200+ Trắc nghiệm Dược lý 1 (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Dược lý 1 có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Dược lý 1 đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Dược lý 1 (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1. Nguồn gốc của thuốc, chọn câu sai:

A. Từ thực vật

B. Từ động vật

C. Từ khoáng vật

D. Từ chất hữu cơ

Câu 2. Khái niệm dược lực học:

A. Là môn khoa học nghiên cứu về thuốc

B. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống

C. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc

D. Động học của sự hấp thu, phân phối, chuyển hóa và thải trừ thuốc

Quảng cáo

Câu 3. Khái niệm về dược động học:

A. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc

B. Nghiên cứu tác dụng phụ, tác dụng không mong muốn hay tác dụng ngoại ý

C. Nghiên cứu số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng, tác dụng phụ

D. Nghiên cứu tuổi, trạng thái bệnh, trạng thái sinh lý

Câu 4. Vai trò của dược động học:

A. Giúp người thầy thuốc biết cách chọn đường đưa thuốc vào cơ thể

B. Giúp người thầy thuốc biết số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc, tác dụng phụ

C. Là động học của sự hấp thu, phân giải, chuyển hóa và thải trừ thuốc

D. Đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc

Câu 5. Dược lý thời khắc là:

Quảng cáo

A. Không nói về hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các thay đổi của môi trường sống

B. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc

C. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể

D. Số lần dùng thuốc trong ngày, liều lượng thuốc

Câu 6. Dược lý thời khắc, chọn câu sai:

A. Người thầy thuốc cần biết để chọn thời điểm và liều lượng thuốc tối ưu

B. Hoạt động sinh lý của người và động vật chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các thay đổi của môi trường sống như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm…

C. Các hoạt động này biến đổi nhịp nhàng, có chu kỳ, gọi là nhịp sinh học (trong ngày, trong tháng, trong năm)

D. Tác động của thuốc cũng không có thể thay đổi theo nhịp này

Câu 7. Khái niệm dược lý di truyền:

A. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc do nguyên nhân di truyền

B. Nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc

C. Nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống

D. Nghiên cứu trên súc vật thực nghiệm để xác định được tác dụng, cơ chế tác dụng, độc tính, liều điều trị, liều độc

Quảng cáo

Câu 8. Phân biệt dược lực học và dược động học:

A. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tương tác của môi trường lên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc.

B. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của môi trường lên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của thuốc đến cơ thể sống.

C. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về tác động của cơ thể đến thuốc

D. Dược lực học (Pharmacodynamics) thì nghiên cứu tác động qua lại của thuốc và cơ thể sống. Dược động học (Pharmacokinetics) thì nghiên cứu về cơ chế tác động thuốc lên cơ thể sống

Câu 9. Chọn nhận định sai:

A. Không có thuốc nào vô hại

B. Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất

C. Chỉ dùng khi thật cần, hết sức tránh lạm dụng thuốc

D. Các thuốc có cùng hoạt chất thì có thể thay thế lẫn nhau

Câu 10. Chọn nhận định đúng:

A. Trong quá trình hành nghề, thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến thức dược lý của các thuốc mới hoặc những hiểu biết mới, những áp dụng mới của các thuốc cũ

B. Các chỉ định của thuốc là không thay đổi

C. Đối tượng bệnh nhân cho từng thuốc không đổi

D. Các bác sĩ, dược sĩ được thay đổi chỉ định dùng thuốc theo kinh nghiệm bản thân

Câu 11. Dược lý cảnh giác hay Cảnh giác thuốc là:

A. Môn khoa học chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng

B. Môn khoa học giao thoa giữa Dược lý – Di truyền – Hoá sinh và Dược động học

C. Nghiên cứu những thay đổi về tình cảm thụ của cá thể, của gia đình hay chủng tộc với thuốc

D. Nghiên cứu ảnh hưởng của nhịp sinh học trong ngày, trong năm đến tác động của thuốc

Câu 12. Chọn câu đúng:

A. Cảnh giác thuốc (Pharmacovigilance) chuyên thu thập và đánh giá một cách có hệ thống các phản ứng độc hại có liên quan đến việc dùng thuốc trong cộng đồng

B. Phản ứng độc hại là những phản ứng không mong muốn xảy ra một cách ngẫu nhiên với các liều thuốc vẫn dùng để dự phòng, chẩn đoán hay điều trị bệnh

C. Có thể sau khi dùng phổ biến mới phát hiện được tác dụng gây độc của thuốc

D. Tất cả đúng

Câu 13. Về di truyền người thiếu men gì thì dễ bị tan máu do dùng sulfamid, thuốc chống sốt rét… ngay cả với liều điều trị thông thường:

A. G6PD

B. G6PP

C. G4PD

D. G4PP

Câu 14. Kể tên 4 quá trình xảy ra khi thuốc vào cơ thể theo đúng trình tự:

A. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ

B. Phân phối, Hấp thu, Chuyển hóa, Thải trừ

C. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ

D. Hấp thu, Chuyển hóa, Phân phối, Thải trừ

Câu 15. Các quá trình dược động học không bao gồm:

A. Hấp thu

B. Phân phối

C. Tích lũy

D. Thải trừ

Câu 16. Kể tên 4 quá trình dược động học:

A. Hấp thu, Phân phối, Chuyển hóa, Thải trừ

B. Hấp thu, Phân bố, Chuyển hóa, Thải trừ

C. Cả A, B đều đúng

D. Cả A, B đều sai

Câu 17. Chọn câu sai:

A. Giai đoạn đầu tiên khi thuốc vào cơ thể là quá trình hấp thu

B. Quá trình hấp thu chỉ xảy ra ở đường tiêu hóa

C. Hấp thu chịu ảnh hưởng của dạng bào chế

D. Hấp thu qua đường tiêm xảy ra nhanh hơn đường uống

Câu 18. Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử:

A. PM ≤ 600

B. PM ≤ 500

C. PM ≤ 700

D. PM ≤ 200

Câu 19. Nhận định nào sau đây là sai:

A. Để thực hiện được những quá trình dược động học, thuốc phải vượt qua các màng tế bào

B. Thuốc là các acid hoặc các base yếu

C. Thuốc là các phân tử thường có khối lượng phân tử PM ≤ 500

D. Thuốc đa số có PM từ 100 – 1.000

Câu 20. Tính chọn lọc của receptor thể hiện bởi đặc điểm:

A. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ duy nhất đủ với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác

B. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc lớn hơn với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác

C. Phân tử thuốc cần đạt được một kích cỡ đủ hoặc nhỏ hơn với kích thước của receptor đặc hiệu để thuốc không gắn được vào các receptor khác

D. Tất cả đều đúng

Câu 21. Phát biểu nào sau đây là không phù hợp:

A. Thuốc tan tốt trong mỡ ít có khả năng thấm vào hệ thần kinh trung ương hơn so với thuốc tan trong nước

B. Thuốc được phân bố chủ yếu ở những nơi có mức cung cấp máu dồi dào như tim, phổi, gan, thận

C. Tỷ lệ thuốc gắn kết với protein huyết tương ảnh hưởng lớn đến sự phân phối của thuốc

D. Thuốc có tỷ lệ gắn kết với protein huyết tương càng cao thì tỷ lệ thuốc ở dạng tự do càng thấp, tác dụng thuốc càng yếu

Câu 22. Hấp thu thuốc là quá trình vận chuyển thuốc từ nơi đưa thuốc vào (cửa ngõ vào) tới:

A. Máu

B. Dịch nội mô

C. Huyết tương

D. Tất cả đúng

Câu 23. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thu của thuốc:

A. Ảnh hưởng của đường đưa thuốc vào cơ thể

B. Ảnh hưởng của dạng bào chế

C. Ảnh hưởng của dạng bào chế

D. Tất cả đúng

Câu 24. Chọn câu sai:

A. Hấp thu thuốc qua đường uống chịu ảnh hưởng của trạng thái lý hóa của dạ dày và ruột

B. Các phản ứng giữa thuốc với thức ăn và các thành phần khác của dịch tiêu hóa có thể ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc

C. Các dạng bào chế thuốc của thuốc không ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc

D. Độ phân ly của thuốc trong dịch tiêu hóa ảnh hưởng đến sự hấp thu của thuốc

Câu 25. Sự thay đổi pH có thể làm thay đổi khả năng hấp thu thuốc:

A. Giảm hấp thu với acid yếu, tăng hấp thu với base yếu

B. Giảm hấp thu với base yếu, tăng hấp thu với acid yếu

C. Giảm hấp thu với acid yếu, tăng hấp thu với base yếu

D. Giảm hấp thu với base yếu, tăng hấp thu với acid yếu

Câu 26. Thuốc tan trong nước được hấp thu qua màng bằng cơ chế khuếch tán thụ động ở trạng thái:

A. Không ion hóa

B. Ion hóa

C. Không phân ly

D. Không câu nào đúng

Câu 27. Nhận định đúng về chuyển hóa của thuốc trong cơ thể:

A. Đa số thuốc được chuyển hóa ở gan

B. Các thuốc bị chuyển hóa chủ yếu bởi hệ enzym monooxygenase gắn với cytochrom P450

C. Các thuốc chuyển hóa qua 2 pha (pha 1 và pha 2)

D. Tất cả đúng

Câu 28. Những đường dùng thuốc nào sau đây không qua gan chuyển hóa lần đầu:

A. Tiêm dưới da

B. Đặt trực tràng

C. Đường uống

D. Cả A, B, C đều đúng

Câu 29. Chọn câu sai:

A. Chuyển hóa lần đầu qua gan làm thuốc bị mất hoạt tính rất nhiều

B. Các thuốc chuyển hóa qua gan làm tăng sinh khả dụng của thuốc

C. Các thuốc chuyển hóa qua gan làm giảm sinh khả dụng của thuốc

D. Thuốc khi chuyển hóa qua gan một phần có thể trở thành chất có hoạt tính (tiền thuốc)

Câu 30. Cơ quan thải trừ thuốc quan trọng nhất:

A. Gan

B. Da

C. Thận

D. Phổi

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác