kế sinh nhai duy nhất. Tôi buồn lắm! Ngày mai, ngày kia … và những ngày sau nữa tôi lấy gì mà kiếm củi nuôi thân đây? Càng nghĩ nước mắt tôi càng tuôn nhiều, chảy dài trên khuôn mặt đen sạm của tôi. Đúng lúc đó, một cụ già râu tóc bạc phơ xuất hiện trước mặt tôi. Trông cụ thật hiền lành và phúc hậu với vầng trán cao, khuôn mặt hồng hào. Ôn tồn cụ hỏi:

- Có chuyện gì mà con khóc thảm thiết vậy?

Tôi bèn thật thà kể đầu đuôi mọi chuyện cho ông lão nghe. Nghe xong, ông lão cười và hứa sẽ tìm lại chiếc rìu cho tôi. Tôi vui lắm!

Nói rồi, ông lão lặn ngay xuống sông. Chỉ một lát sau ông đã ngoi lên, trên tay cầm một lưỡi rìu bằng vàng sáng lấp lánh. Ông giơ rìu lên hỏi tôi:

- Đây có phải rìu của cháu không?

Dù chiếc rìu đó rất đẹp và có giá trị nhưng không phải rìu của mình thì đừng có lấy. Tôi vội trả lời:

- Không! Đó không phải cây rìu của cháu đâu ông ạ!

Nghe tôi nói xong, ông cụ lại lặn xuống sông một lần nữa. Lần này khi ngoi lên ông cụ cầm trên tay cầm một lưỡi rìu bằng bạc trông rất thích mắt. Cụ vẫn hỏi như cũ:

- Đây có phải rìu của cháu không?

Tôi không ngần ngại mà từ chối ngay:

- Thưa ông, cái này cũng không phải rìu của cháu.

Không nản, ông cụ lại tiếp tục lặn xuống sông lần nữa. Một lát sau, ông ngoi lên khỏi mặt nước với chiếc rìu bằng sắt hết sức bình thường, cán rìu nhìn còn hơi cũ. Nhưng đó chính là chiếc rìu của tôi. Sung sướng tôi reo to:

- Đây mới chính là rìu của cháu ông ạ!

Nghe vậy, ông lão đưa lại rìu cho tôi và nói. Cháu quả là một chàng trai thật thà, nghèo nhưng không tham lam. Cháu xứng đáng được thưởng. Ta tặng cho cháu cả ba lưỡi rìu này. Nói xong, ông lão vụt biến mất. Tôi biết mình gặp tiên nên chắp tay cảm tạ rồi về nhà. Nhờ ba chiếc rìu đó, tôi có cuộc sống ấm no và hạnh phúc trọn đời.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 11

Ta là Thuỷ Tinh, một người đã năm lần bảy lượt đánh nhau với Sơn Tinh để cướp Mị Nương, nhưng chẳng hiểu vì sao mỗi lần ta đánh nhau với Sơn Tinh ta đều thua.

Nguyên nhân là do hôm đó, ta nghe bọn thuỷ binh và các loài vật dưới biển nói rằng:”Vua Hùng thứ mười tám có một người con gái xinh đẹp tuyệt trần, tính nết hiền hậu, dịu dàng và muốn kén cho con một người chồng xứng đáng để làm rể”. Nghe vậy, không đợi chờ gì nữa, ta liền đến xin cầu hôn nàng. Nhưng không biết ý trời thế nào, Sơn Tinh ở trên núi Tản Viên cũng có mặt ở đó. Anh ta mặc bộ áo giáp, bước đi mạnh mẽ, hùng dũng và cũng có sức mạnh chẳng thua kém gì ta: vẫy tay về phía Đông, phía Đông nổi cồn bãi, vẫy tay về phía Tây, phía Tây mọc lên từng dãy núi đồi. Sau đó, ta cũng trổ tài, ta vung tay, miệng cất tiếng oang oang, rồi một luồn gió mạnh nổi lên, mây đen đua nhau kéo đến, mưa trút xuống ào ào. Vua Hùng băn khoăn không biết chọn ai và từ chối ai, bèn cho mời các lạc hầu đến bàn bạc. Xong, vua phán:

- Hai ngươi đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào. Thôi thì…ngày mai, ai đem sính lễ đến trước thì sẽ cưới được vợ.

Chúng ta tâu hỏi đồ sính lễ, vua nghĩ ngợi một lúc rồi nói:

- Một trăm ván cơm nếp,một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ phải đủ một đôi.

Nghe vua phán như vậy ta cũng hơi lo vì những thứ vua yêu cầu đều là những sản vật quý hiếm ở rừng, Sơn Tinh dễ dàng kiếm được. Còn ta lại ở dưới nước thì làm sao đây, lấy đâu ra những thứ ấy. Nếu vua yêu cầu cá, tôm hay rồng cũng được, như thế thì quá dễ. Phen này khó mà lấy được vợ.

