Giải Toán 12 trang 58 Tập 1 Kết nối tri thức

Với Giải Toán 12 trang 58 Tập 1 trong Bài 6: Vectơ trong không gian Toán 12 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Toán 12 trang 58.

Giải Toán 12 trang 58 Tập 1 Kết nối tri thức

Quảng cáo

Bài 2.1 trang 58 Toán 12 Tập 1: Trong không gian, cho ba vectơ a,b,c phân biệt và đều khác 0. Những mệnh đề nào sau đây là đúng?

a) Nếu ab  đều cùng hướng với c  thì a và b cùng hướng.

b) Nếu ab  đều ngược hướng với c thì a và b cùng hướng.

c) Nếu ab đều cùng hướng với cthì a và b  ngược hướng.

d) Nếu a và b đều ngược hướng với c thì a  và b  ngược hướng.

Lời giải:

Các câu đúng là:

a) Nếu a và b đều cùng hướng với c thì a và b cùng hướng.

b) Nếu ab đều ngược hướng với c thì abcùng hướng.

Quảng cáo

Bài 2.2 trang 58 Toán 12 Tập 1: Cho hình hộp chữ nhật ABCD.A'B'C'D' có AB = 2, AD = 3 và AA' = 4. Tính độ dài của các vectơ BB',BDBD'.

Lời giải:

Bài 2.2 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp chữ nhật nên AA' = BB' = DD' = 4. Suy ra BB'=4.

Xét ∆ABD vuông tại A, có BD=AB2+AD2=4+9=13.

Suy ra BD=13 .

Xét ∆DD'B vuông tại D, có BD'=DB2+DD'2=13+16=29.

Suy ra BD'=29 .

Quảng cáo

Bài 2.3 trang 58 Toán 12 Tập 1: Một chiếc bàn cân đối hình chữ nhật được đặt trên mặt sàn nằm ngang, mặt bàn song song với mặt sàn và bốn chân bàn vuông góc với mặt sàn như Hình 2.29. Trọng lực tác dụng lên bàn (biểu thị bởi vectơ a) phân tán đều qua bốn chân bàn và gây nên các phản lực từ mặt sàn lên các chân bàn (biểu thị bởi các vectơ b,c,d,e).

a) Hãy chỉ ra mối quan hệ về phương và hướng của các vectơ a,b,c,d và e.

b) Giải thích vì sao các vectơ b,c,d,e đôi một bằng nhau.

Bài 2.3 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Lời giải:

a) Các vectơ a,b,c,d và e đều cùng phương với nhau.

Các vectơ b,c,d,e đều ngược hướng với a nên các vectơ b,c,d,e cùng hướng với nhau.

b) Do trọng lực phân tán đều qua các chân bàn nên các phản lực có độ lớn như nhau.

Suy ra các vectơ b,c,d,e có độ dài bằng nhau hơn nữa b,c,d,e cùng hướng với nhau nên các vectơ b,c,d,e đôi một bằng nhau.

Quảng cáo

Bài 2.4 trang 58 Toán 12 Tập 1: Cho hình hộp ABCD.A'B'C'D'. Chứng minh rằng:

a) AB+DD'+C'D'=CC';

b) AB+CD'CC'=0 ;

c) BCCC'+DC=A'C .

Lời giải:

Bài 2.4 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

a) AB+DD'+C'D'=CC'

Vì ABCD.A'B'C'D' là hình hộp nên các mặt là hình bình hành

Nên AB=DC;C'D'=CD.

Do đó AB+DD'+C'D'=DC+DD'+CD=DC+CD+DD'=DD'=CC' .

b) AB+CD'CC'=0

AB=DC  nên DC+CD'CC'=DD'DD'=0.

c) BCCC'+DC=A'C

Ta có BCCC'+DC=CB+CC'+CD=CA'=A'C  (quy tắc hình hộp).

Bài 2.5 trang 58 Toán 12 Tập 1: Cho hình lăng trụ tam giác ABC.A'B'C' có AA'=a,AB=bAC=c . Hãy biểu diễn các vectơ sau qua các vectơ a,b,c:

a) AB' ;                                      b) B'C ;                                      c) BC' .

Lời giải:

Bài 2.5 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

a) Vì ABB'A' là hình bình hành nên AA'=BB' .

AB'=AB+BB'=b+a.

b) B'C=B'B+BC=BB'+BA+AC=BB'AB+AC=ab+c.

c) BC'=BC+CC'=ACAB+AA'=cb+a .

Bài 2.6 trang 58 Toán 12 Tập 1: Cho hình chóp tứ giác S.ABCD. Chứng minh rằng tứ giác ABCD là hình bình hành nếu và chỉ nếu SA+SC=SB+SD.

Lời giải:

Bài 2.6 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Chứng minh: Nếu ABCD là hình bình hành thì SA+SC=SB+SD .

Vì ABCD là hình bình hành nên

  AD=BC SDSA=SCSBSA+SC=SB+SD.

Chứng minh: Nếu SA+SC=SB+SD  thì ABCD là hình bình hành.

Có SA+SC=SB+SD SASD=SBSCDA=CB .

Suy ra ABCD là hình bình hành.

Bài 2.7 trang 58 Toán 12 Tập 1: Cho hình chóp S.ABC. Trên cạnh SA, lấy điểm M sao cho SM = 2AM. Trên cạnh BC, lấy điểm N sao cho CN = 2BN. Chứng minh rằng MN=13SA+BC+AB .

Lời giải:

Bài 2.7 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Ta có MN=MA+AB+BN (1).

Vì SM = 2AM nên MA=13SA ; CN = 2BN nênBN=13BC (2).

Từ (1), (2), ta có MN=13SA+BC+AB.

Bài 2.8 trang 58 Toán 12 Tập 1: Trong Luyện tập 8, ta đã biết trọng tâm của tứ diện ABCD là một điểm I thỏa mãn AI=3IG, ở đó G là trọng tâm của tam giác BCD. Áp dụng tính chất trên để tính khoảng cách từ trọng tâm của một khối rubik (đồng chất) hình tứ diện đều đến một mặt của nó, biết rằng chiều cao của khối rubik là 8 cm (H.2.30).

Bài 2.8 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Lời giải:

Bài 2.8 trang 58 Toán 12 Kết nối tri thức Tập 1 | Giải Toán 12

Giả sử khối rubik (đồng chất) hình tứ diện đều được mô phỏng như hình vẽ.

G là trọng tâm ∆BCD, I là trọng tâm của tứ diện

Vì ABCD là hình tứ diện đều nên AG⊥(BCD) và AG = 8 cm.

AI=3IG nên 3 điểm A, I, G thẳng hàng và IG=14AG .

Do đó IG ⊥ (BCD). Khi đó dI,BCD=IG=14AG=2  cm.

Vậy khoảng cách từ trọng tâm của khối rubik đến mỗi mặt là 2 cm.

Lời giải bài tập Toán 12 Bài 6: Vectơ trong không gian hay khác:

Xem thêm lời giải bài tập Toán lớp 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Xem thêm các tài liệu học tốt lớp 12 hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên