200+ Trắc nghiệm Hóa học và đời sống (có đáp án)
Tổng hợp trên 200 câu hỏi trắc nghiệm Hóa học và đời sống có đáp án với các câu hỏi đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn giúp sinh viên ôn trắc nghiệm Hóa học và đời sống đạt kết quả cao.
200+ Trắc nghiệm Hóa học và đời sống (có đáp án)
Câu 1. Trước đây, người ta thường dùng những tấm gương soi bằng Cu vì Cu là kim loại
A. có tính dẻo
B. có tính dẫn nhiệt tốt
C. có khả năng phản xạ tốt ánh sáng
D. kém hoạt động, có tính khử yếu
Câu 2. Kim loại có nhiệt độ nóng chảy cao nhất dùng làm dây tóc bóng đèn là
A. Au
B. Pt
C. Cr
D. W
Câu 3. Trong cùng một điều kiện bình thường như nhau nhưng khi cầm tay vào thanh kim loại lại lạnh hơn khi cầm tay vào thanh gỗ do
A. kim loại hấp thụ nhiệt và dẫn nhiệt tốt hơn rất nhiều so với gỗ.
B. bản chất kim loại là mát lạnh
C. bản chất của gỗ là nóng, ẩm
D. gỗ hấp thụ nhiệt từ môi trường nhanh hơn kim loại.
Câu 4. Để tăng độ giòn và trong của bánh, dưa chua, làm mềm nhanh các loại đậu trắng, đậu đỏ, đậu đen..người ta thường dùng nước tro tàu. Thành phần của nước tro tàu là
A. hỗn hợp K2CO3 và Na2CO3
B. hỗn hợp MgCO3 và CaCO3.
C. nước vôi.
D. hỗn hợp K2CO3 và CaCO3.
Câu 5. Một trong những chất liệu làm nên vẻ đẹp kì ảo của tranh sơn mài là những mảnh màu vàng lấp lánh cực mỏng. Đó chính là những lá vàng có chiều dày 1.10-4 mm. Người ta đã ứng dụng tính chất vật lí gì của vàng khi làm tranh sơn mài?
A. Dễ dát mỏng, có ánh kim.
B. Có tính dẻo, dẫn nhiệt tốt.
C. Có khả năng khúc xạ ánh sáng.
D. Mềm, có tỉ khối lớn.
Câu 6. Ứng dụng nào sau đây không phải của Ca(OH)2
A. Chế tạo vữa xây nhà
B. Khử chua đất trồng trọt
C. Bó bột khi gãy xương
D. Chế tạo clorua vôi là chất tẩy trắng và khử trùng
Câu 7. Nước cứng không gây tác hại nào sau đây?
A. Làm giảm khả năng tẩy rửa của xà phòng, làm cho quần áo mau mục nát.
B. Gây lãng phí nhiên liệu và mất an toàn cho các nồi hơi, làm tắc các đường ống nước nóng.
C. Gây ngộ độc cho nước uống
D. Làm hỏng dung dịch pha chế, làm thực phẩm lâu chín và giảm mùi vị của thực phẩm
Câu 8. Những đồ vật bằng Ag để trong không khí lâu ngày bị xám đen là do
A. oxi không khí oxi hóa
B. không khí có nhiều CO2
C. không khí bị nhiễm bẩn khí H2S
D. Ag tác dụng với H2O và O2 có trong không khí
Câu 9. Để đánh giá độ nhiễm bẩn không khí của một nhà máy, người ta tiến hành như sau: lấy 2 lít không khí rồi dẫn qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thu được 0,3585 mg chất kết tủa màu đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong không khí đã có khí nào trong các khí sau đây?
A. H2S
B. CO2
C. SO2
D. NH3
Câu 10. Kim loại có thể điều chế được từ quặng boxit là kim loại nào?
A. Nhôm
B. Sắt
C. Magie
D. Đồng
Câu 11. Dung dịch NaHCO3 có môi trường bazơ yếu, thường được dùng để:
A. làm thuốc tiêu mặn, trung hòa bớt axit trong dạ dày.
B. làm bột nở trong quá trình chế biến một số loại bánh.
C. tẩy vết gỉ sét trên bề mặt kim loại.
D. làm chất tạo gas trong nước ngọt, bia.
Câu 12. Kim loại nào sau đây có tác dụng hấp thụ tia gama, ngăn cản chất phóng xạ?
A. Pt.
B. Pd.
C. Au.
D. Pb
Câu 13. Kim loại có thể điều chế được từ quặng hematit là kim loại nào?
A. Nhôm
B. Sắt
C. Magie
D. Đồng
Câu 14. Theo tổ chức WTO (tổ chức y tế thế giới) nồng độ tối đa của Pb2+ trong nước sinh hoạt là 0,05 mg/l. Nguồn nước nào sau đây bị ô nhiễm nặng bởi Pb2+?
A. Có 0,02 mg Pb2+ trong 0,5 lít nước.
B. Có 0,03 mg Pb2+ trong 0,75 lít nước.
C. Có 0,2 mg Pb2+ trong 1,5 lít nước.
D. Có 0,3 mg Pb2+ trong 6 lít nước.
Câu 15. Người Mông cổ rất thích dùng bình bằng Ag để đựng sữa ngựa. Bình bằng Ag bảo quản được sữa ngựa lâu không bị hỏng là do
A.bình bằng Ag bền trong không khí
B. Ag là kim loại có tính khử rất yếu
C. ion Ag+ có khả năng diệt trùng, diệt khuẩn (dù có nồng độ rất nhỏ)
D. bình làm bằng Ag, chứa các ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh
Câu 16. Hợp chất nào của canxi nào sau đây không gặp trong tự nhiên?
A. CaCO3
B. CaSO4
C. Ca(HCO3)2
D. CaO
Câu 17. Trong khí quyển có các khí sau: O2, Ar, CO2, H2O, N2. Những khí nào là nguyên nhân gây ra sự ăn mòn kim loại phổ biến?
A. O2 và H2O
B. CO2 và H2O
C. O2 và N2
D. A hoặc B
Câu 18. Kim loại nào trong các kim loại sau đây dẫn điện, dẫn nhiệt tốt nhất?
A. Ag.
B. Cu.
C. Al.
D. Mg.
Câu 19. Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình
A. Sn bị ăn mòn điện hóa
B. Fe bị ăn mòn điện hóa
C. Fe bị ăn mòn hóa học
D. Sn bị ăn mòn hóa học
Câu 20. Để bảo vệ vỏ tàu biển làm bằng thép người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) những tấm kim loại nào sau đây?
A. Sn
B. Pb
C. Zn
D. Cu
Câu 21. Khi làm kem que người ta thường làm như sau: Cắm que tre vào ô đựng nước trái cây rồi đặt cả vào khay đá có đựng nước đá hòa tan nhiều muối ăn. Tất cả cho vào làm lạnh. Nước trái cây sẽ nhanh chóng đông lại thành kem que. Người ta đã lợi dụng tính chất gì khi dùng muối làm kem que?
A. Nhiệt độ của nước đá là 0oC, nếu cho muối ăn, nhiệt độ sẽ giảm xuống dưới 0oC.
B. Nhiệt độ phòng là 25oC, nếu cho muối ăn vào nước đá, nhiệt độ phòng sẽ giảm xuống giúp kem chóng đông.
C. Muối ăn thu nhiệt cùng với độ lạnh của nước đá tác động làm trái cây nhanh chóng đông.
D. Muối ăn giúp duy trì nhiệt độ của nước đá ở 0oC giúp kem chóng đông.
Câu 22. Tên gọi khoáng chất nào sau đây chứa CaCO3 trong thành phần hóa học?
A. Đôlômit.
B. Cacnalit.
C. Sinvinit.
D. Hematit.
Câu 23. Người ta có thể bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép bằng cách gắn những tấm kẽm vào vỏ tàu ở phần chìm trong nước biển (nước biển là dung dịch chất điện li) vì:
A. thép là cực dương, không bị ăn mòn. Kẽm là cực âm, bị ăn mòn.
B. thép là cực âm, không bị ăn mòn. Kẽm là cực dương, bị ăn mòn.
C. kẽm ngăn thép tiếp xúc với nước biển nên thép không tác dụng được với nước.
D. kẽm ngăn thép tiếp xúc với nước nên thép không tác dụng được với các chất có trong nước biển.
Câu 24. Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ thì có thể dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. bột sắt
B. bột lưu huỳnh
C. Natri
D. nước
Câu 25. Có 2 chiếc thìa sắt như nhau, một chiếc giữ nguyên còn một chiếc bị vặn cong cùng đặt trong điều kiện không khí ẩm như nhau. Hiện tượng xảy ra là gì?
A. Cả 2 chiếc thìa đều không bị ăn mòn
B. Cả 2 chiếc thìa đều bị ăn mòn với tốc độ như nhau
C. Chiếc thìa cong bị ăn mòn ít hơn
D. Chiếc thìa cong bị ăn mòn nhiều hơn
Câu 26. Quặng giàu sắt nhất trong tự nhiên nhưng hiếm là
A. hematit
B. Xiđerit
C. manhetit
D. pirit
Câu 27. Kim loại nào sau đây được dùng chế tạo tế bào quang điện?
A. Cs.
B. Na.
C. Rb.
D. Li.
Câu 28. Có thể dùng loại thạch cao nào để bó bột khi bị gãy xương hoặc để đúc khuôn?
A. CaSO2.2H2O
B. CaSO4 khan
C. CaSO4.H2O hoặc 2CaSO4.H2O
D. CaSO4.2H2O hoặc CaSO4 khan
Câu 29. Loại đá và khoáng chất nào sau đây không chứa canxi cacbonat?
A. Đá vôi.
B. Thạch cao.
C. Đá hoa cương.
D. Đá phấn.
................................
................................
................................
Xem thêm câu hỏi trắc nghiệm các môn học Đại học có đáp án hay khác:
Sách VietJack thi THPT quốc gia 2025 cho học sinh 2k7:
- Soạn văn 12 (hay nhất) - KNTT
- Soạn văn 12 (ngắn nhất) - KNTT
- Giải sgk Toán 12 - KNTT
- Giải Tiếng Anh 12 Global Success
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Smart World
- Giải sgk Tiếng Anh 12 Friends Global
- Giải sgk Vật Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Hóa học 12 - KNTT
- Giải sgk Sinh học 12 - KNTT
- Giải sgk Lịch Sử 12 - KNTT
- Giải sgk Địa Lí 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục KTPL 12 - KNTT
- Giải sgk Tin học 12 - KNTT
- Giải sgk Công nghệ 12 - KNTT
- Giải sgk Hoạt động trải nghiệm 12 - KNTT
- Giải sgk Giáo dục quốc phòng 12 - KNTT
- Giải sgk Âm nhạc 12 - KNTT
- Giải sgk Mĩ thuật 12 - KNTT