Sáng hôm sau, ta đã cho quân đem lễ vật đến từ sớm nhưng thế quái nào Sơn Tinh lại đến trước ta từ lâu và đưa Mị Nương đi mất. Ta đến sau, không lấy được vợ, ta tức giận vô cùng, đem quân đuổi theo đánh ghen với Sơn Tinh. Vừa đuổi theo, ta vừa hét:”Sơn Tinh trả Mị Nương lại cho ta, trả vợ cho ta". Trận đánh giữa ta và Sơn Tinh diễn ra rất ác liệt. Ta hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão rung chuyển cả đất trời, dâng nước sông lên cuồn cuộn đánh Sơn Tinh. Nước ngập ruộng đồng, tràn vào nhà cửa, dâng lên lưng đồi, sườn núi, tưởng như cả thành Phong Châu đang nổi lềnh bềnh trên mặt nước. Ta biết , nàng Mị Nương đang lo lắng cho cha và các thần dân, nhưng ta không thể nào làm khác được, lí do là một điều vô cùng đơn giản vì ta muốn chiếm lại nàng. Nghĩ rằng có thể chiếm được Mị Nương nên ta rất đắc chí và quyết đánh đến cùng. Nhưng Sơn Tinh chẳng hề nao núng mà vẫn bình thản như không có chuyện gì xảy ra. Ta dâng nước cao lên bao nhiêu, hắn lại làm núi đồi cao bấy nhiêu. Đánh ròng rã mấy tháng trời, thủy binh của ta yếu dần, ta vẫn không thể thắng Sơn Tinh, cuối cùng sức cùng lực kiệt đành phải rút quân về.

Từ đó oán nặng thù sâu, năm nào ta cũng làm mưa để đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng vậy, ta đánh đến mỏi mệt, chán chê nhưng vẫn không thắng được hắn để cướp Mị Nương về. Ta phải lủi thủi ra về tay không khi trong lòng đầy oán hận. Từ đó, nhân dân đã chế nhạo ta vì đã làm hại dân lành.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 12

Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa, trong một gia đình nọ có hai anh em. Cha mẹ không may mất sớm, hai anh em chung sống với nhau hòa thuận. Nhưng kể từ ngày người anh lấy vợ, người em phải ra ở riêng. Người anh vô cùng tham lam, lấy hết tất cả của cải trong nhà, chỉ chia cho người em mỗi một cây khế. Người em vốn hiền lành lại chăm chỉ cần cù, ngày qua ngày vẫn chăm sóc cho cây tươi tốt, sai trĩu quả. Đến ngày được thu hoạch, bỗng có một con chim lạ đến ăn gần hết số quả khế ngọt. Người em vô cùng buồn bã, khóc than cho số phận đáng thương của mình "Chim ơi, nhà tôi chỉ có mỗi cây khế là tài sản nuôi sống tôi. Chim ăn hết quả thì tôi sống bằng gì đây." Thật không ngờ, con chim lạ đáo lời lại "Ăn một quả trả một cục vàng, may túi 3 gang, mang đi mà đựng".

Sáng sớm hôm sau, con chim bay đến trước sân cõng người em trên lưng, bay qua biển cả đến một hòn đảo không người. Kỳ lạ thay, đó là một hòn đảo toàn vàng bạc và châu báu. Người em tuy thấy nhiều nhưng cũng chỉ đựng đầy túi 3 gang đem về. Cuộc sống của người em từ đó thay đổi, ngày một giàu có hơn những vẫn lao động vô cùng chăm chỉ. Người anh thấy vậy liền tìm đến dò hỏi. Bản chất vốn là người thật thà, người em kể hết đầu đuôi câu chuyện cho người anh nghe. Người anh đề nghị đổi cả gia tài của mình chỉ để lấy cây khế cùng túp lều của người em. Đúng như kế hoạch, ngày ngày người anh chờ mong chim lạ đến. Rồi một ngày con chim cũng xuất hiện. Hắn giả vờ khóc lóc năn nỉ và chim cũng bảo người anh may túi ba gang để nó trả ơn. Nhưng vì quá tham lam, hắn ta bảo vợ may túi dài tận 12 gang. Khi ra đến đảo, hắn ra sức nhét vàng vào đầy túi. Chim cố gắng bay trở về nhưng không may thay, bao vàng quá nặng khiến cánh chim chao đảo. Chim bảo người anh bỏ bớt vàng nhưng anh ta không chịu. Vì quá mệt, chim chao cánh khiến người anh cùng túi vàng rơi hết xuống biển.

Chỉ vì lòng tham không đáy mà mạng sống của người anh cũng phải bỏ lại. Đây là một bài học đắt giá răn dạy mỗi chúng ta. Con người sống cần cù, hiền lành tử tế ắt sẽ nhận được kết quả xứng đáng. Sống quá tham lam ắt sẽ có kết cục không tốt đẹp. Đồng thời câu chuyện cũng dạy chúng ta lòng biết ơn đối với những người đã dang tay giúp đỡ chúng ta.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 13

Nghe tin giặc Ân sắp sang xâm lược, vua cha cử ta xuống giúp dân đánh đuổi. Muốn biết dân chúng dưới trần đánh giặc ra sao, người khuyên ta nên đầu thai xuống trước vài năm. Ta nghe lời, bèn chọn một gia đình nghèo khó, lại hiếm muộn đường con cái, đó là một lão nông nghèo khó ở làng Phù Đổng. Hai vợ chồng giả cả mà lại không có con cái làm vui, biết hôm ấy bà già ra thăm đồng, ta bèn hóa phép làm một vết chân kỳ dị. Quả nhiên bà lão thấy lạ bèn ướm thử chân vào, thế là ta nhân đó hóa luôn thành bào thai trong bụng bà cụ.

Hai ông bà mừng lắm, đủ ngày đủ tháng thì ta ra đời. Để nghe ngóng lòng người, ta quyết không nói không rằng suốt ba năm, mặc cho bố mẹ tha hồ dỗ dành. Nước mắt bà cụ chảy tràn như suối, ta biết bà buồn lắm nhưng đã định từ trước như vậy nên suốt ngày nằm im, quay mặt vào vách.

Giặc kéo đến, chúng đi hàng đàn hàng lũ, thế rất mạnh, quan quân triều đình đánh không nổi. Khắp nơi náo loạn, vua bèn cho sứ giả đi khắp nơi tìm người hiền tài để giúp nước. Tiếng xứ giả vang khắp nơi, thời khắc quyết định đã đến. Ta vươn vai đứng dậy rồi nói với mẹ.

Mẹ ra bảo sứ giả vào đây cho con nói chuyện.

Mẹ ta lúc đang chuẩn bị quang gánh thep dân làng đi chạy giặc, nghe ta nói thế thì vô cùng sửng sốt và mừng rỡ, vội ra gọi sứ giả vào.

Sứ giả vào, thấy ta chỉ là một cậu bé con, có ý coi thường và thất vọng.

Thằng bé này thì đánh sao nổi giặc ?

Thấy ông ta nói vậy, ta quyết định dọa ông ta để chơi. Với một tay lấy chiếc cối đá, ta chỉ hất khẽ một cái "huỵch", chiếc cối đã rơi sát bên chân ông ta. Sứ giả biết ta không phải là người thường, vội quỳ xuống nói.

Xin thần tiên thứ tội. Người cần binh khí gì và thêm bao nhiêu quân đánh giặc ạ ?

Ta cho sứ giả đứng dậy rồi bảo.

Ngươi về bẩm với nhà vua, rèn cho ta một con ngựa sắt, một chiếc roi sắt và một chiếc nón bằng sắt, hẹn ngày mai phải xong.

Sứ giả vội lĩnh ý ra về. Ta quay sang nói với mẹ.

Mẹ chuẩn bị thật nhiều cơm cho con ăn, để con còn lấy sức đi đánh giặc.

Mẹ ta nấu một nồi cơm đầy, ta chỉ ăn đánh vèo một cái đã hết mà vẫn chưa thấp tháp gì. Mẹ bối rối vì trong nhà hết sạch gạo, may sao bà con hàng xóm biết chuyện, các nhà đều về nấu cơm mang sang. Bảy nong cơm, ba nong cà, ta cũng chỉ ăn loáng cái đã hết. Ăn xong, ta vươn mình đứng dậy, bước ra sân thì người đã quá mái nhà. Mọi người ai lấy làm mừng rỡ, vội về chuẩn bị dao, gậy để đi đánh giặc.

Hôm sau sứ giả mang đến một con ngựa sắt, một chiếc nón sắt và một chiếc roi sắt nhỏ. Nón thì ta đội không vừa, roi sắt thì vừa đập xuống đã gãy, ngựa sắt tung bờm hí vang nhưng với ta lúc này, trông nó không khác một con mèo nhỏ. Ta bảo sứ giả.

Ngươi về rèn ngay một con ngựa to gấp mười lần con này, một chiếc nón thật to và một chiếc roi thật lớn.

Sứ giả vâng lệnh, nhà vua biết tin bèn tập hợp tất cả sắt thép mọi nơi, tất cả thợ giỏi đều được vời về cung để kịp rèn cho ta một con ngựa sắt to đúng bằng một con voi, một chiếc nón to đúng bằng một tán cây đa và một cây gậy to đúng bằng cột đình.

Ta nói rồi ra roi, lên ngựa. Ngựa tung bờm phi nước kiệu đưa ta thẳng đến chỗ quân giặc, khắp nơi nhân dân nô nức cầm dao, gậy theo sau. Ngựa phi đến đâu, tre hai bên đường vàng sém đến đấy ( sau này được gọi là tre đằng ngà). Vết chân ngựa in xuống đất thành một dãy ao hồ ( bây giờ vẫn còn ở làng Phù Đổng).

Trông thấy ta từ xa, quân giặc vội quay đầu, vứt giáo tháo chạy. Nhưng chúng chạy đâu cho thoát ? Ngựa ta phun lửa đốt chúng cháy trụi từng mảng roi sắt ta vung ra một lần thì có cả chục thằng bị hất tung lên trời. Những thằng sống sót đều bị dân chúng đi theo tiêu diệt cả.

Bỗng "rắc" một cái, chiếc roi sắt gẫy làm đôi. Quân giặc thấy thế mừng rỡ định hè nhau xông lại. Sẵn các bụi tre bên đường, ta vươn mình nhổ bật lên quật túi bụi xuống đầu giặc. Chẳng mấy chốc quân giặc đã tan tác không còn một mống.

Giặc tan, vua cho sứ giả ra tận nơi, phong cho ta là Phù Đổng Thiên Vương, mời về kinh thành để ban thưởng. Nhưng từ trên mây cao Ngọc Hoàng đã cất tiếng gọi ta rồi.

Gửi dân lời chào bố mẹ, ta một mình một ngựa lên núi. Lên đến đỉnh, ta cởi áo giáp vắt trên ngọn cây cao, ngựa sắt cất cánh từ từ bay vào không gian.

Thế đấy các cháu ạ. Nhiều người hỏi ta sao không ở lại mà lãnh thưởng, ta đã bảo họ rằng : ta tuy có tiêu diệt được nhiều quân giặc thật, nhưng chiến công này trước hết thuộc về cha mẹ nuôi ta, về dân làng Phù Đổng đã góp gạo, góp cà nuôi ta không lớn, về nhân dân khắp nơi đã không quản hiểm nguy, theo ta đi đánh đuổi quân thù.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 14

Năm ấy, khi ta đang yên ổn nằm ở bên mình đức Long Quân để bảo vệ người mỗi khi người gặp bất trắc. Thì bỗng một hôm, ta nhận được lệnh của đức Long Quân:

- Ngươi hãy chuẩn bị lên trần gian cứu nhân dân khỏi lũ giặc cướp nước bạo tàn. Nghe thấy nhân dân đang gặp hoạn nạn, ta thấy cần phải ngay lập tức cứu giúp dân lành. Bởi vậy, khi Đức Long Quân phán truyền ta liền tuân lệnh ngay, ngài nói:

- Ngươi hãy lên đó trước và để lại cái chuôi nạm ngọc, ta sẽ có cách gửi lên cho ngươi sau.

Nhưng nhớ lên đó một cách thật khéo léo, đừng xuất hiện bất ngờ khiến bà con hoảng sợ.

Tuân lệnh đức Long Quân, đêm đó ta chờ anh ngư dân Lê Thận đi đánh cá mới vội hoá vào lưới của anh ta. Lần thứ nhất khi kéo lên thấy ta, anh ta tưởng ta chỉ là cục sắt bình thường nên vứt lại biển khơi, cho đến lần thứ hai cũng vậy, ta đâm ra lo quá. Nhưng may thay đến lần thứ ba, anh đã phát hiện ra ta là một thanh gươm nên đưa về nhà.

Về nằm ở góc nhà Lê Thận rồi, ta lại lo lắng không biết làm cách nào để gặp được chủ tướng của nghĩa quân. Thật may, anh đã gia nhập nghĩa quân. Khi đó ta thì ta biết chắc chủ tướng Lê Lợi sẽ ghé qua nhà Lê Thận. Ta cứ ung dung ngồi chờ. Cho đến một hôm, Lê Lợi đến nhà Lê Thận chơi, ta liền phát sáng báo hiệu cho chủ tướng biết và tacòn cố tình làm nổi bật dòng chữ ?Thuận thiên? Để chủ tướng biết ta là một thanh gươm quý. Nhưng có lẽ Lê Lợi cũng không nhận ra điều đó nên thản nhiên đút ta vào bao gươm của ông.

Cho đến một hôm, đức Long Quân gửi lên cho ta chiếc chuôi và người đã khéo léo để nó trên cây trước mắt của Lê Lợi. Người chủ tướng thông minhnày đã nghĩ ngay đến lưỡi gươm ở nhà Lê Thận, do vậy trở về ông liền tra chuôi vào chiếc gươm, chúng ta vừa như in, thế là ông đã nhận ra ta là một thanh gươm quý, lúc đó ta nghe thấy ông ta reo lên rất to:

- Đây là ý trời phó thác cho minh công làm việc lớn.

Từ đó, ta luôn bên cạnh Lê Lợi và cũng từ đó tình thế thay đổi hẳn, nghĩa quân đã liên tục dành được những chiến công mới khiến bọn giặc bắt đầu lo sợ. Nghĩa quân của ta chiến đấu khí thế hơn trước nhiều. Thế ta ngày càng mạnh, thế địch ngày càng yếu. Nghĩa quân đi đến đâu quân giặc chết như ngả rạ đến đó. Vậy là chẳng bao lâu sau trên đất nước chẳng còn một bóng quân thù nào cả. Ta rất vui mừng khi thấy nhân dân reo hò, hạnh phúc trước thắng lợi của Lê Lợi.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ được một năm thì ta nhậnđược lệnh của đức Long Quân đòi ta trở về dưới kia với rùa Kim Quy. Ta cảm thấy rất buồn vì phải xa những con người anh hùng dũng cảm, những người dân hiền lành, chất phác.

Ta nhớ hôm đó trời quang, mây tạnh, vua Lê cùng các quan trong triều đang dạo thuyền trên hồ thì anh bạn rùa ngàn tuổi xuất hiện. Trong lúc mọi người đang kinh ngạc, ta liền động đậy báo hiệu cho vua Lê Lợi biết. Hiểu ý của ta, vua Lê tháo ngay gươm đưa trả cho rùa vàng.

Thấm thoát đã bao năm, ta trở về chốn Thuỷ cung, ấy vậy mà trong lòng ta vẫn không nguôi nhớ về trần gian, do vậy thỉnh thoảng ta lại nhờ thần Kim Quy nổi lên mặt nước xem tình hình dân chúng dạo này ra sao. Thấy đất nước ta ngày một giàu đẹp là ta vui lắm rồi. Thôi đã muộn rồi, ta phải trở về thuỷ cung không Long Quân lại trách phạt. Hẹn các cháu một dịp khác nhau nhé.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 15

Lần thứ năm ông lão ra biển nhờ cá vàng giúp đỡ cũng là lần biển cả nổi cơn giông tố kinh khủng nhất như để phản đối sự đòi hỏi quá mức của mụ vợ. Cá vàng thương ông lão - vị ân nhân tốt bụng của mình mà đã đáp ứng nhiều yêu cầu của mụ.

Lòng tham của mụ vợ ngày càng đi quá xa. Từ một nông dân quèn ngồi bên cái máng lợn cũ sứt mẻ thành một bà nhất phẩm phu nhân rồi nữ hoàng với cung điện nguy nga, lộng lẫy và người hầu kẻ hạ tấp nập. Sự tham lam đã làm mụ mờ mắt mà vô ơn, đối xử tệ bạc với người chồng tội nghiệp. Tưởng rằng đã thoả mãn nhu cầu của mụ vợ thì không ngờ một lần nữa ộng lão lại lóc cóc đi ra biển. Lần này không binh thường như những lần trước, mụ muốn làm Long Vương ngự trên biển và bắt cá vàng hầu hạ theo ý muốn. Có lẽ được hưởng quá nhiều sự sung sướng của cuộc sống trần gian mà mụ ta muốn được đến một không gian mới. Nhưng mụ đã không biết rằng, cá vàng rất tức giận và sẽ không bao giờ đáp ứng yêu cầu của mụ nữa.

Ông lão vẫn kiên nhẫn đứng trên bờ biển chờ đợi câu trả lời của cá vàng. Mặc dù biết lần này mụ vợ của lão đã quá đáng nhưng ông cũng mong cá vàng sẽ giúp như những lần trước để ông không phải khổ sở vì mụ ta. Một lúc lâu sau, cá vàng xuất hiện. Nhìn ông lão với ánh mắt thông cảm, cá vàng lên tiếng: “Ông lão ơi. Tôi rất biết ơn vì ông đã cứu mạng tôi. Nếu không có ông thì tôi cũng không thể vẫy vùng trên biển cả được nữa. Vậy nên tôi rất muốn trả ơn ông, trả ơn thật hậu để đáp đền lòng tốt của ông. Những lần trước tôi đều giúp ông làm cho vợ ông thỏa nguyện. Nhưng lần này thì không được đâu ông lão ạ. Tôi không thể để mụ vợ ông ngang ngược làm Long Vương, lại càng không thể phục tùng mụ ta. Như thế, danh dự của một cá vàng thần kì của biển cả này sẽ bị xúc phạm. Dù không làm được điều ông mong muốn nhưng tôi có cách này giúp ông không bị mụ vợ la mắng...”. Ông lão khuôn mặt rạng ngời xin cá vàng giúp, ông lão thấy mình cũng không chịu được sự quái ác của mụ ta nữa.

Theo lời cá vàng chỉ dẫn, ông lão đi về nhà. Mụ vợ lúc này đang là nữ hoàng quyền uy nên lớn tiếng quát tháo tất cả mọi người. Thấy ông lão về mà mình vẫn chưa biến thành Long Vương mụ ta lại nổi cơn thịnh nộ, bắt ông đến gần doạ nạt. Ông lão bình tĩnh nhắn lại lời của cá vàng:" Mụ đừng đòi hỏi gì thêm nữa, hãy yên vị là một nữ hoàng sang trọng đi." Ngay tức khắc, ông lão bị lôi ra đánh và rồi lại lủi thủi đi ra biển. Cá vàng hiện lên “Ông lão ơi, ông đừng buồn nhé. Nếu mụ ta không biết trân trọng ông, không biết trân trọng những gì đang có thì mụ ta sẽ mất tất cả. Ông cứ yên tâm quay về đi”. Ông lão nghe lời cá vàng ra về. Và ngạc nhiên, mụ vợ ông không còn là nữ hoàng kiêu sa nữa mà giờ đây trở về là bà nhất phẩm phu nhân rồi. Nhưng ông lão cũng không được yên. Mụ ta giày vò ông, nói cá vàng vô ơn, không đáp ứng được mong muốn của ân nhân mình. Mụ vợ nói nhiều quả khiến ông không chịu được đành phải đi ra biển. Cá vàng lại xuất hiện, khuyên ông lão yên tâm ra về. Và lần này mụ vợ ông không còn ngôi vị gì nữa mà trở về với ngôi nhà nhỏ bên bờ biển. Mụ ta bắt đầu thấy lo lắng. Mỗi lúc mụ ta lại mất đi một thứ vô cùng quý giá, mất hết quyền uy, tiền bạc, mất hết cung điện nguy nga, người hầu kẻ hạ, giờ chỉ còn duy nhất một căn nhà. Mụ ta đang thấy sự trừng phạt của cá vàng. Mụ ta lo sợ rằng nếu còn đòi hỏi nữa chắc sẽ phải quay về với căn lều nát và cái máng lợn sứt mẻ. Mụ ta vô cùng lo lắng, mụ không muốn mình nghèo khổ như xưa, đến một tấm lưới lành lặn cũng không có. Sống trong thiếu thốn, cực nhọc gần hết cuộc đời rồi mụ vẫn chưa một lần được sung sướng. Mụ mong muốn một lần trong đời được hưởng thụ tất cả. Thế nên nhân cơ hội cá vàng trả ơn mụ thực hiện điều ước đó. Mụ không ngờ cá vàng lại hào phóng đến thế nên mỗi ngày đòi hỏi cao thêm. Cuối cùng, mụ nhận ra mình đi quá xa rồi và muốn xin cá vàng một căn nhà rộng, đẹp. Như thức tỉnh sau cơn mê dài, mụ khẩn khoản nhờ ông lão dẫn ra biển gặp cá vàng.

Cá vàng xuất hiện. Không chờ mụ nói gì, cả vàng hô biến và trong chốc lát, mụ ta không chỉ có cái máng lợn mới, tấm lưới đánh cá lành lặn mà còn cả ngôi nhà rộng đẹp, chắc chắn. Mụ ta ngạc nhiên và sung sướng lắm, tha thiết cảm ơn cá vàng. Cá vảng quẫy đuôi rồi lặn mất xuống đáy biển sâu.

Ông lão cùng vợ trở về nhà, trong lòng biết ơn cá vàng tốt bụng. Mụ vợ đã nhận ra lỗi lầm cùa mình và xin ông lão tha thứ. Từ đó, dựa vào những gì cá vàng giúp đỡ hai vợ chồng ông lão chăm chỉ làm ăn, sống vui vẻ hoà thuận. Vợ ông lão cũng không còn mơ tưởng đến những gì quá xa xôi nữa.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 16

Một buổi sớm nọ, người làng thấy bà Trần mặt mũi tái xanh, cứ ngồi yên trên bậc cửa như kẻ mất hồn. Gặng hỏi mãi, bà mới cho biết đêm qua bà bị con hổ bắt đi nhưng may thay nó không ăn thịt. Người làng phải đợi đến tận trưa, khi đã định thần, bà Trần mới kể lại toàn bộ câu chuyện đêm qua.

Đêm ấy tôi đi ngủ sớm vì ngoài trời gió rét lạnh căm căm, nhưng đến khoảng nửa đêm, khi có tiếng gõ cửa, tôi giật mình tỉnh dậy. Tôi nghĩ chắc lại có ai gọi đi đỡ đẻ như thường lệ, tôi dậy và ra mở cửa ngay. Lạ thay ! Khi mở cửa, ngoài trời vẫn tối om mà tôi nhìn chẳng thấy ai. Ngỡ là mình mơ ngủ nên tôi lại đóng cửa đi vào, vừa đặt lưng lên giường tôi lại nghe tiếng gõ như lần trước. Tôi đứng dậy đi ra nhưng lần này vừa mở cửa, tôi liền trông thấy một con hổ đực rất to đang phóng thẳng về mình. Thế là tôi sợ hãi ngất đi.

Tỉnh dậy, tôi thấy mình nằm giữa một khoảng đất rộng bên cạnh là hai con hổ lớn. Lúc ấy tôi nghĩ, chắc mình chỉ còn đường chết. Nhưng quan sát kỹ, tôi thấy con hổ cái đang kêu gào lăn lộn, hai chân trước cào đất liên hồi. Ngay lúc ấy, hổ đực tiến lại gần tôi, nó lấy mõm hích hích vào tay tôi rồi nhìn thẳng về phía con hổ cái. Lúc ấy tôi sợ hãi vô cùng. Nhưng thấy tôi, mắt con hổ không dữ dằn mà còn tỏ vẻ van lơn, tôi cũng thấy đỡ lo. Lúc này, như một linh cảm, tôi nhìn vào bụng con hổ cái. Tôi phát hiện ra con hổ cái sắp sinh. Nghề nào thức nấy, vốn lúc nào tôi cũng mang theo túi thuốc trong người, tôi bèn lấy ra, hòa vào nước cho con vật uống. Tôi còn giúp xoa bụng hổ. Lát sau, Hổ cái sinh được ba chú hổ con. Hổ đực vô cùng mừng rỡ đùa giỡn với lũ con.

Một lúc sau, hổ đực quỳ xuống rồi đào lên ở một góc cây một cục bạc to. Hổ đực dùng miệng ngậm thả cục bạc vào tay tôi. Biết là hổ đền ơn, tôi bèn cầm lấy. Tôi vừa cầm cục bạc thì con hổ gật gật cái đầu rồi quay lưng đi trước. Trong đêm tối, tôi theo hổ ra đến bìa rừng mà còn thấy hãi hùng.

Nghe xong câu chuyện, người làng ai cũng mừng cho bà và khen vợ chồng con hổ có nghĩa.

Người làng còn kể tiếp: Năm ấy mất mùa, làng đói, nhờ cục bạc kia, bà Trần đã sống qua ngày. Lại nói về con hổ, một lần kia nó được một người tiều phu cứu vì lần ấy nó hóc phải một miếng xương bò. Về sau, mỗi năm, nó lại trả ơn người nọ một lần. Cho đến khi người ấy chết rồi con hổ vẫn sống ơn nghĩa như xưa.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 17

Ngày xưa có một em bé rất thông minh, tên em là Mã Lương. Cha mẹ em mất sớm. Em thích học vẽ từ nhỏ nhưng không có tiền để mua bút. Hàng ngày em tập vẽ bằng cách đi kiếm củi, em lấy que vạch xuống đất vẽ những con chim bay trên trời. Lúc cắt cỏ, em nhúng tay xuống nước vẽ con cá con tôm. Khi về nhà, em vẽ mọi đồ đạc lên tường.

Mã Lương học vẽ rất say mê và em tiến bộ rất mau. Em vẽ cái gì cũng giống như thật nhưng chỉ khổ nỗi là không có bút.

Một hôm, em nằm mơ thấy có một ông già râu tóc bạc phơ hiện ra đưa cho em một chiếc bút và nói:

- Đây là bút thần, nó sẽ giúp con nhiều.

Mã Lương vui sướng reo lên.

- Cây bút đẹp quá! Cháu cảm ơn ông, cảm ơn ông!

Mã Lương chưa kịp nói hết lời ông già đã biến mất. Khi tỉnh dậy, em thấy mình đang cầm cây bút thần đó và rất lấy làm lạ.

Mã Lương cầm cây bút vẽ con chim, chim tung cánh hay, vẽ con cá, cá trườn xuống nước. Mã Lương rất thích, rồi em cầm cây hút này đi vẽ cho những người nghèo khó trong làng, nhà nào thiếu cái gì Mã Lương vẽ cho cái đấy.

Chuyện đến tai tên địa chủ, hắn liền sai người đến bắt Mã Lương về nhà vẽ theo ý hắn. Mã Lương tính tình khảng khái nên không vẽ bất cứ cái gì mà tên nhà giàu độc ác yêu cầu. Hắn tức giận nhốt em vào trong chuồng ngựa. Vài hôm sau, hắn cứ tưởng là Mã Lương chết vì đói và lạnh. Lúc nhìn thì thấy Mã Lương đang ăn bánh và ngồi cạnh lò sưởi, hắn tức quá, bắt bọn đầy tớ đến giết Mã Lương để lấy cây bút thần.

Mười tên đầy tớ xông vào chuồng ngựa thì Mã Lương đã vượt qua tường bằng chiếc thang mà em vẽ. Thoát khỏi nhà tên địa chủ, Mã Lương vẽ một con ngựa và nhảy lên mình ngựa phóng đi. Chẳng bao lâu có tiếng ồn ào ở sau lưng, Mã Lương biết là bọn chúng tới gần, em giương cung bắn vào lên địa chủ và cưỡi ngựa phi thẳng. Sau mấy ngày đêm em dừng lại bên thị trấn nhỏ. Hàng ngày em vẽ tranh để đem bán sống qua ngày nhưng đều cố tình vẽ dở dang. Một hôm khi vẽ một con chim không có mắt, em vô tình đánh rơi giọt mực, mực rơi đúng vào chỗ mắt chim, con chim tung cánh bay. Việc đó làm chấn động đến cả thị trấn, rồi đến tai vua, vua bắt Mã Lương vào cung để vẽ. Mã Lương biết vua là kẻ tham lam nên em không vẽ, vua bảo em vẽ con rồng thì em vẽ con cóc ghẻ, vua bảo em vẽ con phượng thì em vẽ con gà trụi lông, nhà vua tức tối nhốt Mã Lương vào ngục và cướp cây bút thần. Nhà vua vẽ núi vàng song khi xem lại thì không phải là quả núi vàng mà là những tảng đá lớn. Rồi lão lại vẽ tiếp những thỏi vàng. Một viên chưa đủ, hắn còn muốn vẽ một thỏi vàng dài thật là dài, lúc nhìn lại thì không phải là thỏi vàng mà là một con mãng xà đang bò lại phía hắn. May có người đến cứu, nếu không thì nó đã cắn chết nhà vua. Biết nếu không có Mã Lương thì sẽ không làm gì được, vua đành thả Mã Lương ra và hứa sẽ gả công chúa cho. Mã Lương giả vờ đồng ý. Vua trả bút thần cho em vào bảo em vẽ biển, biển mênh mông không có sóng. Nhà vua ngắm nhìn rồi bảo:

- Sao biển này không có cá?

Mã Lương chấm vài chấm, biển hiện lên đầy cá khiến vua rất thích thú. Vua bảo Mã Lương vẽ một con thuyền để đi dạo. Có thuyền rồi, vua và các quần thần cùng hoàng hậu, công chúa, thái tử lên thuyền ra khơi.

Thuyền đi quá chậm. Vua đứng trên mũi thuyền kêu lớn: "Cho gió to lên, cho gió to lên!".

Mã Lương tô thêm vài nét bút đậm. Sóng biển nổi lên. Mã Lương lại tô thêm vài nét sóng nữa, sóng biển nổi lên cuồn cuộn. Biển động, vua cuống quýt kêu lên:

- Đừng cho gió thổi nữa. Đừng cho gió thổi nữa!

Mã Lương không hề đếm xỉa đến những lời nói đó mà cứ thế vẽ những đường cong lớn. Sóng biển xô vào bờ hết đợt này đến đợt khác.

Vua bị ướt hết quần áo một tay ôm lấy cột buồm một tay ra hiệu gào to: "Mã Lương không vẽ nữa". Mã Lương vờ như không nghe thấy, cứ tiếp tục vẽ. Gió bão càng to rồi vùi chôn cả thuyền vua vào lớp sóng dữ.

Sau khi vua chết, câu chuyện Mã Lương được truyền khắp nước. Không ai biết là Mã Lương đi đâu. Người ta đồn rằng chàng về nơi thôn dã sống yên bình bên những người nông dân lương thiện.

Kể chuyện sáng tạo - mẫu 18

Ngày ngày, ta dạo chơi trong những cánh rừng xinh đẹp, cho đến một hôm mải mê đi tìm những bông hoa đẹp ta đã lạc mất lối về. Giữa lúc đang băn khoăn, lo lắng thì ta bắt gặp một chàng trai cao to, tuấn tú. Chàng tới hỏi han về tình cảnh và vui vẻ đưa ta ra khỏi cánh rừng đó.

Sau nhiều lần gặp gỡ, ta biết được chàng là Lạc Long Quân, mình rồng, thường ở dưới nước, thỉnh thoảng mới lên sống ở cạn, chàng rất khoẻ mạnh và thường giúp đỡ dân làng diệt trừ yêu tinh, dạy dân cách trồng trọt.

Cảm phục trước con người tài đức ấy, chẳng bao lâu sau, ta và Lạc Long Quân đã nên vợ nên chồng. Cuộc sống của ta và chàng vô cùng hạnh phúc, ngày ngày ta cùng chàng dạo chơi khắp nơi, lúc trên rừng lúc xuống biển.

Một thời gian sau, ta có mang cả hai gia đình vô cùng mừng rỡ mong đợi đứa cháu đầu tiên ra đời. Còn Lạc long Quân chàng cũng vô cùng hạnh phúc chờ đợi đến ngày ta sinh nở. Vào một buổi sáng đẹp trời ta trở dạ. Tất cả mọi người hồi hộp, khấp khởi mong đợi. Thế nhưng thật lạ thay, ta lại sinh ra một cái bọc trăm trứng. Một thời gian sau, bọc nở ra một trăm người con trai. Chúng lớn nhanh như thổi, đứa nào cũng đẹp đẽ, khôi ngô khác thường.

Hàng ngày, vợ chồng con cái ta dắt nhau lên rừng ngắm hoa, tìm cỏ và có lẽ cuộc sống sẽ mãi như vậy nếu như ta không nhìn thấy nét mặt phảng phất buồn của Lạc Long Quân. Thỉnh thoảng ta lại thấy chàng đứng trên ngọn núi cao mắt dõi ra phía biển khơi, nơi có gia đình chàng đang mong đợi. Thế rồi một hôm Lạc Long Quân quyết định trở về gia đình của mình, để lại ta vò võ một mình với bầy con nhỏ. Chàng đi rồi ta ngày đêm mong đợi. Và lũ trẻ cũng không ngớt lời hỏi ta:

- Cha đâu hả mẹ? Bao giờ cha trở về chúng con?

Ta chẳng biết trả lời chúng ra sao vì chàng đi mà không hẹn ngày trở về. Hàng ngày mẹ con ta dắt nhau ra bờ biển ngóng về phía biển khơi mong mỏi bóng chàng trở về nhưng càng trông chờ càng chẳng thấy. Cho đến một ngày ta quyết định gọi chàng trở về và than thở:

- Chàng định bỏ thiếp và các con mà đi thật sao? Chàng có biết mẹ con thiếp ngày đêm mong đợi chàng?

Nghe ta hỏi như vậy Lạc Long Quân cũng rất buồn rầu và nói:

- Ta vốn nòi rồng ở miền nước thẳm, nàng là dòng tiên ở chốn non cao. Kẻ ở cạn, người ở nước, tính tình tập quán khác nhau, khó mà ăn ở cùng nhau một nơi lâu dài được. Nay ta đưa năm mươi con xuống biển, nàng đưa năm mươi con lên núi, chia nhau cai quản các phương.

Nghe chồng nói vậy ta giật mình phản đối:

- Không! Thiếp không muốn gia đình ta mỗi người một ngả. Thiếp không muốn xa các con, xa chàng.

Lạc Long Quân lại nói:

- Chúng ta đã từng sống hạnh phúc yêu thương, gắn bó với nhau, bởi thế ta tin rằng khoảng cách chẳng thể nào chia lìa được chúng ta, và sau này có khó khăn hoạn nạn cùng nhau chia sẻ giúp đỡ là được rồi.

Nghe lời khuyên giải của Lạc Long Quân ta thấy cũng có lí nên đành nghe theo. Ngày chia tay, nhìn chàng và năm mươi đứa con xa dần lòng ta buồn vô hạn, vậy là từ nay ta phải xa chúng thật rồi, biết bao giờ mới gặp lại nhau đây.

Người con trai cả của ta được tôn lên làm vua lấy hiệu là Hùng Vương đóng đô ở Phong Châu, đặt tên nước là Văn Lang. Còn lại, ta chia cho mỗi con một vùng đất để tự lập ra châu huyện, lập nên các dân tộc: Tày, Nùng, H’Mông, Thái, Mèo, Dao,… với những phong tục tập quán riêng, vô cùng phong phú.

Thế là từ bấy giờ, vợ chồng con cái chúng ta xa nhau nhưng ta và Lạc Long Quân vẫn không quên tình cũ, nhất là các con của ta, dù không ở gần nhau nhưng vẫn gắn bó keo sơn. Mỗi khi gặp khó khăn hoạn nạn chúng lại đoàn kết giúp đỡ nhau vượt qua.

Các cháu biết không, chúng ta đều là anh em một nhà, có chung nguồn gốc con lạc cháu hồng, bởi vậy các cháu cần đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau, các cháu nhé!

Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:

ĐỀ THI, BÀI TẬP CUỐI TUẦN, SÁCH ÔN TẬP DÀNH CHO KHỐI TIỂU HỌC

Bộ giáo án, bài giảng powerpoint, đề thi, sách dành cho giáo viên và bài tập cuối tuần, gia sư dành cho phụ huynh tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official

Tổng đài hỗ trợ đăng ký : 084 283 45 85

Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.

Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:

Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).

Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.


Giải bài tập lớp 5 Cánh diều khác
Tài liệu giáo viên