200+ Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng an ninh (có đáp án)

Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng an ninh có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng an ninh đạt kết quả cao.

200+ Trắc nghiệm Giáo dục Quốc phòng an ninh (có đáp án)

Quảng cáo
Cài đặt app vietjack

Câu 1: Theo Anh (chị) bạo loạn lật đổ gồm có những hình thức nào sau đây?

A. Bạo loạn chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang và gây rối.

B. Bạo loạn vũ trang kết hợp với bạo loạn chính trị và gây rối.

C. Bạo loạn chính trị, bạo loạn vũ trang, kết hợp bạo loạn chính trị với vũ trang.

D. Bạo loạn chính trị kết hợp với gây rối và vũ trang.

Câu 2: Quan hệ giữa “Diễn biến hòa bình” và bạo loạn lật đổ như thế nào?

A. “Diễn biến hòa bình” tạo thời cơ cho bạo loạn lật đổ.

B. “Diễn biến hòa bình” là nguyên nhân của bạo loạn lật đổ.

C. “Diễn biến hòa bình” là quá trình tạo nên những điều kiện, thời cơ cho bạo loạn lật đổ.

D. “Diễn biến hòa bình” là quá trình tạo những điều kiện, thời cơ để kẻ thù tiến hành xâm lược.

Quảng cáo

Câu 3: Đặc điểm của gây rối là gì?

A. Diễn ra tự phát do bị các lực lượng quá khích kích động.

B. Diễn ra bất ngờ, không gian hẹp, thời gian ngắn.

C. Diễn ra tự phát do các thế lực thù địch kích động.

D. Diễn ra tự phát do các phần tử chống đối trong xã hội.

Câu 4: Các thế lực thù địch thường lợi dụng gây rối để làm gì?

A. Các thế lực thù địch lợi dụng để tập duyệt âm mưu phá hoại, lật đổ chính quyền.

B. Các thế lực thù địch lợi dụng để gây bạo loạn, gây chiến tranh.

C. Các thế lực thù địch lợi dụng để tập duyệt hoặc mở màn cho bạo loạn lật đổ.

D. Các thế lực thù địch lợi dụng để phá hoại, gây rối, mất trật tự an ninh.

Quảng cáo

Câu 5: Các thế lực thù địch thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ chống phá cách mạng Việt Nam nhằm mục đích để làm gì?

A. Xóa bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa, chuyển hóa nước ta theo con đường tư bản chủ nghĩa.

B. Xoá bỏ sự lãnh đạo của Đảng và buộc ta lệ thuộc vào chúng.

C. Xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng, xoá bỏ chế độ xã hội chủ nghĩa.

D. Xoá bỏ nhà nước xã hội chủ nghĩa và buộc ta chấp nhận các điều kiện của chúng.

Câu 6: Một trong những nội dung chống phá về kinh tế trong chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?

A. Khích lệ thành phần kinh tế tư nhân phát triển, từng bước làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước.

B. Khích lệ kinh tế 100% vốn nước ngoài phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước.

Quảng cáo

C. Khích lệ kinh tế cá thể, tiểu chủ phát triển, làm mất vai trò chủ đạo của thành phần kinh tế Nhà nước.

D. Khích lệ kinh tế tư bản Nhà

Câu 7: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?

A. Phá vỡ khối đại đoàn kết toàn dân của các tổ chức chính trị. B. Chia rẽ nội bộ, kích động gây rối loạn các tổ chức trong xã hội.

C. Cô lập Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước xã hội chủ nghĩa với quân đội và nhân dân.

D. Kích động đòi thực hiện chế độ “Đa nguyên chính trị, đa Đảng đối lập”.

Câu 8: Một trong những nội dung chống phá về chính trị trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?

A. Đối lập Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Phủ định Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng.

C. Đối lập nhiệm vụ kinh tế - xã hội và quốc phòng - an ninh .

D. Chia rẽ mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Câu 9: Nội dung chống phá về chính trị quan trong nhất trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?

A. Phá vỡ hệ thống nguyên tắc tổ chức trong bộ máy Nhà nước ta.

B. Phá vỡ sự thống nhất của các tổ chức, nhất là tổ chức chính trị.

C. Phá vỡ sự thống nhất của khối đại đoàn kết toàn dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng.

D. Phá vỡ nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ.

Câu 10: Các thế lực thù địch chống phá ta về tư tưởng - văn hóa trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ nhằm mục đích gì?

A. Xoá bỏ chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.

B. Phá hoại sự đoàn kết của toàn Đảng, toàn quân, toàn dân.

C. Phá hoại nguyên tắc tập trung dân chủ của Đảng và Nhà nước ta.

D. Phá hoại, xuyên tạc đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước ta.

Câu 11: Anh (chị) nhận định các thế lực thù địch sử dụng chiến lược “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực văn hóa như thế nào?

A. Vào truyền thống yêu nước và giá trị của văn hóa Việt Nam.

B. Vào những sản phẩm văn hóa quý báu của dân tộc Việt Nam.

C. Vào bản sắc văn hóa và giá trị văn hóa của dân tộc Việt Nam.

D. Vào nền văn hóa mang bản sắc dân tộc Việt Nam.

Câu 12: Anh (chị) hãy cho biết các thế lực thù địch “Lợi dụng vấn đề tôn giáo - dân tộc” để chống phá ta như thế nào?

A. Lợi dụng chính sách bình đẳng, tự do dân chủ của ta

B. Lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng, Nhà nước ta để truyền đạo trái phép.

C. Lợi dụng những sai sót, sơ hở của Đảng và nhà nước ta để vu cáo.

D. Triệt để lợi dụng, dân chủ, tự do của ta để tuyên truyền xuyên tạc.

Câu 13: Anh (chị) hiểu như thế nào về các thế lực thù địch triệt để lợi dụng chính sách tự do tôn giáo của Đảng ta thông qua chiến lược “diễn biến hòa bình”?

A. Truyền bá mê tín dị đoan và tư tưởng phản động chống chủ nghĩa xã hội.

B. Truyền đạo trái phép nhằm thực hiện âm mưu tôn giáo hóa dân tộc.

C. Truyền bá mê tín dị đoan, tập hợp lực lượng để chống phá cách mạng.

D. Truyền bá mê tín và tổ chức lực lượng khủng bố.

Câu 14: Anh (chị) hiểu như thế nào về các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề dân tộc để chống phá cách mạng Việt Nam?

A. Lợi dụng các mâu thuẫn của đồng bào dân tộc để kích động.

B. Lợi dụng các hủ tục lạc hậu của đồng bào dân tộc để kích động.

C. Lợi dụng tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc để kích động.

D. Lợi dụng các mâu thuẫn giữa các dân tộc do nhiều nguyên nhân gây ra.

Câu 15: Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch triệt để lợi dụng tôn giáo để tích cực hoạt động nhất là hoạt động phá hoại nhằm mục đích gì?

A. Tạo dựng lực lượng, xây dựng ngọn cờ để chống lại Nhà nước ta.

B. Gây mất ổn định xã hội và làm chệch hướng chế độ chủ nghĩa xã hội.

C. Tạo lực lượng phản động núp bóng tôn giáo.

D. Tạo dựng lực lượng phản động gây bạo loạn ở địa phương.

Câu 16: Trong chiến lược “diễn biến hoà bình”, các thế lực thù địch triệt để khai thác các mâu thuẫn giữa các dân tộc nhằm mục đích gì?

A. Chia rẽ đoàn kết, tạo dựng mâu thuẫn mới, gây khó khăn cho nhân dân các dân tộc.

B. Chia rẽ giữa dân tộc này với dân tộc kia, tạo ngọn cờ để lật đổ chính quyền địa phương.

C. Kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.

D. Kích động lòng hận thù giữa dân tộc này với dân tộc kia, tạo ngọn cờ để lật đổ chính quyền địa phương.

Câu 17: Anh (chị) hiểu như thế nào về những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực quốc phòng, an ninh của các thế lực thù địch đối với nước ta?

A. Đòi tách quân đội, công an với các tổ chức chính trị xã hội khác.

B. Đòi phi chính trị hóa đối với lực lượng quân đội nhân dân Việt Nam.

C. Đòi phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.

D. Đòi quân đội và công an là lực lượng trung lập, tách rời sự lãnh đạo của đảng.

Câu 18: Một trong những thủ đoạn chống phá trên lĩnh vực đối ngoại trong chiến lược “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch đối với nước ta là gì?
A. Chia rẽ Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa và các nước tiến bộ.

B. Chia rẽ Việt Nam với Lào và các nước xã hội chủ nghĩa.

C. Chia rẽ Việt Nam với Campuchia và các nước tiến bộ.

D. Chia rẽ Việt Nam với Lào, Campuchia và các nước xã hội chủ nghĩa

Câu 19: Trong các thủ đoạn sau, thủ đoạn nào không phải của chiến lược “Diễn biến hòa bình”?

A. Xâm nhập về văn hóa.

B. Phát động chiến tranh hạt nhân.

C. Chống phá về chính trị tư tưởng.

D. Vô hiệu hóa lực lượng vũ trang.

Câu 20: Để góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cần nắm vững một trong những mục tiêu nào?

A. Bảo vệ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

B. Bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

C. Bảo vệ sự nghiệp đổi mới và lợi ích quốc gia, dân tộc.

D. Bảo vệ An ninh Chính trị của đất nước.

Câu 21: Theo Anh (chị) để góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cần nắm vững một trong những phương châm chỉ đạo nào?

A. Kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã lựa chọn.

B. Phát huy tiềm năng của các địa phương để xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, đảm bảo ngăn chặn sự xuất hiện và phát triển của “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ.

C. Xây dựng tiềm lực vững mạnh của đất nước, tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân trong nước và quốc tế, kịp thời làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn chống phá của kẻ thù.

D. Kiên quyết chống lại các biểu hiện mất cảnh giác, chủ quan trong việc chống “Diễn biến hòa bình” ở các đơn vị cơ sở

Câu 22: Theo Anh (chị) để góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch, cần nắm vững quan điểm chỉ đạo nào của Đảng ta?

A. Chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là nhiệm vụ quan trọng nhất của Đảng và nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay.

B. Chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ là cấp bách hàng đầu trong các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh hiện nay.

C. Các địa phương, tỉnh, thành chủ động tích cực có phương án chống được.

D. Lực lượng vũ trang phải nêu cao tinh thần cảnh giác trước mọi âm mưu thủ đoạn của kẻ thù

Câu 23: Anh (chị) hiểu như thế nào về quan điểm của Đảng ta trong đấu tranh phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”?

A. Là một cuộc đấu tranh dân tộc rất gay go, quyết liệt trên mọi lĩnh vực.

B. Là một cuộc đấu tranh giai cấp gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.

C. Là cuộc đấu tranh giai cấp; dân tộc gay go, quyết liệt, lâu dài và phức tạp trên mọi lĩnh vực.

D. Là một cuộc đấu tranh giải quyết vấn đề ai thắng ai giữa chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội.

Câu 24: Anh (chị) nhận định như thế nào về quan điểm của Đảng ta trong nhiệm vụ phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

A. Nhiệm vụ cấp bách hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

B. Nhiệm vụ chủ yếu trước mắt trong các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở nước ta hiện nay.

C. Nhiệm vụ cơ bản lâu dài trong các nhiệm vụ quốc phòng - an ninh ở nước ta hiện nay.

D. Nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài.

Câu 25: Trách nhiệm sinh viên cần làm gì để góp phần làm thất bại chiến lược “diễn biến hoà bình”, bạo loạn lật đổ của của các thế lực thù địch?

A. Luôn học tập phấn đấu, nâng cao cảnh giác tự bảo vệ mình, bảo vệ nơi mình cư trú.

B. Luôn nâng cao cảnh giác tích cực tham gia các hoạt động phong trào ở nhà trường và địa phương.

C. Tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, phát hiện, đấu tranh, ngăn ngừa

D. Tích cực học tập, rèn luyện tham gia xây dựng thế trận quốc phòng, an ninh nhân dân trong mọi tình huống.

Câu 26: Vì sao chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn coi Việt Nam là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hoà bình” chống chủ nghĩa xã hội?

A. Việt Nam là nước đang phát triển.

B. Việt Nam là nước đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đạt nhiều thành tựu to lớn.

C. Việt Nam là quốc gia về biển đảo.

D. Việt Nam là nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á, một trong những ngọn cờ đầu của phong trào Giải phóng dân tộc, chống Thực dân, Đế quốc.

Câu 27: Anh (chị) hãy cho biết bạo loạn lật đổ có đặc trưng chủ yếu nào sau đây?

A. Hoạt động bằng bạo lực của bọn phản động.

B. Hoạt động phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động.

C. Là hoạt động chống phá bằng bạo lực có tổ chức do lực lượng phản động.

D. Hoạt động phá hoại của chủ nghĩa đế quốc và lực lượng phản động đa quốc gia.

Câu 28: Anh (chị) hãy cho biết quan điểm của Đảng ta về nguyên tắc xử trí tình huống khi bạo loạn xảy ra như thế nào?

A. Nhanh gọn - kiên quyết - linh hoạt - đúng đối tượng - không để lan rộng, kéo dài.

B. Nhanh gọn, dứt điểm từng vấn đề, từng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

C. Kiên quyết - nhanh gọn - linh hoạt - đúng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

D. Nhanh gọn - kiên quyết - dứt điểm từng đối tượng, không để lan rộng, kéo dài.

Câu 29: Anh (chị) hãy cho biết một trong những nội dung mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng Việt Nam về vấn đề dân tộc?

A. Kẻ thù gây ra các mâu thuẫn giữa các dân tộc hòng chia rẽ phá khối đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam.

B. Đòi “dân chủ” và “quyền” của các dân tộc để kích động chủ nghĩa ly khai. C. Kích động bạo loạn mưu đồ thành lập các quốc gia tự trị tách khỏi Việt Nam.

D. Lợi dụng những khó khăn ở những vùng đồng bào dân tộc ít người… để kích động tư tưởng đòi li khai, tự quyết dân tộc.

Câu 30: : Anh (chị) hãy cho biết những giải pháp có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ?

A. Đẩy lùi tệ quan liêu, tham nhũng, tiêu cực xã hội, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trên các lĩnh vực, chống nguy cơ tụt hậu về kinh tế.

B. Nâng cao nhận thức về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, nắm chắc mọi diễn biến không để bị động và bất ngờ.

C. Xây dựng ý thức bảo vệ Tổ quốc cho toàn dân.

D. Xây dựng cơ sở chính trị - xã hội vững mạnh về mọi mặt.

................................

................................

................................

Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:

ĐỀ THI, GIÁO ÁN, GÓI THI ONLINE DÀNH CHO GIÁO VIÊN VÀ PHỤ HUYNH LỚP 12

Bộ giáo án, đề thi, bài giảng powerpoint, khóa học dành cho các thầy cô và học sinh lớp 12, đẩy đủ các bộ sách cánh diều, kết nối tri thức, chân trời sáng tạo tại https://tailieugiaovien.com.vn/ . Hỗ trợ zalo VietJack Official


Giải bài tập lớp 12 Kết nối tri thức khác
Tài liệu giáo viên