200+ Trắc nghiệm Triết học (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Triết học có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Triết học đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Triết học (có đáp án)

Quảng cáo

Câu 1: Chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời vào những năm nào của thế kỷ XIX?

A. Những năm 30 của thế kỷ XIX.

B. Những năm 40 của thế kỷ XIX.

C. Những năm 50 của thế kỷ XIX.

D. Những năm 20 của thế kỷ XIX.

Câu 2: Quan điểm nào cho rằng: mọi sự vật, hiện tượng chỉ là “phức hợp những cảm giác” của con người, của chủ thể nhận thức là quan điểm thể hiện lập trường triết học nào?

A. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

B. Chủ nghĩa duy tâm khách quan.

C. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

D. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Quảng cáo

Câu 3: Hãy cho biết, trong những vấn đề dưới đây, việc giải quyết vấn đề nào sẽ là tiêu chuẩn để xác định lập trường thế giới quan của các triết gia và học thuyết của họ:

A. Vấn đề giai cấp.

B. Vấn đề con người.

C. Vấn đề dân tộc.

D. Vấn đề cơ bản của triết học.

Câu 4: Tại sao chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng ra đời là tất yếu khách quan?

A. Do có những tiền đề khách quan quy định.

B. Do có những điều kiện, tiền đề khách quan và chủ quan chín muồi quy định.

C. Do có những tiền đề chủ quan quy định.

D. Do có những tiền đề khoa học quy định.

Quảng cáo

Câu 5: Hãy chỉ ra quan niệm đầy đủ, đúng đắn về triết học

A. Hệ thống tri thức về kinh tế và chính trị.

B. Hệ thống tri thức lý luận chung nhất về thế giới và vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy.

C. Nghệ thuật tranh luận.

D. Khoa học của mọi khoa học.

Câu 6: Nguồn gốc của sự ra đời triết học là

A. Nguồn gốc nhận thức.

B. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc tự nhiên.

C. Nguồn gốc xã hội.

D. Nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội.

Câu 7:Đối tượng nghiên cứu của triết học Mác – Lênin là

Quảng cáo

A. Những quy luật kinh tế.

B. Những quy luật xã hội.

C. Những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.

D. Những quy luật chính trị - xã hội.

Câu 8: Hình thức cơ bản của phép biện chứng trong lịch sử là

A. Phép biện chứng mộc mạc chất phác cổ đại.

B. Phép biện chứng duy tâm cổ điển Đức.

C. Phép biện chứng duy vật.

D. Cả A, B và C.

Câu 9:Ba hình thức cơ bản của chủ nghĩa duy vật trong lịch sử là

A. Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác cổ đại; Chủ nghĩa duy kinh tế; Chủ nghĩa duy vật tầm thường.

B. Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác cổ đại; Chủ nghĩa duy vật siêu hình cận đại; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

C. Chủ nghĩa duy vật mộc mạc, chất phác cổ đại; Chủ nghĩa duy vật tầm thường; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

D. Chủ nghĩa duy kinh tế; Chủ nghĩa duy vật siêu hình; Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

Câu 10:Chọn Đáp án đúng nhất:

A. Triết học Mác – Lênin là sự thống nhất của thế giới quan duy tâm và nhân sinh quan khoa học.

B. Triết học Mác – Lênin là sự thống nhất của thế giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng.

C. Triết học Mác – Lênin là sự thống nhất của thế giới quan duy vật và khoa học tự nhiên.

D. Triết học Mác – Lênin là sự thống nhất của triết học và các khoa học cụ thể.

Câu 11: Mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản của triết học là

A. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

B. Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào?

C. Ý thức quyết định vật chất.

D. Vật chất và ý thức cùng song song tồn tại.

Câu 12: Mặt thứ hai của vấn đề cơ bản của triết học là

A. Con người có khả năng nhận thức được thế giới hay không?

B. Bản chất của thế giới là vật chất hay ý thức?

C. Ý thức quyết định vật chất.

D. Vật chất và ý thức cùng song song tồn tại.

Câu 13:Chủ nghĩa duy tâm có những hình thức cơ bản nào

A. Chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

B. Chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh.

C. Chủ nghĩa duy thực và phiếm thần luận.

D. Chủ nghĩa duy danh và phiếm thần luận.

Câu 14: Hãy sắp xếp thế giới quan theo trình độ phát triển

A. Thế giới quan tôn giáo – Thế giới quan triết học – Thế giới quan huyền thoại.

B. Thế giới quan huyền thoại – Thế giới quan tôn giáo – Thế giới quan triết học.

C. Thế giới quan tôn giáo – Thế giới quan huyền thoại – Thế giới quan triết học.

D. Thế giới quan triết học – Thế giới quan tôn giáo – Thế giới quan huyền thoại.

Câu 15:Điền từ còn thiếu trong câu sau “... là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về cuộc sống và vị trí của con người trong thế giới đó”.

A. Phương pháp luận.

B. Phương pháp.

C. Nhân sinh quan.

D. Thế giới quan.

Câu 16:Câu nói “Không thể tắm hai lần trên cùng một dòng sông” là của nhà triết học nào dưới đây

A. Ta lét.

B. Đêmôcrít.

C. Hêraclít.

D. Xôcrát.

Câu 17: Trong số những yếu tố dưới đây, yếu tố nào là cơ sở trực tiếp cho sự hình thành thế giới quan

A. Cảm giác.

B. Tri giác.

C. Tri thức.

D. Vô thức.

Câu 18:Điền từ còn thiếu trong câu sau “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ ......... được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”.

A. Vật thể.

B. Thực tại khách quan.

C. Giới tự nhiên.

D. Thực tại chủ quan.

Câu 19:Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, nguồn gốc tự nhiên của ý thức bao gồm nguồn gốc nào

A. Bộ não người.

B. Bộ não người và thế giới khách quan tác động đến bộ não.

C. Lao động.

D. Lao động và ngôn ngữ.

Câu 20: Hãy chỉ ra sai lầm chung của các nhà triết học duy vật trước C. Mác trong quan niệm về vật chất:

A. Đồng nhất vật chất với ý thức.

B. Đồng nhất vật chất với những dạng tồn tại cụ thể của vật chất.

C. Cho rằng vật chất tồn tại khách quan.

D. Cho rằng vật chất do Chúa sinh ra.

Câu 21: Hãy chỉ ra thuộc tính cơ bản, phổ biến nhất của mọi dạng vật chất

A. Có khối lượng.

B. Có cấu trúc nguyên tử.

C. Tồn tại khách quan.

D. Lệ thuộc vào cảm giác.

Câu 22:Căn cứ vào sự phân chia các hình thức vận động của Ph.Ăngghen, anh/chị hãy cho biết, vận động của các phân tử, điện tử, các hạt cơ bản thuộc về hình thức vận động nào dưới đây?

A. Vận động cơ học.

B. Vận động vật lý.

C. Vận động hóa học.

D. Vận động sinh học.

Câu 23:Theo quan điểm của Triết học Mác – Lênin, thời gian là

A. Thuộc tính do Chúa đem lại cho sự vật.

B. Cái gắn với vật chất vận động và có 3 chiều.

C. Hình thức tồn tại của vật chất xét về độ dài diễn biến.

D. Cái do cảm giác của con người đem lại.

Câu 24:Có quan điểm cho rằng: “Tính thống nhất vật chất của thế giới là cơ sở của sự thống nhất biện chứng giữa con người, xã hội và tự nhiên”. Hãy cho biết, quan điểm trên thể hiện lập trường triết học nào dưới đây

A. Chủ nghĩa duy vật siêu hình.

B. Chủ nghĩa duy vật biện chứng.

C. Chủ nghĩa duy vật tầm thường.

D. Chủ nghĩa duy vật khách quan.

Câu 25: Hãy chỉ ra quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức

A. Ý thức quyết định vật chất.

B. Ý thức do vật chất quyết định có những tính độc lập tương đối và tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động thực tiễn của con người.

C. Khi ý thức thay đổi thì vật chất tất yếu cũng thay đổi theo.

D. Tự bản thân ý thức cũng có thể làm thay đổi vật chất.

Câu 26: Hãy chỉ ra quan điểm duy vật biện chứng về sự đối lập giữa vật chất và ý thức

A. Sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tương đối.

B. Sự đối lập giữa vật chất và ý thức là tuyệt đối.

C. Sự đối lập giữa vật chất và ý thức vừa có tính tương đối, vừa có tính tuyệt đối.

D. Giữa vật chất và ý thức không có sự đối lập.

Câu 27: Hãy chỉ ra đặc trưng của bệnh chủ quan duy ý chí?

A. Coi vật chất là cái quyết định tất cả.

B. Tôn trọng quy luật khách quan.

C. Tuyệt đối hóa vai trò của ý thức, của nhân tố chủ quan.

D. Tuyệt đối hóa kinh nghiệm thực tiễn.

Câu 28:Quan điểm triết học nào cho rằng, việc quán triệt nguyên tắc khách quan đòi hỏi phải tránh bệnh chủ quan duy ý chí?

A. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật siêu hình.

B. Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng.

C. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm khách quan.

D. Quan điểm của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.

Câu 29: Vì sao phải phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức con người?

A. Vì vật chất có trước, ý thức có sau.

B. Vì vật chất quyết định ý thức.

C. Vì ý thức có sự tác động trở lại đối với vật chất.

D. Vì ý thức do vật chất sinh ra.

Câu 30: Thành tựu lớn nhất trong quan niệm về vật chất ở triết học Hy Lạp cổ đại là

A. Thuyết Ý niệm.

B. Thuyết địa tâm.

C. Thuyết vạn vật hấp dẫn.

D. Thuyết nguyên tử.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên