5+ Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời
Tìm đọc thêm ở nhà 1 bài văn (hoặc 1 bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời hay nhất với dàn ý chi tiết giúp học sinh có thêm tài liệu tham khảo để viết văn hay hơn.
5+ Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời
Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời - mẫu 1
Người tìm đường lên các vì sao là câu chuyện kể về nhà thiên văn học Xin-ôn-cốp-ki và hành trình chinh phục những vì sao của ông, và sau hơn 40 năm kiên trì nghiên cứu bền bỉ ông đã thực hiện được ước mơ tìm đường lên các vì sao
Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời - mẫu 2
Khung cảnh thiên nhiên mùa thu qua hình ảnh bầu trời xanh cùng giàn mướp hoa vàng với một vẻ đẹp thanh bình, yên ả. Qua đây, còn thể hiện nỗi niềm xúc động của tác giả khi đối diện với khung cảnh hiện tại và hoài niệm về quá khứ năm xưa trên quê hương đất mẹ
Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời - mẫu 3
Hành trình chinh phục bầu trời
Đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Đoàn bay 919 là nơi cung cấp nhiều thế hệ phi công Việt Nam cho hàng không nước nhà, là những sứ giả đưa Việt Nam kết nối với bạn bè thế giới.
"Hành trình chinh phục bầu trời" là chủ đề chương trình giao lưu do Báo Quân đội nhân dân tổ chức hôm nay 23/4, hướng tới chào mừng kỷ niệm 70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và 65 năm ngày truyền thống của Đoàn bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (1/5/1959 - 1/5/2024).
Chương trình giao lưu nhằm ôn lại lịch sử, truyền thống hào hùng của Trung đoàn Không quân vận tải 919, quá trình phát triển, trưởng thành của Trung đoàn và được Đoàn bay 919 kế thừa, tiếp nối.
Qua chương trình khẳng định vai trò cốt lõi, nền tảng của Đoàn bay 919 đối với Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam và tiếp tục góp phần phát triển ngành hàng không dân dụng Việt Nam, hiện thực hóa khát khao chinh phục bầu trời, vươn tầm thế giới.
Cách đây 65 năm vào ngày Quốc tế Lao động 1/5/1959, tại sân bay Gia Lâm, Hà Nội, Trung đoàn Không quân vận tải 919, đơn vị bay vận tải quân sự-hàng không dân dụng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) được thành lập. Đây cũng là đơn vị tiền thân của Đoàn bay 919 thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) hiện nay.
Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Trung đoàn Không quân vận tải 919 đã trực tiếp tham gia chiến đấu; đồng thời, thực hiện nhiệm vụ vận tải quân sự kết hợp phục vụ dân dụng, lập nên nhiều chiến công hiển hách. Lực lượng phi công của Trung đoàn thường xuyên được bổ sung cho lực lượng phi công tiêm kích để trực tiếp chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ.
Trung đoàn 919 đã lập những chiến công vang dội như đánh chìm và bắn hỏng hai tàu địch trong Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968; chở phái đoàn Việt Nam sang Pháp đàm phán và ký Hiệp định Paris lịch sử; cứu trợ đồng bào lũ lụt trong trận vỡ đê sông Hồng năm 1971…
Tham gia chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lực lượng không quân vận tải – hàng không dân dụng đã thực hiện hàng trăm chuyến bay, cơ động cán bộ, chiến sĩ, vận chuyển vũ khí, phương tiện kỹ thuật, thuốc men… đáp ứng nhu cầu cấp bách cho chiến dịch. Sau ngày toàn thắng, các chuyến bay của không quân vận tải đã đưa lãnh đạo Đảng, Nhà nước vào thành phố Sài Gòn (nay là Tp. Hồ Chí Minh) dự lễ mừng chiến thắng.
Năm 1989, ngành hàng không dân dụng Việt Nam có sự chuyển đổi cơ chế quan trọng, tách khỏi Quân đội, chuyển sang trực thuộc Chính phủ. Ngày 29/8/1989, Hội đồng Bộ trưởng có quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam trên cơ sở Tổng cục Hàng không dân dụng Việt Nam. Theo cơ chế mới, Đoàn bay 919 trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam. Đây cũng là bước ngoặt chuyển đổi quan trọng của hoạt động kinh doanh vận tải hàng không phục vụ phát triển kinh tế đất nước.Năm 1993, Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam được thành lập trên cơ sở các đơn vị thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam trước đây do Cục Hàng không dân dụng quản lý. Đoàn bay 919 là đơn vị thành viên trực thuộc Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam.
Ngày 27/5/1995, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định thành lập Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) trên cơ sở sắp xếp lại các doanh nghiệp, đơn vị trong ngành hàng không, lấy Hãng Hàng không quốc gia làm nòng cốt. Theo cơ chế mới, Đoàn bay 919 là đơn vị thành viên trực thuộc Tổng công ty Hàng không Việt Nam.
Sinh ra từ lực lượng quân đội, trưởng thành trong kháng chiến, trải qua 30 năm do quân đội trực tiếp quản lý, Trung đoàn Không quân vận tải 919 sau này là Đoàn bay 919 đã được đào luyện, thử thách trong môi trường kỷ luật, nền nếp, tác phong quân đội, thấm nhuần phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ. Đây là những đức tính rất cần thiết đối với đội ngũ phi công, lao động kỹ thuật đặc biệt, đòi hỏi tính kỷ luật cao, chu đáo, chặt chẽ trong từng chi tiết. Môi trường này đã tạo cho cán bộ, chiến sĩ Đoàn bay 919 sau này tinh thần không ngại khó khăn, gian khổ, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đến nay, Đoàn bay 919 không ngừng phát triển với những thế hệ phi công kế thừa xứng đáng, không ngừng trau dồi kiến thức, kinh nghiệm, làm chủ khoa học công nghệ, đáp ứng yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng của Hãng hàng không quốc gia, đóng góp xứng đáng cho ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Đối với ngành hàng không dân dụng Việt Nam, Đoàn bay 919 là nơi cung cấp nhiều thế hệ phi công Việt Nam cho hàng không nước nhà, là những sứ giả đưa Việt Nam kết nối với bạn bè thế giới cũng như góp phần thúc đẩy giao thương, văn hóa, chính trị qua những chuyến bay. Đơn vị cũng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quốc phòng - an ninh khi có tình huống, cũng như đồng hành cùng cả nước trước thiên tai, dịch họa với những chuyến bay đặc biệt. Đoàn bay 919 xứng đáng là niềm tự hào của Vietnam Airlines và ngành hàng không dân dụng Việt Nam.
Bài văn (hoặc bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về bầu trời và việc khám phá, chinh phục bầu trời - mẫu 4
Giấc mơ chinh phục bầu trời
Được bay lơ lửng giữa trời xanh, phiêu lưu cùng gió, ngắm nhìn mặt đất bằng chính “đôi cánh” của mình, đó là những gì mà dù lượn đem đến cho người đam mê môn thể thao mạo hiểm này.
Hơn 3 tháng trở lại đây, cứ buổi chiều có gió, anh Nguyễn Trung Kiên, phường Bắc Lệnh (thành phố Lào Cai) lại ra sân vận động tập các động tác bay. Tự đón hướng gió, tập chạy và các thao tác trên mặt đất, anh mong có cơ hội được chính thức bay lượn trên bầu trời.
Anh Kiên biết đến dù lượn khi huyện Bát Xát lần đầu tiên tổ chức môn thể thao này tại xã Sàng Ma Sáo và “phải lòng” môn thể thao này ngay khi thấy các phi công bay lượn trên bầu trời một cách thuần thục. Vốn là người thích các môn thể thao như chạy bộ, leo núi, nhiều đỉnh núi, những cung đường trekking đã được anh khám phá và giờ đây “chinh phục” bầu trời là mục tiêu tiếp theo mà anh Kiên đặt ra cho mình. Từ ngày biết về dù lượn, anh tích cực tìm hiểu, tìm cơ hội để được tham gia bay. Tuy nhiên, hầu hết lớp dạy bay và tổ chức bay thường ở các thành phố lớn hoặc các địa phương khác. Hơn nữa, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nên nhiều năm đã qua, giấc mơ của anh vẫn chưa được thực hiện.
Sau một thời gian tìm hiểu, anh biết một số người trên địa bàn thành phố Lào Cai cũng yêu thích môn này, thậm chí có người đã bay thuần thục nên đã làm quen và nhờ chỉ dẫn. Anh Kiên tâm sự: "Mỗi ngày, tôi đều nghiêm túc tập luyện, hy vọng sẽ sớm được thể hiện các kỹ năng mà mình học. Dù lượn không có nhiều động tác nhưng đòi hỏi người chơi phải cẩn trọng và có sức bền. Khó khăn và mệt nhất là chạy để cất cánh, khi đó cần sự bổ trợ từ các môn thể thao mà tôi yêu thích trước đó như leo núi, chạy bộ...".
Khác với anh Trung Kiên, anh Hồ Sĩ Chung, phường Kim Tân (thành phố Lào Cai) đã có kinh nghiệm bay dù lượn nhiều lần. Anh Chung là người thích mạo hiểm, khám phá, ước mơ được bay lượn ngắm nhìn mọi thứ từ trên cao nên môn đầu tiên anh tìm hiểu là nhảy dù. Tuy nhiên, tất cả mới chỉ dừng lại ở tìm hiểu và nghiên cứu. Dần dà, anh quen biết một số người bạn ở Hà Nội và biết đến dù lượn.
Chia sẻ về lần đầu được bay, anh Chung cho biết: Cảm giác lâng lâng, sung sướng, cơ thể mình được nhấc lên cao, tầm nhìn mở rộng bao la, thấy rõ những ngôi làng, sông suối, núi đồi từ trên cao. Xen lẫn cảm giác đó là sự sợ hãi, cố gắng làm chủ bản thân khi cơn gió thổi qua, toàn bộ cơ thể như muốn văng ra ngoài không gian vô tận.
Dần dần anh cũng quen, bởi kinh nghiệm bay nhiều hơn, kiểm soát cánh dù tốt hơn. Dù lượn cất cánh từ đỉnh đồi và hoạt động hoàn toàn trên cao nên thường được xếp vào loại hình thể thao mạo hiểm, đòi hỏi người chơi phải có sức khỏe, can đảm.
Nói về rủi ro và sự mạo hiểm của bộ môn này, anh Chung chia sẻ: Rủi ro thì môn thể thao mạo hiểm nào cũng có, nếu đem so sánh thì môn dù lượn có độ an toàn rất cao và có quy tắc an toàn khắt khe nên giảm thiểu được phần lớn rủi ro. Những rủi ro thường xảy ra do người chơi chủ quan, chưa nắm chắc kỹ thuật mà đã bay, khi bay tinh thần chưa tốt và thiếu kinh nghiệm xử lý sự cố.
Anh Chung là người bay độc lập nên mỗi lần bay anh đều dành thời gian tìm hiểu, học hỏi rất nhiều về lý thuyết lẫn thực hành môn này và xem xét kỹ lưỡng mọi tình huống trước khi cất cánh. Một mình giữa bầu trời rộng lớn, trên độ cao hàng trăm mét, những người chơi dù lượn như anh Chung được tôi luyện tinh thần thép, ý chí kiên định và sự điềm tĩnh, vững vàng để xử lý các tình huống bất ngờ.
“Điểm thú vị của dù lượn là kỹ thuật tìm ra các cột khí nóng hoặc các cơn gió bật vào núi để nâng dù lên. Nếu biết chế ngự các cơn gió, người chơi dù lượn lâu năm có thể du hành trên những cơn gió nhiều giờ”, anh Chung chia sẻ thêm.
Ngoài bay độc lập, người chơi có thể bay đôi với sự hỗ trợ từ phi công hoặc người bay có nhiều kinh nghiệm. Với người đam mê môn thể thao này, khi kỹ thuật bay còn hạn chế có thể lựa chọn hình thức bay đôi.
Là người ưa mạo hiểm, chị Lương Thị Việt Hưng (phường Phan Si Păng, thị xã Sa Pa) đã có 3 lần bay lượn trên bầu trời. Chị Hưng tâm sự: "Lần đầu được bay, tôi rất hồi hộp, có chút lo lắng. Thế nhưng, nhờ sự động viên và hướng dẫn nhiệt tình của các phi công nên tôi tự tin và yên tâm hơn. Lần đầu tiên được bay lên cao, cơ thể ở giữa khoảng không bao la, chơi đùa với những đám mây, với từng cơn gió, tôi như quên đi mọi thử thách trong cuộc sống hằng ngày".
Chị Hưng cũng cho biết thêm: Đây là môn cho nhiều cảm xúc, từ sợ hãi đến phấn khích. Nếu có điều kiện về kinh tế và thời gian thì nhất định tôi sẽ tham gia nhiều hơn nữa hoặc có thể học thêm về môn này để bay độc lập.
Ngày nay, dù lượn đang trở nên phổ biến. Ở Lào Cai hiện chưa có lớp học hoặc câu lạc bộ nào về môn này. Một số người yêu thích dù lượn tự trao đổi và tập luyện. Vừa qua, UBND huyện Bát Xát phối hợp với Hội Dù lượn thành phố Hà Nội tổ chức khảo sát địa điểm bay dù lượn tại địa phương. Qua khảo sát thực tế, khu vực đồi Trứng, thôn Sỉn Trồ, xã Dền Thàng được các phi công đến từ Hội Dù lượn thành phố Hà Nội đánh giá rất cao. Đây là một trong những địa điểm đẹp, có địa hình và điều kiện thuận lợi để người đam mê dù lượn thi triển kỹ năng bay. Địa điểm hạ cánh tại thôn Làng Mới, xã Sàng Ma Sáo là nơi lý tưởng với địa hình tương đối bằng phẳng.
Mỗi năm, vào mùa thu, huyện Bát Xát đều tổ chức trình diễn và tạo cơ hội để du khách được tham gia bay dù lượn. Với những trải nghiệm thú vị và chất tự do rất riêng của dù lượn, chắc chắn đây sẽ là môn thể thao phát triển trong thời gian tới trên địa bàn Lào Cai.
Xem thêm các bài viết Tập làm văn lớp 5 hay khác:
- Con người chinh phục bầu trời bằng những cách nào?
- Con người chinh phục bầu trời để làm gì?
- Em hãy đóng vai chi đội trưởng, viết chương trình hoạt động của chi đội kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
- Em hãy đóng vai lớp trưởng, viết chương trình của lớp em tham quan một di tích lịch sử
- Giới thiệu với bạn về một tác phẩm (câu chuyện hoặc bài thơ, bài văn, bài báo, vở kịch) mà em đã đọc về con người chinh phục bầu trời
Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 5 hay khác:
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 Cánh diều
- Giải lớp 5 Cánh diều (các môn học)
- Giải lớp 5 Kết nối tri thức (các môn học)
- Giải lớp 5 Chân trời sáng tạo (các môn học)
Đã có app VietJack trên điện thoại, giải bài tập SGK, SBT Soạn văn, Văn mẫu, Thi online, Bài giảng....miễn phí. Tải ngay ứng dụng trên Android và iOS.
Theo dõi chúng tôi miễn phí trên mạng xã hội facebook và youtube:Loạt bài Giải Tiếng Việt lớp 5 của chúng tôi được biên soạn bám sát nội dung sgk Tiếng Việt lớp 5 Tập 1 và Tập 2 Cánh diều (NXB Đại học Sư phạm).
Nếu thấy hay, hãy động viên và chia sẻ nhé! Các bình luận không phù hợp với nội quy bình luận trang web sẽ bị cấm bình luận vĩnh viễn.
- Giải sgk Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Tiếng Việt lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Vở bài tập Toán lớp 5 - Cánh diều
- Giải Tiếng Anh lớp 5 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Smart Start
- Giải sgk Tiếng Anh lớp 5 Family and Friends
- Giải sgk Đạo đức lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Khoa học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Tin học lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Công nghệ lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Âm nhạc lớp 5 - Cánh diều
- Giải sgk Mĩ thuật lớp 5 - Cánh diều